Tiếng cười dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 83 - 91)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Tiếng cười dân gian

Trong văn học dân gian, bên cạnh tiếng cười giễu nhại, phê phán xã hội phong kiến còn có tiếng cười giải phóng tâm lý lao động. Việt Nam có nền văn hóa gốc nông nghiệp nên chính vì vậy, người dân Việt Nam xưa quanh năm làm ăn vất vả. Sự mệt nhọc của những người dân lao động được xua tan bởi những tiếng cười của con người. Chính vì vậy, tiếng cười là vô cùng cần thiết trong cuộc sống của họ. Và yếu tố phồn thực cụ thể là tiếng cười thông qua những biểu tượng phồn thức sẽ là phương thức hữu để người bình dân lạc quan, vượt qua những khó khăn của cuộc sống:

Chồng chê tôi nhỏ không nằm cùng tôi Đến chừng mười chín đôi mươi

Tôi ngủ dưới đất chồng lôi lên giường Một rằng thương, hai rằng thương Có bốn chân giường gãy một còn ba.

Bài ca dao như một câu chuyện tâm tình của người phụ nữ bình dân về chuyện vợ chồng. Những yếu tố phồn thực xuất hiện trong lời ca dao chính là động cơ để tạo nên tiếng cười vô tư của người nghe. Tương tự bài ca dao trên thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương cũng có bài:

Hỡi chị em ơi có biết không? Một bên con khóc một bên chồng Bố cu lổm ngổm bò trên bụng Thằng bé hu hơ khóc dưới hông Tất cả những là thu với vén

Vội vàng nào những bống cùng bông Chồng con cái nợ là như thế

Hỡi chị em ơi có biết không?

(Cái nợ chồng con)

Đều là sự than vãn nhưng bài ca dao và bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương đều thể hiện tiếng cười dí dỏm và hóm hỉnh đồng thời diễn tả được không gian sinh hoạt gia đình người Việt từ ngàn xưa. Mặt khác, con người sống trong xã hội phong kiến xưa phải chịu sự chi phối nhiều bởi những cấm đoán của Nho giáo. Hơn nữa có nhiều người phải chịu cảnh lẽ mọn“kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh

lùng”. Ca dao phồn thực là một trong những cách thức phù hợp, kín đáo để giải

tỏa tâm lý. Như vậy tiếng cười nghịch dị - phồn thực trong ca dao vừa là tiếng cười lên án, bóc trần bộ mặt giả dối của tầng lớp thống trị, vừa là tiếng cười giải trí, làm xua tan mệt mỏi của người lao động và nó cũng chính là phương tiện để thể hiện tiếng nói của người lao động, giải tỏa ẩn ức tình dục, bản năng vốn có

của con người không được thỏa mãn. Đây là một bản năng tất yếu của con người được Hồ Xuân Hương thể hiện qua thơ.

Tiếng cười ấy cũng hiện hữu trong thơ của Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên, thơ Hồ Xuân Hương còn có cả tiếng cười tự do, giải phóng, giải trí. Hồ Xuân Hương không ưa sự hư cấu trừu tượng, mà ưa cụ thể. Nhà thơ thể hiện cuộc sống với tất cả các phương diện của nó: hình khối, âm thanh, màu sắc, động tác. Có điều đáng lưu ý đó là tuy nghiêng về trần tục, đi sâu vào mặt cụ thể nhưng Hồ Xuân Hương không tiêu cực, không kinh sợ cái hữu hạn, cái thoáng chốc mong manh của nó. Có lẽ bà biết cái hữu hạn sẽ thuộc về cá thể, còn đời sống, sự sống là bất diệt. Hồ Xuân Hương dám bỡn cợt với cái chết, bỡn cợt với khổ đau. Tiếng cười của Hồ Xuân Hương là tiếng cười lạc quan vui mà không tếu, là dựa trên một triết học nhân sinh như vậy. Hơn nữa, tiếng cười của bà cất lên từ cuộc sống thường nhật. Trong bài thơ Qua sông phụ sóng bà có viết:

Chú lái kia ơi, biết chú rồi Qua sông rồi lại đấm ngay bòi

Chèo ghe vừa khỏi dòng nước ngược, Đấm c ngay vào ngấn nước xuôi

Mới biết lên bờ đà vô đít Nào khi giữa khúc phải co vòi

Chuyến đò nên nghĩa sao chẳng nhớ Sang nữa hay là một chuyến thôi

Đó là cái hài của bản thân sự sống. Như vậy, nguồn chính của tiếng cười Xuân Hương là sự vận động của bản thân đời sống, tức là sự trở thành, sự thay thế, tính tương đối vui vẻ của cuộc sinh tồn. Thơ Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng cười giải phóng từ chính những biểu tượng phồn thực. Không che giấu chuyện dâm tục bản năng, coi tình yêu như một thú vui, tiếng cười hồn nhiên của Hồ

Xuân Hương đã giúp con người giải tỏa ấm ức trong lòng, đối phó với những cấm đoán, giáo điều và khẳng định tính dục như một nhu cầu tự thân.

Bản chất trong cái hài hước của thơ Hồ Xuân Hương là tiếng cười yêu đời, giải trí đều mang tính giáo dục, nhắc nhở nhẹ nhàng. Nói như Hêghen thì đó là “Cười để nhân loại chia tay dễ dàng hơn với quá khứ của mình”. Thơ Hồ Xuân hương không phải không có nỗi buồn, không có sự chiêm nghiệm suy tư nhưng với Xuân Hương tiếng cười chiếm đa số. Niềm vui là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong thơ Hồ Xuân Hương thông qua tiếng cười. Trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương có những bài thơ nói về tiếng khóc chồng , những bài thơ than vãn nhưng không bài thơ nào rơi vào trạng thái bi kịch, tuyệt vọng mà tất cả đều toát lên ý vị hài hước. Hai bài thơ “Khóc tổng Cóc “Khóc ông phủ Vĩnh Tường”, Hồ Xuân Hương tự vận vào lịch sử cá nhân với tâm thế chủ động, thanh thản như trút gánh nợ đời. Như vậy qua sự phân tích trên có thể thấy tiếng cười trong thơ Hồ Xuân Hương là sự kết hợp hài hòa giữa tiếng cười giễu nhại, giải thiêng với tiếng cười tự do, giải phóng, yêu đời, lạc quan. Tiếng cười trong thơ Hồ Xuân Hương như một cách biểu hiện thiết yếu được ở hình tượng đả kích, châm biếm hoặc tán đồng nhằm thể hiện sức mạnh giải phóng của nó, biểu dương sức mạnh tái sinh, cách tân của nó nhưng đồng thời cũng là phương tiện để đối thoại với văn hóa dân gian và văn hóa phong kiến phương Đông.

Tiểu kết chương 3

Ở chương này, tìm hiểu về các phương thức đối thoại, một số thủ pháp nghệ thuật để tạo ra tính đối thoại. Như ở chương 2, ta nhận ra hai xu hướng đối thoại văn hóa là xu hướng đối thoại tương hỗ đối với văn hóa dân gian và xu

hướng đối thoại tương phản đối với văn hóa phong kiến phương Đông. Chính vì vậy, các phương thức đối thoại sẽ rất đa dạng, do hai xu hướng đối thoại chi phối.

Đối thoại tương hỗ giúp thơ Nôm Hồ Xuân Hương là công cụ để bà vận dụng vào tác phẩm của mình một cách linh hoạt, dù là tán đồng song vẫn chắt lọc. Với sự tán đồng với văn hóa dân gian, Hồ Xuân Hương vận dụng các thủ pháp như thủ pháp đố tục giảng thanh, lấp lửng hai mặt, nói lái, chơi chữ vfa khẩu ngữ…

Đối thoại tương phản thì thủ pháp giễu nhại như một công cụ để bà phản đối văn hóa phong kiến mà bà không tán đồng một cách nhẹ nhàng bằng việc bỡn cợt, mỉa mai thông qua tiếng cười. Qua đó cho thấy rõ những nhân tố tạo nên hiệu quả của đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương.

KẾT LUẬN

1. Đối thoại văn hóa là một khái niệm khá phức tạp nhưng thú vị trong lý thuyết liên văn bản. Liên văn bản là thuật ngữ này được định nghĩa theo nhiều cách tùy theo hướng tiếp cận. Bản thân nó có một phạm vi nghiên cứu rất rộng lớn, khởi nguồn từ nhà ngôn ngữ học F. Saussure và Bakhtin, được J.Kristeva định hình, đến nay, lý thuyết về liên văn bản vẫn tiếp tục được phát triển. Về cơ bản liên văn bản chính là sự kêu gọi ý nghĩa giữa các văn bản, giữa tác giả và người đọc. Lý thuyết liên văn bản là hướng tiếp cận linh hoạt, có thể vận dụng trong nhiều lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Với luận văn này, chúng tôi đã khảo sát phần nào tính đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương là một mảng đề tài hay và mới mẻ.

2. Tìm hiểu đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương là một việc làm cần thiết và bổ ích vì nó thể hiện một cách tập trung trong việc đối thoại văn hóa bằng sự kết nối bao hàm toàn bộ nền văn hóa rộng khắp bao gồm văn hóa dân gian và văn hóa phong kiến phương Đông. Đối thoại văn hóa như gốc rễ cội nguồn của những tác phẩm thơ Hồ Xuân Hương. Tất cả đều nhằm tạo nên một thế giới của cả quá khứ và hiện tại sinh động với các giá trị văn hóa đặc sắc trong thơ bà. Đồng thời yếu tố liên văn bản cũng tạo nên sự giao lưu giữa các quan điểm góp phần làm sáng rõ hơn phong cách nghệ thuật và tư duy sáng tác của nhà thơ.

3. Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương tạo ra hai xu hướng đối thoại văn hóa. Đó là hai xu hướng cơ bản là đối thoại tương hỗ với văn hóa dân gian và tương phản đối với văn hóa phong kiến phương Đông.

Là bà chúa thơ Nôm, thơ của Hồ Xuân Hương thể hiện rõ tiếng nói tán đồng, hưởng ứng tính thần văn hóa dân gian và ngược lại, trong vai của một người phụ nữ chịu quá nhiều áp bức của tư tưởng phong kiến, thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương quyết liệt đối thoại với văn hóa Nho giáo, Phật giáo. Đó là

tiếng nói phản kháng, tung hê tất cả những luân lý, giáo điều, quy tắc… đã “thâm căn cố đế”, chèn ép con người quá đáng.

4. Để nhận biết được các xu hướng đối thoại văn hóa đó như thế nào, chúng tôi đã tìm hiểu khai thác và nghiên cứu các phương thức đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương. Phương thức đối thoại cũng có mối liên hệ rất chặt chẽ với hình thức đối thoại tương hỗ và tương phản. Đó là sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật dân gian như đố tục giảng thanh, tính lấp lửng hai mặt, chơi chữ… để thể hiện sự tán đồng với văn hóa dân gian và thủ pháp giễu nhại, chơi chữ… để chế nhạo, đả kích với văn hóa phong kiến phương Đông. Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã góp phần làm rõ hơn tài năng cũng như những điểm đặc biệt trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương.

5. Luận văn cũng ít nhiều đưa ra một hướng tiếp cận linh hoạt hơn với văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung. Đó là hướng nghiên cứu liên văn bản qua thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương. Trong xu hướng liên văn hóa và đa văn hóa như ngày nay, có lẽ hướng nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta tỉm hiểu kĩ lưỡng hơn các tác phẩm nghệ thuật cũng như có sự đánh giá hợp lý hơn về nghệ thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Kế Bính (2011), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học.

2. Nguyễn Mạnh Cường (2010), Nho giáo - Đạo học trên đất kinh kỳ, Nxb Thời đại, Hà Nội.

3. Phan Cự Đệ (2009), Văn học Việt Nam 1900 - 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Đoàn Lê Giang (2015), “Hồ Xuân Hương từ cái nhìn hậu hiện đại”, Tạp

chí Nghiên cứu văn học, số 6/2011.

5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), (2009), Từ

điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Hoàn (2010), Khuynh hướng thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Phạm Văn Hưng (2018), Văn học tính dục ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Trần Đình Huợu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Trần Đình Hượu (2002), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Nxb ĐHQGHN.

10. Trần Đình Hượu (2007), Tuyển tập, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Trần Đình Hượu (2007),Tuyển tập, tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Đinh Gia Khánh (2002), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Trần Trọng Kim (2003), Nho giáo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Đăng Na (2001), Hồ Xuân Hương với văn học dân gian, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Lộc (2009), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Phương Lựu (2002), Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung

đại Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

18. Nguyễn Quang Ngọc (2006), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Hoàng Phê (Chủ biên), (2009), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội.

20. Trần Ngọc Thêm (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Lã Nhâm Thìn (2002), Bình giảng thơ Nôm Đường luật, Nxb giáo dục, Hà Nội.

23. Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

24. Nguyễn Văn Thuấn (2019), Giáo trình lý thuyết liên văn bản, Nxb Đại học Huế. 25. Đỗ Lai Thúy (2003), Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực và những mơ

mộng nghệ thuật, Nxb Văn học.

26. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)