Đối thoại tương phản với văn hóa phong kiến phương Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 51 - 66)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Đối thoại tương phản với văn hóa phong kiến phương Đông

2.2.2.1. Đối thoại với Nho giáo

Nho giáo có thời gian ảnh hưởng đến văn hóa phong kiến Việt Nam với một thời gian khá dài. Chính vì vậy, yếu tố Nho giáo chịu ảnh hưởng trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương khá phổ biến. Các hình tượng cụ thể, phổ biến trong tiềm thức của Nho giáo được Hồ Xuân Hương thể hiện trong các bài thơ Nôm truyền tụng song ở một trạng thái đã được giải thiêng, giải mã, phá vỡ tính quy ước quy phạm.

Chịu ảnh hưởng nhiều nhất yếu tố Nho giáo trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương có lẽ là quan niệm về người phụ nữ. Trước và trong thời đại Hồ Xuân Hương, do sự tác động của lễ giáo phong kiến, chế độ phụ quyền mà người phụ nữ không được coi trọng, không được sống cuộc sống của mình, chịu sự kìm kẹp, chà đạp cả về thể xác lẫn tâm hồn. Đàn bà chỉ là đối tượng thụ động, chịu sự dẫn dắt của đàn ông. Với tư tưởng bình đẳng ngày hôm nay có thể nói đó là sự ích kỉ. Ở một khía cạnh nữa, xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVII, XVIII có nhu cầu thay đổi một chế độ xã hội khác tiến bộ và ưu việt hơn nhưng đã không có sự thay đổi. Tuy vậy, con người vẫn có khao khát được giải phóng bởi ý thức hệ phong kiến, ra khỏi tập tục và lễ giáo phong kiến chèn ép con người quá khắc nghiệt. Người ta đòi hỏi con người sống được tự do, phóng khoáng, ý thức được con người phải được coi như một cá thể được tôn trọng. Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ có bản lĩnh rất mạnh mẽ. Việc bà bị xã hội phong kiến coi là “đàn bà” thấp kém, bị khinh là “phu nhân rẻ rúng” chỉ như một động lực thúc đẩy sự phản ứng của bà mạnh mẽ hơn. Tự bản thân bà như thay mặt cho phụ nữ thời đó lên tiếng, không phô trương mà kín đáo sâu cay. Hồ Xuân Hương luồn lách từng góc khuất, từng mặt trái mà người phụ nữ phải chịu đựng để phá vỡ khuôn khổ đó, đòi bình đẳng cho phụ nữ một cách trần trụi nhất, chân thực nhất. Trong lúc xã hội phong kiến không phải chỉ ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở toàn phương Đông còn xem việc “làm trai năm thê, bảy thiếp” là chính

đáng, hợp đạo lý, hợp luật pháp, hơn nữa là một dấu hiệu “phong lưu” của những đấng nam nhi thì bà đã thẳng thắn lên án chế độ đa thê đó. Trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, do tình cảnh thực của bản thân là làm lẽ nên bà đã rất thẳng thắn nêu ra ý kiến, quan điểm của mình về vấn đề này. Bà “chém cha cái kiếp lấy chồng chung”, kể những nỗi khổ mà người phụ nữ không bao giờ được than, được xuất hiện để bảo vệ cuộc sống của mình.

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Năm thì mười họa nên chăng chớ, Một tháng đôi lần có cũng không. Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mướn, mướn không công Thân này ví biết dường này nhỉ

Thà trước thôi đành ở vậy xong

(Làm lẽ)

Trước đây, người xưa quan niệm người phụ nữ lấy chồng “như bát nước hắt đổ đi”, cuộc sống chỉ xoay quanh “tam cương” rồi hết một kiếp người. Người phụ nữ không có quyền than vãn, không có quyền đòi hỏi về cuộc sống của bản thân. Nhưng hình tượng người phụ nữ trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương dám manh dạn cất tiếng nói, luôn trong thế chủ động “giá biết cuộc sống thế này thà trước ở vậy”, hoàn toàn không có sự gò bó nào cả. Không những thế, Hồ Xuân Hương còn dũng cảm bênh vực người phụ nữ chửa hoang trong xã hội cũ, coi đó là một chuyện thường tình với những lí do chính đáng:

Cả nể cho nên sự dở dang

Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng? Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc

Phận liễu sao đà nảy nét ngang

Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa? Mảnh tình một khối thiếp xin mang

Quản bao miệng thế lời chênh lệch

Không có ….. nhưng mà có ….. mới ngoan!”

(Không chồng mà chửa)

Song hành cùng nguyên lý “nam nữ thụ thụ bất thân”, với quan niệm “Chết đói là chuyện nhỏ, thất tiết là chuyện lớn”, Nho giáo luôn đề cao và coi trọng trinh tiết của người phụ nữ. Trong xã hội phong kiến, nam nữ gần gũi, thân mật đã là điều cấm kỵ nên việc chửa hoang sẽ là một trọng tội. Kể cả trong xã hội hiện nay, một xã hội cởi mở, văn minh hiện đại nhưng con người vẫn chưa thể chấp nhận được việc chửa hoang là một việc rất đỗi bình thường. Thế nhưng, ở cách nay nhiều thế kỉ trước, Hồ Xuân Hương coi người phụ nữ chửa hoang là một chuyện rất đỗi bình thường, thâm chí còn là “ngoan”. Phụ họa, hưởng ứng tiếng nói đấu tranh quần chúng trong ca dao, tục ngữ, những bài thơ kết án, đả phá chế độ đa thê, bênh vực người chửa hoang của Hồ Xuân Hương đã có một ý nghĩa xã hội sâu sắc. Không thấy sự hổ thẹn của một người phụ nữ chửa hoang mà thay vào đó là một sự vị tha, thấu hiểu sự đời của người phụ nữ. Tuy oán giận nhưng vẫn tha thứ, tuy vạn cực nhục nhưng vẫn hy vọng.

Mặt khác, người phụ nữ còn mạnh dạn nói ra mong ước có một mối tình chung thủy mặn nồng mà xưa nay chỉ biết bóng gió qua vạn vật xung quanh:

Qủa cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá, bạc như vôi

Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ không có quyền chọn lựa người yêu, tự do bộc lộ cảm xúc yêu đương, chủ động trong tình yêu mà phải tuân theo quan điểm Nho giáo “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Trong văn học trung đại, Nguyễn Du đã từng mạnh dạn để nhân vật Thúy Kiều “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để gặp người yêu là Kim Trọng. Tuy nhiên, sự chủ động ấy không mang lại cho nhân vật một cuộc sống êm đềm. Thúy Kiều đã phải trải qua biết bao sóng gió và không được trọn nghĩa vẹn tình với Kim trọng. Điều này là

tất yếu với tư duy của một nhà thơ thời phong kiến như Nguyễn Du, phù hợp với tư tưởng Nho giáo. Người phụ nữ dù trong văn học hay ngoài xã hội không được chủ động trong tình cảm, tình yêu, vậy mà Hồ Xuân Hương trong bài Mời trầu đã hóa giải điều đó ở người phụ nữ phong kiến, đã thốt lên nỗi niềm, khao khát sống trong tình cảm đích thực một cách táo bạo.

Có một sự phá cách mới mẻ đó là trong thơ của bà khi nói về hình tượng người phụ nữ đã mạnh dạn đưa ra vấn đề hình thể của người phụ nữ. Bà ca ngợi cái cơ thể đẹp tuyệt vời đó bằng bút pháp đặc tả độc đáo:

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông, Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng. Lược trúc lỏng cài trên mái tóc, Yếm đào trễ xuống dưới nương long. Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt, Đi thì cũng dở, ở không xong.

(Thiếu nữ ngủ ngày)

Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm là hai nhà thơ trung đại của dân tộc. Hai nhà thơ này đã đưa ra quan điểm về sắc đẹp của người phụ nữ qua bài thơ cùng tên Giới sắc. Nguyễn Bỉnh Khiêm viết như sau:

Cẩn cho hay, chẳng phải chơi, Sắc xem dường sóng, dễ xiêu người. Lửa rơm nẻo chửa ngăn lòng tục, Giềng mối đâu còn biết lẽ trời. Có chồng con bao xiết lỗi, Hay bùa thuốc ấy thìn đời.

Kham hiền luận ác “dâm vi nhất”, Cẩn cho hay, chẳng phải chơi. ( Giới sắc)

Là một nhà thơ luôn đưa ra những triết lý sống vô cùng sâu sắc, Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn suy ngẫm về những vấn đề có tính chất thời đại. Trong bài Giới sắc, ông đã đưa ra quan niệm về sắc đẹp của người phụ nữ đậm tính thời đại. Nhà thơ khẳng định sắc đẹp phụ nữ là thứ dễ xiêu lòng người, nó như một thứ bùa thuốc rất khó tránh. Nho giáo đã từng có câu: “Trăm tội ác thì dâm là đầu, vạn điều lành thì hiếu đứng trước”, chính vì vậy, nhà thơ không ngần ngại nhắc lại ở đầu và cuối bài thơ “Cẩn cho hay, chẳng phải chơi”tức là việc ham sắc không phải chuyện đùa cần phải cẩn thận.

Cũng tác phẩm cùng tên, Nguyễn Trãi viết như sau:

Sắc là giặc, đam làm chi,

Khuở trọng còn phòng có khuở suy. Trụ trật quốc gia vì Đát Kỷ,

Ngô lìa thiên hạ bởi Tây Thi. Bại tan gia thất đời từng thấy, Tổn hại tinh thần sự ích chi!

Phu phụ đạo thường chăng được trớ, Nối tông hoà phải một đôi khi.

(Giới sắc)

Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà thơ mà còn là một vị quan có tài có đức. Ông đưa ra quan điểm về sắc đẹp người phụ nữ rất cụ thể và sắc nét. Bằng những ví dụ thuyết phục như Đát Kỷ, Tây Thi… Cũng chỉ vì mê sắc mà vua quan mất đi cả dân tộc nên chính vì vậy sắc đẹp cũng chỉ là giặc thôi, không nên đam mê làm gì. Minh chứng cho điều này có lẽ cũng xuất phát từ hoàn cảnh Nguyễn Trãi. Do nghi án tình ái, ham sắc mà gia đình ông đã bị chu di tam tộc, lưu truyền đến ngàn đời sau.

Cũng sống trong cùng thời phong kiến, nhưng Hồ Xuân Hương lại để cho thiếu nữ nằm trong một tư thế nhịp nhàng hòa đối. Đây không phải là ngủ say, ngủ say thì con người dễ hóa thô kệch; đây là gió mát mà ngủ thiếp, không định ngủ mà lịm đi. Đôi gò tròn căng trên nương long ấy là đôi gò Bồng Đảo, cái lạch bên dưới là một lạch Đào Nguyên, cả hai đều là cảnh tiên. Gò Bồng Đảo là núi trên Đảo Bồng Lai, nơi tiên ở, ý nói cảnh đẹp, cảnh tiên. Hồ Xuân Hương đã dùng hai hình ảnh gò Bồng Đảo, lạch Đào Nguyên để nâng cái đẹp lên sự tuyệt vời. Nhưng gò Bồng Đảo ấy sương còn ngậm và lạch Đào Nguyên ấy suối chửa thông, nghĩa là đang còn e ấp, còn tươi nguyên, trong trắng và đang gìn giữ nên càng cao quý. Cũng như cái giếng thanh tân, ở đây đôi gò Bồng Đảo còn non tơ phong nhụy với hình ảnh sương và suối biểu tượng cho vẻ đẹp trinh trắng của hình thể cô gái mới lớn. Thật sự đây là dụng ý của nhà thơ vì làm gì có chuyện cô gái ngủ say đến nỗi để phô ra trọn vẹn cái cơ thể ngọc ngà của mình cho người khác chiêm ngưỡng. Hồ Xuân Hương muốn ca ngợi một cơ thể đẹp. Đối với bà, cái cơ thể đẹp là niềm tự hào của con người, đặc biệt là người phụ nữ, giống như người ta tự hào về tài năng, về tuổi trẻ của mình. Có thể nói, Thiếu nữ ngủ ngày

là một bức tranh đầy sức gợi cảm, đường nét sinh động, tươi trẻ, trinh nguyên và tràn đầy sức sống.

Cái đẹp là cái đáng được ca ngợi, mà hình thể người phụ nữ là cái đẹp, do vậy hình thể người phụ nữ cũng đáng được ca ngợi. Hồ Xuân Hương không chỉ dừng lại ở sự ca ngợi vẻ đẹp tổng quan về hình thể của người phụ nữ mà tác giả còn xoáy sâu đặc tả vào các chi tiết bộ phận trong bức tranh tổng quan ấy, góp phần làm cho bức tranh vừa đẹp tổng thể vừa đẹp chi tiết. Đây là điều đáng thán phục ở nhà thơ. Đôi gò Bồng Đảo, một lạch Đào Nguyên là những ký hiệu ngôn ngữ có nghĩa chuyển di từ cái tả thực đến cái ẩn dụ vô cùng đa dạng, biểu đạt những bộ phận sinh sản nhạy cảm trên cơ thể người phụ nữ. Cái hay, cái độc đáo, cái ngỡ ngàng và cả cái liên tưởng phong phú ở mỗi người chính là những đặc điểm trong phong cách thơ Nôm của Xuân Hương. Từ hai câu thơ “Đôi gò Bồng

Đảo sương còn ngậm/ Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông” làm cho người đọc liên tưởng đến một thiếu nữ thanh tân. Cái vẻ đẹp thanh tân, cái tươi nguyên chưa vướng chút bụi trần của Thiếu nữ ngủ ngày khéo hớ hênh chính là sức hút kỳ diệu khiến cho quân tử có những hành động ngập ngừng, băn khoăn, không dứt khoát: quân tử dùng dằng đi chẳng dứt/ đi thì cũng dở, ở không xong.

Những hiền nhân quân tử trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương cũng đi ngược lại với ý thức hệ Nho giáo. Theo ý thức hệ phong kiến, các bậc hiền nhân quân tử có một vị trí quan trọng trong xã hội, thấm nhuần tư tưởng “trung quân ái quốc” hay “tam cương ngũ thường”. Họ là những người coi công danh là lý tưởng sống, làm trai trên đời phải có danh gì với núi sông đất nước, họ thường xuất hiện với những hình ảnh lớn lao, kì vĩ, là những người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng. Phạm Ngũ Lão đã từng thể hiện vấn đề này như sau:

Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

(Thuật hoài)

Hình ảnh những bậc hiền nhân quân tử hiện lên trong thơ ca trung đại với một

tư thế sánh ngang tầm vũ trụ, có lý tưởng sống rõ ràng. Tuy nhiên ta không bắt gặp hình ảnh các bậc hiền nhân, quân tử với những hình ảnh đó trong thơ Hồ Xuân Hương. Hình tượng người quân tử trong thơ của bà cũng hòa mình vào với những cái đời thường, thậm chí là những cái tầm thường. Có lẽ, xã hội phong kiến dần suy tàn nên những tên gọi “hiền nhân”, “quân tử”, “anh hùng” chỉ còn là cái vỏ bề ngoài, những danh hiệu mà những bọn hèn nhát, bất tài đang thu mình trong đó. Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn bóc cái lớp vỏ ấy để phơi bày sự thật. Bằng lối nói mỉa mai châm biếm, bà vờ kính nể, tôn trọng họ nhưng với mục đích là để chế giễu họ:

Mỏi gối chồn chân cũng phải trèo

(Đèo Ba Dội)

Hình tượng người quân tử trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương chỉ luẩn quẩn trong những việc làm tầm thường của cuộc sống hằng ngày như mân mó quả mít:

Quân tử có thương thì đóng cọc Xin đừng mân mó nhựa ra tay

(Qủa mít)

Hình ảnh người quân tử trong thơ của bà còn hiện lên tục tĩu, hành động lỗ mãng:

Quân tử có thương thì bóc yếm Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi”

(Ốc nhồi)

Nếu như trong văn học phong kiến chính thống, hình tượng người quân tử dứt áo ra đi không vướng bận những chuyện tầm thường, ra đi vì nghĩa lớn, thể hiện nghĩa khí người quân tử. Chẳng hạn như trong Truyện Kiều, Từ Hải và Thúy Kiều đãcó những tháng ngày hạnh phúc viên mãn. Tưởng chừng cuộc sống ấy cứ bằng lặng, nhưng do ý thức Nho giáo, những bậc nam nhi đại trượng phu phải có công danh sự nghiệp, đầu đội trời chân đạp đất, dứt áo ra đi:

Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi.” (Truyện Kiều)

Hình ảnh người anh hùng hiện lên với tư thế hiên ngang khí phách, tư thế ngang tầm thiên nhiên vũ trụ. Tuy vậy, trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương lại khác hoàn toàn. Người quân tử mà động lòng trước bức tranh người thiếu nữ, xiêu lòng không dứt khoát:

Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt Đi thì cũng dở, ở không xong”

(Thiếu nữ ngủ ngày)

Trước đây, người quân tử tức cảnh mà có nhã hứng sinh thi văn. Trước một cảnh đẹp, họ thể hiện tài năng văn võ song toàn, biết thưởng thức và cảm nhận cái đẹp một cách thanh cao, hào hoa phong nhã. Nhưng trong thơ Hồ Xuân Hương, trước cảnh đẹp dẫu là tiên cảnh thì người quân tử dường như cũng trống rỗng, không thẩm thấu được cái đẹp:

Hỡi người quân tử đi đâu đó! Thấy cảnh sao mà đứng lượm tay?

(Giễu quan hậu)

Cho nên, cái “quạt” đặc biệt của Hồ Xuân Hương “Chành ra ba góc da

còn thiếu/ khép lại đôi bên thịt vẫn thừa”, Xuân Hương đặt người anh hùng bên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 51 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)