Thủ pháp đố tục giảng thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 66 - 71)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Thủ pháp đố tục giảng thanh

Hồ Xuân Hương đã vận dụng linh hoạt và sáng tạo thủ pháp nghệ thuật đố tục giảng thanh - thủ pháp nghệ thuật dân gian vào thơ của mình. Chẳng hạn, thành ngữ “năm thì mười họa” được sử dụng từ câu đố sau:

Lồm xồm 2 mép những lông Ở giữa có lỗ đàn ông chui vào Chui vào rồi lại chui ra

Năm thì mười họa đàn bà mới chui

Thơ Hồ Xuân Hương đã vận dụng như sau:

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Năm thì mười họa chăng hay chớ

Một tháng đôi lần có cũng không…..

(Làm lẽ)

Câu đố dân gian đọc lên với từ ngữ và những hình ảnh thô kệch, làm người đọc hình dung ra những hình ảnh tục tĩu nhưng khi giải câu đố thì lại là một kết quả hoàn toàn khác. Đây là câu đố về chiếc áo mưa ngày xưa chuyên dành cho đàn ông sử dụng. Nó được thiết kế mộc mạc, đơn giản và chỉ trong trường hợp đặc biệt thì đàn bà mới sử dụng. Với sự đối thoại tương hỗ, không chỉ tán đồng với yếu tố thô tục, thậm chí là yếu tố dâm qua những biểu tượng phồn thực trong thơ Nôm, Hồ Xuân Hương đã vận dụng một cách rất linh hoạt bằng cách đặt thành ngữ trong câu đố tục giảng thanh ấy vào thơ nó trở thành một câu hỏi mà khi đọc người đọc vẫn nhận ra là sự vận dụng đố tục giảng thanh, diễn giải sự khao khát ân ái khi tình cảm bị san sẻ, sống kiếp chồng chung. Hay như trong câu đố:

Mình tròn vành vạnh, đít bảnh bao

Mân mân mó mó đút ngay vào

Thủy hỏa tương giao sôi sùng sục Âm dương nhị khí sướng làm sao”

Khi đọc câu đố này sẽ nhận ra ngay những yếu tố dễ dàng gây cho người đọc hình dung được biểu hiện của tính giao qua những cặp từ: “thủy- hỏa”, “âm- dương”. Đặc biệt hơn, câu đố sử dụng từ láy tượng hình mô tả hành động cụ thể “mâm mâm”, “mó mó”. Nhưng cuối cùng khi giải câu đố thì nó lại là cái điếu bát và miêu tả cách sử dụng nó. Hồ Xuân Hương lại sử dụng vào thơ của mình như sau:

Thân em như quả mít trên cây Vỏ nó xù xì múi nó dày

Quân tử có yêu thì đóng cọc

Xin đừng mân mó nhựa ra tay”

(Quả mít)

Từ “Mân mó” ở câu đố tục giảng thanh dân gian được sử dụng với một tư thế chủ động, vội vàng, đầy dục tính. Mặc dù vận dụng từ đó trong thơ của mình nhưng người đọc lại thấy được sự nữ tính, e ấp, nhưng vẫn đậm chất phồn thực khi đặt từ “mân mó” kết hợp với từ “xin đừng”. Trong chùm bài thơ vịnh vật, Hồ Xuân Hương cũng vận dụng câu đố tục giảng thanh như sau:

Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa Duyên em dính dán tự bao giờ

Chành ra ba góc da còn thiếu Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa”

(Cái quạt II)

Mười bảy hay là mười tám đây Cho ta yêu dấu chẳng rời tay

Mỏng dày chừng ấy, chành ba góc Rộng hẹp dường nào, cắm một cay”

(Cái quạt I)

Thì dân gian có những câu đố tục giảng thanh như sau:

Xiên xiên ba góc xéo cả ba Ở dưới thiếu một miếng da Phành ra ba góc da còn thiếu Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa”

Mặc dù cùng đều hướng tới lời giải đáp là cái quạt giấy nhưng bằng thể thơ khác biệt so với câu đố tục giảng thanh trong dân gian, Hồ Xuân Hương đã phát huy tinh thần đó, đồng tình với câu đố dân gian chuyển cái tư thế sỗ sàng, hình thể chân thực trở thành một hình tượng nghệ thuật dù đậm chất phồn thực nhưng

vẫn giữa được nét kín đáo riêng. Bằng việc phát triển lối nói dân gian đầy thách thức với không gian văn hóa phong kiến đương thời, hình ảnh như có sự dãn nở, chuyển động gợi nét độc đáo riêng cho thơ Nôm Hồ Xuân Hương:

Bốn chân chong chóng Hai bụng kề nhau

Cắm giữa phao câu Nghiến đi nghiến lại”

Cục thịt đút vào lỗ thịt

Một tay sờ đít một tay sờ đầu Đút vào một lúc lâu lâu

Rút ra cái "chách" Nhìn nhau mà cười!”

Ở hai câu đố tục giảng thanh của dân gian, tất cả đều sử dụng những bộ phận trên cơ thể người, mô tả tư thế gần như hướng về con người thông qua các từ như “tay”, “cười”….. Nếu hiểu không mang chức năng là câu đố tục giảng thanh thì nó thật thô tục, tuy nhiên nó lại là những vật bình dị hằng ngày đó là cối xay và một hành động cao cả, là thiên chức người phụ nữ đó là tư thế người mẹ cho con bú. Dựa trên ý tưởng đó, Hồ Xuân Hương cũng có những vần thơ Nôm tương tự những câu đố trên ở một số bài thơ Nôm:

….Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới

Hai hàng chân ngọc duỗi song song Chơi xuân có biết xuân chăng tá

Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không!”

(Đánh đu) Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi

Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi Quân tử có thương thì bóc yếm

Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi” (Ốc nhồi)

Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau Con cò mấp máy suốt đêm thâu

Hai chân đạp xuống năng năng nhắc Một suốt đâm ngang thích thích mau Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả

Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau…” (Dệt cửi)

Câu đố tục giảng thanh dường như mềm mại đầy tính nghệ thuật sau khi được biến hóa vào trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Nếu như ở câu đố tục giảng thanh chỉ dừng lại ở bộ phận cơ thể thì trong thơ Hồ Xuân Hương ngoài yếu tố phồn thực dân dã ta còn cảm nhận được vẻ đẹp thông qua những hình ảnh “quần hồng”, “chân ngọc”. Tương tự như bài “quả mít”, sau khi vận dụng câu đố tục giảng thanh ta thấy được sự mềm mại, kín đáo, đầy nữ tính của nhân vật trữ tình, không thô kệch, sỗ sàng như bản gốc. Khi đố về cái bơm xe, câu đố tục giảng thanh được tác giả dân gian đố như sau:

Thò tay bóp thử cái xem sao Thấy nó mềm nên đút vòi vào Vặn vặn xoay xoay rồi đứng dậy

Nhấp nhổm xuống lên nhấn ào ào Mệt mỏi mồ hôi đầy trên trán

Nữ khách đâm lo nói thì thào

Anh ơi! Cẩn thận không chửa đấy Tôi nhấn thế này! Chửa làm sao?”

Dù đều miêu tả tư thế của hoạt động tính giao, đều sử dụng một loạt những từ láy gợi hình song thơ Nôm Hồ Xuân Hương là sự dung hòa giữa cấp độ từ ngữ. Có thể thấy ở câu đố tục giảng thanh nhịp điệu có vẻ nặng nề do sử dụng nhiều từ láy toàn bộ còn trong thơ Hồ Xuân Hương sử dụng linh hoạt từ ngữ.

Có thể thấy, bằng việc sử dụng câu đố tục giảng thanh trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương mà tính đối thoại với văn hóa dân gian ngày càng được tô đậm. Dù là đối thoại tương hỗ song Hồ Xuân Hương vẫn biết chắt lọc và tiếp thu, không dập khuôn sáo rỗng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)