Không gian văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 30 - 34)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Không gian văn hóa

Không gian văn hóa thời đại của Hồ Xuân Hương là sự tiếp nối, kế thừa, và giao lưu của rất nhiều giai đoạn văn hóa bao gồm, văn hóa dân gian vẫn được chắt lọc duy trì, văn hóa thời kì trung đại bao gồm cả văn hóa dân tộc gốc và văn hóa tiếp thu văn hóa nước ngoài đặc biệt là Trung Hoa.

Ở không gian văn hóa thời đại Hồ Xuân Hương, châu thổ sông Hồng đã dần dần ổn định. Trong lòng xã hội nông nghiệp cổ truyền đã hình thành tầng lớp thị dân. Tuy chưa phải là người thị dân của những thành phố châu Âu nhưng những thị dân phương Đông trung đại này về lối sống, lối cảm, lối nghĩ cũng đã khác với người nông dân làng xã và nho sĩ thư lại. Hồ Xuân Hương khác hẳn với những người phụ nữ khác trong xã hội lúc bấy giờ. Bà là người phương đông

song lối cảm và lối nghĩ của bà lại hướng Tây, tiêu biểu là quan điểm tôn trọng nữ quyền, tôn trọng những vấn đề ái ân nam nữ. Người ta thấy sức mạnh của đồng tiền, giá trị của tài năng, và tình yêu. Trong Truyện Kiều, thế lực của đồng tiền có thể đổi trắng thay đen, đồng tiền đã đẩy Thúy Kiều vào tình thế phải lựa chọn giữa chữ hiếu và chữ tình, phải bỏ lại cuộc sống êm đềm trướng rủ màn che để bước vào cuộc hành trình mười lăm năm lưu lạc. Mặc dù vậy, với tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du cũng đã thể hiện được sự nhận thức về giá trị của tài năng và tình yêu củanhân vật. Thúy Kiều là một con người tài sắc vẹn toàn, có tình yêu hẹn ước chén thề với Kim Trọng đáng khâm phục và trân trọng.

Cuộc sống đã có những màu sắc hưởng thụ, có nhu cầu hưởng lạc. Ý thức cá nhân thức tỉnh. Nếu như trước đây, các tác giả gửi gắm tình cảm cá nhân trong văn học một cách thầm kín thì Hồ Xuân Hương lại táo bạo hơn, dám thể hiện tình cảm cá nhân, nhu cầu cá nhân một cách trực tiếp, mạnh dạn đề đạt quan điểm cá nhân. Hơn nữa, giai đoạn Lý Trần trước đó là giai đoạn dung hòa tam giáo, tuy đạo Phật vẫn giữ vai trò chủ đạo. Văn hóa Lý Trần chủ yếu là văn hóa Chùa Tháp. Ở đây chưa có ranh giới đậm nét giữa dân gian và bác học, giữa chính thống và phi chính thống. Đến đời Lê, với sự độc tôn Nho giáo, đã bắt đầu có sự phân biệt này. Triều Mạc, một phản ứng với sự độc tôn Nho giáo đã tạo ra văn hóa đình làng. Cùng với chút ít văn hóa đô thị, nó là sự đối lập với văn hóa cung đình, văn hóa thư lại. Trên nền tảng xã hội như vậy, một khung cảnh văn hóa mới được hình thành,phong phú và đa dạng.

Cùng với sự phát triển của sinh hoạt văn hóa đô thị, văn hóa bác học, thì văn hóa dân gian cũng phát triển lên một bước mới. Điều đặc biệt ra đời một dòng có thể gọi là văn hóa phồn thực. Trước hết phải kể đến truyện tiếu lâm. Thể loại này thường được kể trong lúc đang lao động hoặc giải lao. Trọng tâm của câu chuyện thường là chuộng buồng kín… tạo nên tiếng cười sảng khoái, hứng thú. Cũng có nhiều truyện cười dân gian xâu chuỗi bằng nhân vật nửa thực nửa hư như: Trạng Quỳnh, Trạng Lợn… Ngoài ra, trong dân gian còn lưu truyền câu

đố. Đố tục giảng thanh hoặc đố thanh giảng tục. Loại câu đố này thường mang hình thức dễ nhớ và dễ đọc. Một số nét văn hóa đình làng hiện hữu như không gian đình chùa, hội họa. Đặc biệt nhất là sự phát triển của lễ hội trong giai đoạn này. Ở Việt Nam có rất nhiều lễ hội, không chỉ xuân thu nhị kỳ mà hầu như quanh năm. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt cộng đồng trong đó con người, một mặt trở về thời xa xưa huy hoàng, với nguồn gốc linh thiêng của mình, được tiếp xúc với các sức mạnh thiêng liêng để cầu xin may mắn cho mình, mặt khác, được tự do thể hiện mình trong các trò chơi, được tháo rời khỏi các quy tắc của đời sống thường nhật đầy tôn ty trật tự để ứng xử một cách bình đẳng suồng sã. Cảm quan lễ hội thấm sâu vào tâm thức mỗi người và tạo ra một luồng không khí đặc biệt bao phủ toàn xã hội để nhất thể hóa những khác biệt của nó như dân gian, bác học, nội sinh, ngoại sinh… Cơ chế của sự thống nhất này lại chính là tín ngưỡng phồn thực. Tín ngưỡng phồn thực được phát triển không chỉ ở thời kì văn hóa sơ khai mà thời Bắc thuộc cũng phát triển rất mạnh mẽ mặc dù lúc ấy tam giáo Nho, Phật, Đạo đã xâm nhập vào đất Việt. Đây là cơ sở văn hóa, cơ sở tâm lý học xã hội nhất là cận tâm lý cho sự ra đời những sáng tác thi ca độc đáo có tính đối thoại với nền văn hóa trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

Tiểu kết chương 1

Ở chương này, chúng tôi đã đề cập đến những khái niệm liên quan đến nội dung của luận văn như liên văn bản, văn bản, các khái niệm liên quan như tác giả và độc giả, và quan trọng hơn cả là khái niệm chính, phục vụ cho toàn bộ luận văn là đối thoại văn hóa.

Bên cạnh đó, chúng tôi có đưa ra một số thông tin về cuộc đời, một số những nghi án văn chương về Hồ Xuân Hương và đôi nét đặc điểm về thơ Nôm

truyền tụng của bà. Một mặt để hiểu thêm về Hồ Xuân Hương trên khía cạnh thơ và đời, nhưng điều cơ bản, liên quan chính đến luận văn chính là cơ sở xã hội văn hóa, những điểm khái quát nhất chứng tỏ sự đối thoại với văn hóa trong thơ Nôm của bà. Tất cả những điều đó chính là tiền đề quan trọng được cụ thể ở chương 2 và chương 3.

Chương 2

ĐỐI THOẠI VĂN HÓA TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG HỒ XUÂN HƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)