Tiền đề lịch sử xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 28 - 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Tiền đề lịch sử xã hội

Chế độ phong kiến Việt Nam cực thịnh vào thế kỷ XV. Sang thế kỷ XVI, XVII chế độ này đã bộc lộ những dấu hiệu của sự suy yếu. Sự khủng hoảng về nội bộ đã bắt đầu xuất hiện. Ðây là hai thế kỷ nội chiến của chế độ phong kiến. Ðến nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến đã bước vào thời kỳ khủng hoảng, suy vong trầm trọng, chuẩn bị cho sự sụp đổ toàn diện của chế độ này vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Sự khủng hoảng này được bộc lộ trên nhiều phương diện nhưng nổi bật nhất là tính chất suy thoái, mục rũa trong toàn bộ hệ thống, cơ cấu bộ máy vua quan của chế độ phong kiến. Nhân dân bị

bóc lột không nương tay đến tận xương tủy. Thế hệ này, thế hệ khác kế tiếp nhau bị bắt lính để cho hai tập đoàn Trịnh- Nguyễn chiến tranh hơn một trăm năm mươi năm, hoặc để đàn áp khủng bố các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi. Bên cạnh đó, thiên tai, hạn hán, bão lụt, sâu keo, đê vỡ, chết đói, đó là những tai nạn xảy ra liên miên. Những điều đó đặt ra cho nhân dân một vấn đề sinh tử, không còn con đường nào khác là phải đánh đổ ách thống trị tàn bạo. Một sự quật khởi phi thường diễn ra, đưa đến cuộc khởi nghĩa lớn nhất hiện nay đó là khởi nghĩa Tây Sơn. Đó là nói về mặt chính trị, quân sự. Nhưng về các mặt khác, xã hội, văn hóa và sự khởi nghĩa cũng thể hiện rất rõ. Phong kiến thống trị không còn có một chút uy quyền và niềm tin với nhân dân. Người ta bôi tro tráu trấu vào măt chúng, các cuộc khởi nghĩa của nông dân vẫn liên tiếp xảy ra.Tuy nhiên khởi nghĩa nông dân trong hoàn cảnh của xã hội đương thời không thể đi đến thắng lợi hoàn toàn và triệt để. Khởi nghĩa của nông dân chỉ mới là động lực thúc đẩy xã hội phát triển chứ chưa thể làm thay đổi chế độ xã hội nhưng nó cũng có những ảnh hưởng nhất định, làm bùng dậy nhiều khát vọng lành mạnh, làm quật cường thêm tinh thần dân tộc, tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột, cổ vũ cho sự vươn dậy của tài năng, trí tuệ của con người. Ở giai đoạn này, chế độ phong kiến Việt Nam lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, lấy Nho giáo làm quốc giáo, dùng Nho giáo làm thước đo, là công cụ để thống trị nhân dân. Trong mấy thế kỷ trước, khi chế độ phong kiến đang đi lên thì cũng đồng thời Nho giáo có uy lực của nó. Nhưng đến thời kỳ này chế độ phong kiến đã bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng thì Nho giáo cũng bị đả kích, bị lung lay dữ dội.Nguyên nhân của sự khủng hoảng này chủ yếu xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của trào lưu tư tưởng nhân văn của thời đại và từ hàng ngũ giai cấp thống trị kẻ đã khẳng định, tôn sùng và nuôi dưỡng ý thức hệ này. Sống trong thời đại Nho giáo bị suy thoái, một tầng lớp nhà nho chân chính bị ảnh hưởng và khủng hoảng về mặt lý tưởng, tư duy. Họ bế tắc, không tìm ra lối thoát cuộc sống, không tìm ra được con đường đi cho cá nhân và đặc biệt là họ hoang mang

trước thời đại. Một số nhà nho bị bế tắc thực sự, than thở thậm chí còn gửi gắm những điều đó trong các tác phẩm của mình. Họ mất hết niềm tin vào chính quyền, vào minh chúa. Không ít các nhà nho đã lui về ở ẩn, hoặc đang làm quan lui về ở ẩn để giữ gìn khí tiết, nhân cách của mình, để không màng với những danh lợi tầm thường. Sự sụp đổ của ý thức hệ Nho giáo. Phật giáo, Ðạo giáo lại phát triển, tư tưởng thị dân hình thành, tất cả đã có ảnh hưởng đến sự kết tinh của truyền thống nhân văn của dân tộc. Những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong văn học sẽ là sự đả phá, tố cáo hiện thực xã hội đương thời đã chà đạp lên quyền sống của con người; đấu tranh đòi cuộc sống bình đẳng, ấm no, được tự do phát triển cá tính; giải phóng tình cảm, bản năng, đồng thời là thái độ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người, là thái độ đồng tình, xót thương, thông cảm của các tác giả đối với một số lớp người của xã hội.

Xã hội có những chuyển biến mạnh mẽ như vậy đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến Hồ Xuân Hương và những tác phẩm thơ của bà. Theo như quan điểm trong liên văn bản, bối cảnh lịch sử, xã hội là những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm, giữa tác phẩm và tác phẩm qua không gian và thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)