Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 26 - 28)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

Có thể nói cho đến nay, hiện tượng thơ của Hồ Xuân Hương vẫn là vấn đề đáng được quan tâm. Trong nước đã có hàng triệu bản in thơ Hồ Xuân Hương. Trên thế giới, thơ Hồ Xuân Hương dịch ra tiếng Nga, tiếng Pháp, và các nhà nổi tiếng như viện sĩ Riptin, tiến sĩ Nikulin, bà F.Co rrèze, ông Henri Lopes- Phó

tổng giám đốc UNESCO đều có những bài viết sâu sắc và thú vị. Với người Việt, Hồ Xuân Hương đã cuốn hút quanh mình biết bao nhiêu ngươi trong làng văn chương và khảo cứu. Ngoài tám mươi tuổi nhưng cụ Hoàng Xuân Hãn còn thấy hào hứng khi bình các câu thơ của Hồ Xuân Hương và ngay cả những nhà văn hiện đại cũng chắp bút bàn về thơ của Hồ Xuân Hương như Nguyễn Tuân, Bùi Bội Tỉnh…

Các tác phẩm của bà đã bị thất lạc nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ Nôm truyền tụng. Số thơ Nôm lâu nay được coi là của nữ sĩ khoảng năm mươi bài. Ðây là tập thơ Nôm luật Ðường xuất sắc của nền văn học dân tộc (Tập thơ Xuân Hương thi tập). Ngoài tập thơ này còn có tập thơ Lưu

Hương ký mang bút danh của Hồ Xuân Hương đã được ông Trần Thanh Mại sưu

tầm năm 1964 bao gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Những bài thơ chữ Hán với đề tài về tình yêu, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước nên cũng chưa thể hiện được rõ cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương. Vì vậy, việc nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của bà. Trong thơ Nôm của bà, cách tả và cách sử dụng từ ngữ vô cùng sống động và đặc sắc. Nhà thơ Xuân Diệu đánh giá thơ Hồ Xuân Hương là "tót vời của nguồn thơ nôm na bình dân".

Theo cuốn Lịch sử Việt Nam tập I - nxb Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam biên soạn đã chỉ ra thơ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng văn học đã được xác định một phần quý báu trong lịch sử văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Lần đầu tiên, tên tuổi chói lọi của Hồ Xuân Hương được ghi vào pho sử vàng của dân tộc - một phụ nữ tài hoa - một nhà thơ kiệt xuất - một tài năng văn học độc đáo. Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương đa màu sắc vừa nhẹ nhàng vừa mạnh mẽ, bên cạnh cái nét hiện thực truyền thống còn có cái nét văn hóa thời đại vươn mình vốn đậm đà sôi nổi. Bên cạnh những vần thơ than thân còn có những vần thơ phản kháng thời cuộc, bày tỏ sự kiêu hãnh về vị trí và vai trò của người phụ nữ.

Trong thơ Nôm truyền tụng của bà, ta còn thấy một tiếng nói chung bên cạnh tiếng nói cá nhân- một tiếng nói mang tính chất cộng đồng. Cộng đồng ở đây có thể được coi là cộng đồng văn hóa, hội tụ nhiều loại hình văn hóa trong thơ Hồ Xuân Hương. Chính vì vậy, thơ của bà luôn có tính đối thoại văn hóa.

Thơ Hồ Xuân Hương đậm tính dân tộc và đại chúng. Nội dung thơ của Xuân Hương thể hiện những điều bình dị, dân dã từ đời sống bình dân, hằng ngày và trên đất nước nhà. Xuân Hương nói ngay những cảnh có thực giữa trời đất, phá bỏ những khuôn sáo mà nhìn cuộc đời thu vào thơ ca bằng chính con mắt của mình. Ngoài về mặt nội dung, tính dân tộc còn được thể hiện ở nghệ thuật thơ. Chữ Nôm trong thơ Hồ Xuân Hương không đồng nghĩa với sự sơ sài mà thuần túy, trong trẻo, tuyệt vời. Xuân Hương đã sáng tạo một chất thơ rất nên thơ, có những nét thơ nặng nề, khi lại bừng sáng, khi lại bồi hồi bâng khuâng.

Với tính chất thơ Hồ Xuân Hương đặc biệt, có luồng ý kiến tán đồng nhưng đồng thời cũng có rất nhiều luồng tư tưởng đả kích thơ bà. Sự độc đáo đa dạng trong thơ Hồ Xuân Hương luôn là một vấn đề mà độc giả quan tâm và tìm hiểu ở nhiều khía cạnh và nhiều phương diện khác nhau. Trong đó, đối thoại văn hóa cũng là một vấn đề được đặt ra để tìm hiểu và nghiên cứu đối với thơ Nôm truyền tụng của bà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)