Văn hóa dân gian và các tácphẩm mang yếu tố dân gian trong thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 34 - 48)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Văn hóa dân gian và các tácphẩm mang yếu tố dân gian trong thơ

truyền tụng của Hồ Xuân Hương

Văn hóa dân gian (Folkore) là một phạm trù rất rộng và có rất nhiều tác giả đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau.

Văn hóa dân gian theo Trần Ngọc Thêm định nghĩa là: “Một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo và tích lũy qua quá

trình hoạt động thực tiễn”[20, tr.34].

Theo Đinh Gia Khánh, ông đã đưa ra quan niệm: “Văn hóa dân gian bao gồm văn nghệ dân gian (ngữ văn, âm nhạc, vũ đạo, hội họa, điêu khắc, nghệ thuật trang trí,…) và những hiện tượng cũng như vật phẩm mang tính chất thẩm

mĩ, nảy sinh từ sản xuất và chiến đấu” [3; tr.220].

Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh cũng đã đề xuất cách tiếp cận văn hóa dân gian như sau: “Văn hóa dân gian là một loại văn hóa nghệ thuật, biểu hiện chủ yếu thông qua các hình tượng và các biểu tượng, thể hiện trình độ thẩm mĩ của

con người thông qua những thời kì lịch sử nhất định” [5; tr.35].

Mở rộng về cách hiểu hơn, Phạm Huy Thông cho rằng: “Không chỉ là những làn ca, những điệu múa, mà cả những nghi lễ tôn giáo, những hội hè

truyền thống cũng là những biểu hiện của văn hóa dân gian”. Đồng tình với

quan điểm trên, tác giả Trần Quốc Vượng có sự mở rộng về quan điểm của mình về các thành tố của văn hóa dân gian: “Sáng tạo dân gian bao trùm các lĩnh vực đời sống từ đời sống làm ăn thường ngày (ăn, mặc, ở, đi lại) đến đời sống vui chơi buông xả (thể thao dân gian, võ thuật, đánh cầu, đánh phết), hát hò (hát đò đưa, hát giã gạo, đúm, ví, xoan, ghẹo) đến đời sống tâm linh (giỗ, lễ, tế, hội)”

Như vậy, có rất nhiều những định nghĩa về văn hóa dân gian của các nhà nghiên cứu đầu ngành về văn hóa, văn học nhưng tổng hợp lại ta nhận thấy văn hóa dân gian thực chất chính là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người- đóng vai trò là chủ thể và khách thể trong việc thể hiện những giá trị văn hóa ấy, cũng như trong việc đối thoại với những nền văn hóa khác nói chung và các bộ phận của văn hóa nói riêng đặc biệt là văn học.

Không phải ngẫu nhiên mà thơ Hồ Xuân Hương mang đậm sắc thái của dân gian. Đến với thơ Hồ Xuân Hương, những hình ảnh của văn hóa dân gian hiện hữu trong thơ của bà ở nhiều góc độ khác nhau. Đó là bà tiếp thu văn hóa dân gian, chắt lọc những cái hay, cái đúng, cái đẹp của dân gian... xuất phát từ cội nguồn dân gian. Khi đã tạo cho mình một nét phong cách riêng, Hồ Xuân Hương đã tìm về nguồn cội văn hóa dân gian với vai trò là khách thể đi tìm chủ thể để luận bàn, bà đã kế thừa, vận dụng, những giá trị quý báu của văn hóa dân gian, làm cho các tác phẩm càng thêm phong phú và mang đậm chiều sâu nhân văn nhân bản hơn. Tìm hiểu tính đối thoại giữa văn hóa dân gian với thơ Hồ Xuân Hương sẽ càng thấy rõ được sức ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với Hồ Xuân Hương cũng như thơ Nôm truyền tụng của bà.

Trước hết phải nói đến tín ngưỡng dân gian trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và tiêu biểu là tín ngưỡng phồn thực. Sinh ra dưới một thời đại biến động, dưới sự áp bức, chà đạp lên quyền sống con người của chế độ phong kiến với Nho giáo, đi kèm bao nhiêu bất công hà khắc. Con người và đặc biệt là người phụ nữ không được quyết định về tiếng nói, về quyền sống của con người. Hồ Xuân Hương sống trong thời đại xã hội ấy nhưng bà không ngần ngại dám đứng lên chống lễ giáo phong kiến, chống lại những bất công ngang trái trong xã hội. Dường như tiếng lòng đã có sự đồng điệu với tiếng thơ của bà. Có thể nói, tính cách của bà ngang với khí phách nam nhi của Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, của Nguyễn Đình Chiểu. Do hoàn cảnh lịch sử xã hội nên cách thể hiện của Hồ Xuân Hương trong thơ bị phê phán, đả kích rất nhiều và thậm chí không được chấp

nhận. Bà như là một phạm nhân phạm trọng tội trong ngục tù của bọn giai cấp thống trị, là cái gai trong xã hội phong kiến bởi lối thơ dâm và tục. Cái dâm - tục thực tế là bản chất của tín ngưỡng phồn thực, nơi gắn liền với cái thiêng liêng vừa tục vừa thanh đối với văn hóa tín ngưỡng dân gian, cái dâm dục xấu xa đáng lên án đối với xã hội phong kiến đương thời. Chất phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương có những nét tương đồng với tín ngưỡng phồn thực trong văn học dân gian về bản chất và sự hình thành. Trong văn học dân gian, tín ngưỡng phồn thực xuất hiện trên mọi mặt của đời sống xã hội đặc biệt là lĩnh vực văn hóa từ những truyện tiếu lâm, những câu tục ngữ ca dao bình dân, đến cả những lời hát. Sự tương đồng ấy được chứng minh bằng hoàn cảnh xã hội chịu ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến, chịu áp bức bởi những lề thói khắc nghiệt của đạo Nho, đạo Khổng. Hồ Xuân Hương đã lựa chọn cách giải thoát , giải tỏa tinh thần đó là tìm về nguồn cội văn học dân gian, gửi tâm tư vào chữ nghĩa, vào tư duy hình tượng. Trong xã hội phong kiến, Nho giáo - một hệ tư tưởng chính thống thời đại của Hồ Xuân Hương cho rằng, sự phóng túng, tự do của con người là điều không thể chấp nhận được, con người phải sống theo một khuôn khổ nhất định. Chính vì vậy, với cá tính mạnh mẽ, tâm hồn Hồ Xuân Hương thể hiện sự bất mãn chứng tỏ Hồ Xuân Hương luôn bị ngẹt thở trong xã hội đó. Biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực vì thế mà lúc nào cũng đậm nét và sâu sắc.

Qua quá trình khảo sát, tôi nhận thấy đa số các bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương có sử dụng yếu tố trong văn hóa dân gian. Có khi là phong tục tập quán dân gian như: Mời trầu…, có khi lại phản ảnh đời sống sinh hoạt cộng đồng như:

Tát nước, dệt cửi…, có khi lại là lễ hội dân gian như: Đánh đu…, nhưng có một

yếu tố được sử dụng phổ biến với tần suất cao nhất trong thơ đó là yếu tố phồn thực. Yếu tố phồn thực xuất hiện trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương muôn hình muôn vẻ, có khi xuất hiện qua những hình ảnh bình dị đời thường như: Quả mít,

ốc nhồi, cái quạt, trống thủng… hay qua bức tranh sinh hoạt cộng đồng như:

hình ảnh phong cảnh thiên nhiên như: Hang Cắc Cớ, Động Hương Tích, Đèo Ba

Dội,…

2.1.2. Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương đối thoại tương hỗ với văn hóa dân gian

Trong văn hóa dân gian, yếu tố phồn thực là tiêu biểu và phát triển lâu dài. Qua một số những chứng tích văn hóa như những nét hoa văn khắc trên các loại trống như Trống Đồng Đông Sơn, trống Hoàng Hạ,… thì tín ngưỡng phồn thực đã phát triển từ thời tiền sử. Đọc thơ Hồ Xuân Hương ta thấy những biểu tượng phồn thực là nỗi ám ảnh của bà, trước hết ở tính toàn diện của nó, nghĩa là ở đâu cũng có mặt, từ những hình ảnh có tính thật đến những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng. Vào thế giới thơ của Hồ Xuân Hương, những biểu tượng mang tính phồn thực đem đến cho bạn đọc sự hoài niệm về một nền văn hóa dân gian sắc nét đồng thời thể hiện sức mãnh liệt quyến rũ của người phụ nữ đang độ xuân sắc và xung mãn như Hồ Xuân Hương.

Những biểu hiện phồn thực của thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương rất đa dạng và phong phú, sự phong phú của chúng có thể phân loại thành nhiều kiểu. Trước hết là biểu hiện thờ các sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ), biểu tượng của năng lượng thiêng sinh ra muôn loài. Trong một số truyền thuyết dân gian, người ta còn thấy sự sùng bái sinh thực khí qua cái nhìn phóng đại các bộ phận này. Đó là chuyện về hai người khổng lồ ông Đùng bà Đà, là câu ca về bà Nữ Oa và ông Tứ Tượng… Những minh chứng về tục thờ cúng này còn lại không nhiều nhưng những lưu ảnh thì có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi. Cột đá chùa Dạm ở Bắc Ninh là biểu tượng của dương vật, cây cột đá ở Vũ Ninh, Vĩnh Phúc, tương truyền là cột buộc ngựa của Thánh Gióng cũng là biểu tượng của dương vật, các giếng nước ở nơi đất thiêng hay đền chùa như giếng Tiên ở Lạng Sơn, giếng Ngọc ở đền Hùng… đều là ảnh tượng của âm vật. Có thể nói, hình bóng âm - dương vật thấp thoáng hiện diện khắp nơi, có những ý vị

riêng biệt, nhưng chung một triết lý phồn thực. Hiện nay, trong các gia đình ở thôn quê, người ta thường thấy nõn nường treo trên giàn bầu, giàn bí cho sai quả. Đọc thơ Hồ Xuân Hương, dễ dàng nhận ra hàng loạt những hình ảnh liên quan đến sinh thực khí nữ, sinh thực khí nam và một số hình ảnh liên quan đến hoạt động ái ân nam nữ:

Hình ảnh Tác phẩm Hình ảnh liên quan đến sinh

thực khí nữ

1. Hang Hang Cắc Cớ, Hang Thánh Hóa.

2. Động Động Hương Tích.

3. Kẽm Kẽm trống

4. Cửa Đèo Ba Dội, kẽm trống. 5. Giếng Giếng thơi (Cầu trắng

phau phau đôi ván ghép)

6. Lỗ Đánh đu ( Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không)

7. Kẽ hầm Hang Cắc Cớ (Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn)

8. Rêu Đèo Ba Dội (Hòn đá xanh rì lún phún rêu)

9. Cái quạt Vịnh cái quạt I,II ( Chành ra ba góc da còn thiếu…)

10. Miệng túi Khóc ông Phủ Vĩnh Tường ( Miệng túi càn khôn)

Hình ảnh liên quan đến sinh thực khí nam

1. Sừng Lỡm học trò (Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa)

2. Cán cân Khóc ông Phủ Vĩnh Tường (Cán cân tạo hóa rơi đâu mất)

3. Dùi trống Trống thủng (Trống thủng vì chưng kẻ nặng dùi)

4. Con suốt Dệt cửi ( Một suốt đâm ngang thích thích mau)

5. Cọc Qủa mít ( Quân tử có

thương thì đóng cọc),

Đánh đu ( Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không)

6. Hòn đá Tự tình ( Đâm toạc chân mây đá mấy hòn)

Hình ảnh liên quan đến hoạt động ái ân nam nữ

1. Đánh đu Đánh đu (Giai đu gối hạc lom khom cật, Gái uốn lưng cong ngửa

ngửa lòng),

2. Dệt Cửi Dệt cửi (hai chân đạp xuống năng năng nhắc, Một suốt đâm ngang

thích thích mau)

3. Đánh trống Phận hồng nhan(Ngày vắng đập tung dăm bảy chiếc, đêm thanh tỏm cắc đôi hồi, Khi giang thẳng cánh bù khi cúi,

chiến đứng không thôi

lại chiến ngồi)

4. Châm Lỡm học trò (ong non

ngứa nọc châm hoa rữa)

5. Húc Lỡm học trò (dê cỏn

buồn sừng húc dậu thưa)

Theo thống kê trên, nhận thấy thơ Hồ Xuân Hương đầy ám ảnh bởi những biểu tượng hang động như:

Trời đất sinh ra đá một chòm, Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn Luồng gió thông reo vỗ phập phòm…

(Hang Cắc Cớ)

Hay như:

Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm, Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom Người quen cõi Phật chen chân xọc,

Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm

Giọt nước hữu tình rơi thánh thót ….”

(Động Hương Tích)

Sử dụng những biểu tượng thiên nhiên để ám chỉ những hình ảnh phồn thực cho thấy sự liên tưởng phong phú của Hồ Xuân Hương. Sở dĩ, bà lựa chọn những hình ảnh này là do xuất phát từ quan niệm dân gian luôn tôn thờ những gì thuộc về tự nhiên nên sử dụng các biểu tượng thiên nhiên là hoàn toàn hợp lí. Trong biểu tượng phồn thực, hình ảnh sinh thực khí nữ trong thơ Hồ Xuân Hương thường liên quan đến những hình ảnh tự nhiên, có nhiều sức gợi ở nhiều giác quan. Trong sự lưỡng phân thì trời là cha, đất là mẹ, con người, cũng như muôn loài, được sinh ra trong lòng đất mẹ, từ hang động, bang giếng,… bởi vậy một cách tự nhiên, người ta coi hang động, bang giếng như sinh thực khí nữ, nơi con người từ bụng mẹ (đất)

đi ra. Hơn nữa, những biểu tượng thiên nhiên như: hang, động, giếng… với sự tương đồng với hình ảnh sinh thực khí nữ trên nhiều mặt như hình dáng, tựa giống tính chất nên Hồ Xuân Hương đã lựa chọn để mô tả điều đó.

Ngõ sâu thăm thẳm tới nhà ông

Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng Cầu trắng phau phau, đôi ván ghép Nước trong leo lẻo một dòng thông

Cỏ gà lún phún leo quanh mép Cá diếc le te lách giữa dòng Giếng ấy thanh tân ai có biết Đố ai dám thả nạ ròng ròng”

(Giếng thơi)

Trên thực tế, giếng là một biểu tượng âm vật của người Việt đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đó là nơi sản sinh giống nòi. Trong “Lĩnh Nam chích

quái”, một huyền sử của người Việt có nói đến truyện giếng Việt. Đời Hùng

Vương thứ ba, ông Thôi Vỹ con ông Thôi Lượng ngã xuống hang thần, gặp bà Diêm Vương rồi được con rắn có mào đưa lên qua giếng Việt.

Túi càn khôn cũng là một biểu tượng liên quan đến sinh thực khí nữ. Theo huyền thoại của nhiều tộc người trên thế giới cho rằng: “Xưa kia trời đất là một thể chưa thống nhất, nguyên lý đực và cái lẫn lộn chưa phân biệt, sau đó là sự phân biệt tính giao và sinh đẻ con cái: Trời đất tách nhau tạo thành khoảng không. Bầu trời, túi vũ trụ, túi càn khôn trở thành biểu tượng của sinh thực khí nữ, của cái rỗng không có khả năng sinh sản”[25, tr178]. Hay khi ông Phủ Vĩnh Tường chết nhân vật trữ tình dãi bày:

Cán cân tạo hóa rơi đâu mất, Miệng túi càn khôn khép lại rồi

(Khóc ông Phú Vĩnh Tường)

Những biểu tượng gốc liên quan đến sinh thực khí nữ trong thơ Hồ Xuân Hương thì rất nhiều, nhưng biểu tượng gốc liên quan đến sinh thực khí nam thì

tương đối ít.Tuy nhiên, những biểu tượng sinh thực khí nam trong thơ của Hồ Xuân Hương rất rõ nét và ấn tượng. Bà cũng sử dụng những biểu tượng rất đời thường, dân dã như: cọc, sừng…

Ong non ngứa nọc châm hoa rữa, Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa

(Lũ Ngẩn Ngơ)

Ngoài thờ sinh thực khí, người Việt và một số cư dân Đông Nam Á còn thờ hành động tính giao. Theo nghiên cứu của Đỗ Lai Thúy: “Trên thạp đồng Đạo Thịnh có bốn khối tượng nam nữ đang giao hợp. Người đàn ông nằm chồng lên người đàn bà, tư thế mặt đối mặt rất tiêu biểu của con người. Người nữ vú cương nhọn, hai tay đỡ đối tác. Người nam ôm quấn lấy bạn gái, dương vật phồng lên đầy sinh khí. Người xưa tin rằng hành động giao hợp của con người sẽ gây cảm hứng sang muôn loài, làm cho vật nuôi và cây trồng cũng năng sinh sản” [25,tr.102]. Những biểu tượng liên quan đến hành động tính giao giữa người, ta thấy rõ nhất trong các trò chơi: múa co, múa nỏ nường, ném còn,… Trong thơ Hồ Xuân Hương, một trong những biểu tượng của hành động tính giao có lẽ rõ nét nhất là hành động đánh đu:

Bốn cột khen ai khéo léo trồng, Người thì lên đánh kẻ ngồi trông. Trai đu gối hạc khom khom cật,

Gái uốn lưng công ngửa ngửa lòng. Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,

Hai hàng chân dọc duỗi song song. Chơi xuân đã biết xuân chẳng tá ? Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không!

(Đánh đu)

Bài thơ của Hồ Xuân Hương tả cảnh đánh đu là một trò chơi dân gian thú vị. Bài thơ có sự vận động, đa hình khối, đa màu sắc không khí tươi vui của mùa

xuân trong trời đất, trong cảm xúc con người với các từ láy đôi “khéo khéo, khom

khom, ngửa ngửa, phơi phới, song song,…” làm bài thơ dậy lên một nghĩa khác,

nghĩa chỉ hành động tính giao. Tuy nhiên, đa số hành vi mô phỏng hành động tính giao mang tính tượng trưng. Các trò chơi hội xuân đều mang ý nghĩa phồn thực. Ở đây, tính giao được cảm nhận như một nguyên lý thiết yếu của đời sống con người, vạn vật. Trong bài Tát nước, Hồ Xuân Hương cũng thể hiện điều đó:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 34 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)