Văn hóa phong kiến phương Đông và các tácphẩm mang yếu tố văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 48 - 51)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Văn hóa phong kiến phương Đông và các tácphẩm mang yếu tố văn

2.2.1. Văn hóa phong kiến phương Đông và các tác phẩm mang yếu tố văn hóa phong kiến phương Đông hóa phong kiến phương Đông

“Tam giáo đồng nguyên” (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo), về cơ bản đã tồn tại suốt trong thời kỳ phong kiến, đã tạo ra tính chất hỗn hợp trong văn hóa, phong tục, tập quán và nghi lễ Việt Nam. Tuy nhiên, Nho giáo và Phật giáo là hai hệ tư tưởng chiếm vị trí chính thống và xuyên suốt nền văn hóa phong kiến Việt Nam.

Nho giáo luôn muốn độc tôn và chỉ đạo đời sống của nhân dân Việt Nam trong chế độ phong kiến. Tất cả những mặt tích cực và tiêu cực của xã hội, con người và dân tộc ở trong chế độ phong kiến đã bị điều hòa và cân bằng vào trong Nho giáo. Theo cơ cấu xã hội, người cai trị kiểu mẫu người lý tưởng này gọi là Quân tử - tầng lớp trên ở trong xã hội để phân biệt với kẻ "Tiểu nhân" những người thấp kém về điạ vị xã hội; "Quân tử" là những người ở đấng tối ca, có phẩm chất tốt đẹp, tiêu biểu mẫu mực, làm gương cho bề dưới, phân biệt với kẻ "Tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức, thiếu hiểu biết, trình độ khả năng, nhận thức kém, nhân cách chưa hoàn thiện. Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào đạo", phải "tu thân" nghĩa là trước tiên phải “sửa sang” một diện mạo theo đúng với tầng lớp và giai cấp. Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo tức là phải thực hiện đúng nghĩa vụ, bổn phận, chức trách theo tư duy xã hội, tư duy giai cấp và tư duy của chính bản thân. Theo Nho giáo,trời giáng mệnh làm Vua cho người nào có Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh. Người phụ nữ của Nho gia phải “công, dung, ngôn, hạnh” đề cao trinh tiết, sống trong không

gian của chế độ xã hội phụ quyền, tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc của Nho gia, không có tiếng nói trong xã hội.

Nho giáo khi muốn nhập cuộc được phải tự điều chỉnh mọi nhân tố của thực tiễn cơ cấu xã hội và đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Hồ Xuân Hương là một người sống trong thời đại phong kiến, thế giới quan của bà vẫn là thế giới quan phong kiến - nên trong thơ của vẫn thấy nhắc tới: “chúa dấu, vua

yêu”, “người trong trướng”, “duyên thiên”, “đỉnh trung”,… và gọi các chức

phẩm của triều đình ban, hành như: “tổng”, “phủ” dù trên nhiều góc cạnh dãi bày hay mỉa mai… Mặt khác, trong thơ Hồ Xuân Hương cũng đề cập tới những vấn đề như: “cán cân tạo hóa”, “miệng túi càn khôn”, “hóa công”,… hay như các vấn đề về “hiền nhân”, “quân tử”,… Bà nhắc trong thơ với tầng số khá cao (quân tử: 7 lần, hiền nhân: 4 lần, anh hùng: 2 lần,…). Nho giáo quy định người có đức nhân là người làm được năm điều trong thiên hạ: “cung, khoan, tín, mẫn,

huệ”. Nho giáo ngoài ra còn đề cập đến các quy tắc ứng xử hà khắc trong xã hội

phong kiến tiêu biểu là nguyên lý “nam nữ thụ thụ bất thân”. Nho giáo đã từng đặt ra giới hạn giữa nam và nữ: “Người nam và nguời nữ, không được phép ngồi chung hỗn độn, quần áo không được treo chung trên cùng một giá áo,… Cha và con cái không được ngồi chung một ghế. Giữa người con trai và người con gái, nếu như chưa có nghi lễ mai mối của người trung gian, không được phép tự ý trao đổi riêng tư trao đổi thông tin, tên tuổi của nhau, không được bắt chuyện với nhau. Trước khi chính thức tiếp nhận sính lễ, hai bên không được phép qua lại hoặc thân cận nhau” [7, tr.59]. Những thủ tục nghi thức này nhằm đặt ra sự khác biệt giữa nam và nữ. Sự gần gũi nam nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam được quy thành tội không thể dung thứ. Đoàn Thị Điểm trước đây khi lấy ông Hạo Hiên trong chốn khuê môn đã từng thể hiện quan điểm “vợ chồng kính trọng

nhau, như khách”. Hay trong “Lục Vân Tiên”, khi cứu xong Kiều Nguyệt Nga,

chàng từng nói: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra/ Nàng là phận gái ta là phận

Nho giáo cũng đã thẩm thấu trong con người của Hồ Xuân Hương nên trong thơ, ý thức Nho giáo cũng rất sắc nét. Trong thơ Nôm truyền tụng của bà nổi bật về yếu tố Nho giáo có các bài: Làm lẽ, Khóc ông phủ Vĩnh Tường, Khóc Tổng Cóc, Dỗ người đàn bà chồng chết, Không chồng mà chửa, Đề đền Sầm Nghi Đống, Đèo Ba Dội, Mắng học trò dốt I,II, Quan thị, Bánh trôi nước, Qủa mít, Con ốc, Đồng tiền hoẻn, Bỡn bà lang khóc chồng, Cái nợ chồng con, Trách Chiêu Hổ I,II,III, Tự tình I,II, III, Chiêu Hổ họa lại I,II,III, Thiếu nữ ngủ ngày, Mời trầu…

Thời đại của Hồ Xuân Hương, cuối thời Lê - Trịnh, Phật giáo đã suy vong dần dần từng ngày một cách rệu rã. Tuy nhiên, trong các bài thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, có một số bài có nhắc đến màu sắc Phật giáo. Phật giáo ở Việt Nam thời kì phong kiến giống như Nho giáo cũng có một hệ tư tưởng với những quan niệm nhất định. Có thể Phật giáo không hà khắc như Nho giáo song Phật giáo vẫn đưa ra cho con người những quy chuẩn và nổi bật nhất trong thời đại Hồ Xuân Hương đó là diệt dục. Dục trong cách hiểu của Phật giáo có nghĩa rộng lớn. Dục là dục vọng của con người, những ham muốn của con người. Phật giáo cho rằng mọi dục vọng của con người đều là tác nhân gây nghiệp báo, khiến con người đau khổ. Dựa theo cơ sở tư tưởng cốt lõi của Phật giáo là Tứ Thánh Đế thì chân lý về sự phát sinh của khổ thường do tham ái, sân hận, si mê, chấp thủ. Nguyên nhân sinh ra cái khổ trong sinh tử luân hồi là do vô minh và ái dục, những yếu tố quan trọng nằm trong 12 nhân duyên. Và để diệt khổ thì cẩn phải diệt dục. Chưa nói đến hàm ẩn đằng sau bên trong nhưng có thể thấy một loạt những bài thơ chứa yếu tố Phật giáo của Hồ Xuân Hương như: Cái kiếp tu hành, Sư bị ong châm, Sư hổ mang, Chùa Quán Sứ, Đền Sầm Nghi Đống, Động Hương Tích, Chợ Trời chùa Thầy, Cảnh chùa ban đêm…

Những hình ảnh, sư thầy, đền, chùa, nhà Phật… đều là những hình ảnh minh chứng cho màu sắc Phật giáo trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên, bằng đối thoại văn hóa, bà đã thể hiện những hình ảnh ấy trong thơ như thế nàosẽ được lí giải ở mục 2.2.2.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)