8. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Thủ pháp lấp lửng hai mặt
Bản chất của lấp lửng hai mặt theo cách hiểu nôm na tức là không rõ ràng. Khi tiếp cận một vấn đề có tính chất lấp lửng hai mặt thì bao giờ cũng có hai lớp ý nghĩa. Lớp nghĩa thực và lớp nghĩa biểu tượng thông qua lớp ngôn từ.
Tính lấp lửng hai mặt là một hình thức nghệ thuật để tác giả vẫn nói được đến tính dục trong xã hội quân chủ Nho giáo, nhất là ở tầng lớp trên đó là một điều bị cấm kỵ. Hạt nhân thơ của Hồ Xuân Hương là thủ pháp lấp lửng hai mặt. Bà sử dụng những từ ngữ mà bản thân chúng đã có hai nghĩa như: “chày cối,
hang động, đánh đu…” hoặc những từ bản thân chúng không có nghĩa ấy những
bằng tư duy sáng tạo của Hồ Xuân Hương biết đặt chúng vào văn cảnh hoặc đặt bên cạnh những từ trừu tượng khác và do có sự va chạm nên chúng phát sinh một nghĩa mới trong tâm thức người tiếp cận (cán cân tạo hóa, túi càn khôn…). Đồng thời nữ thi sĩ cũng làm thỏa mãn ở độc giả một tâm lý ngàn đời thuộc về bản năng con người, tâm lý có từ khi có văn hóa, từ khi nguyên lý thực tiễn ra đời để chi phối nguyên lý khoái cảm. Đó là thỏa mãn tinh thần, cười một cách sảng khoái mà không bị chịu hình phạt đặc biệt là trong không gian văn hóa bà đang sống. Tính này được bắt nguồn từ tư duy nguyên thủy. Trước hết đó là cảm thức hai mặt cấm kỵ, sau đó là tư duy lưỡng phân lưỡng hợp. Biểu hiện của tư duy ấy là lối sống hòa hợp, dung hòa, không nghi kị, đả kích lẫn nhau. Trong thơ của Hồ Xuân Hương, dù có ý giễu cợt mỉa mai một số hạng người trong xã hội đó song bằng thủ pháp lấp lửng hai mặt tiếp thu từ dân gian nên vẫn thể hiện được sự dung dị, đời thường không gay gắt.
Do thoát khỏi khuôn sáo của lối thơ khẩu khí nên Hồ Xuân Hương bám sát vào nghĩa thực để phơi bày nghĩa biểu tượng. Và tài tình thay là hai lớp nghĩa
này chi phối nhau, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời nên đặc trưng thơ của Hồ Xuân hương là lấp lửng hai mặt. Trong thơ Nôm của bà, bằng việc sử dụng từ đồng âm khác nghĩa để tạo sự liên tưởng lấp lửng, từ “con cò” vừa là một loài chim, tuy nhiên nó vừa chỉ một bộ phận của khung dệt vải nhưng đồng thời lại có nghĩa là dương vật của người đàn ông:
Con cò mấp máy suốt đêm thâu
(Dệt cửi)
Có thể nói, bằng cách vận dụng thủ pháp lấp lửng hai mặt vào thơ Nôm của mình nên thơ của bà bên cạnh việc kế thừa thủ pháp nghệ thuật trong văn học dân gian nó còn đậm chất hiện đại. Đối với thơ Hồ Xuân Hương không chỉ dừng lại ở hai lớp nghĩa mà còn có ba lớp nghĩa: nghĩa thứ nhất, nghĩa thứ hai và nghĩa khái quát. Thiếu vắng một trong 3 nghĩa này dứt khoát không phải là thơ Xuân Hương. Nghĩa thứ ba có thể không quan trọng đối với tác giả vì nghĩa thứ ba này còn tùy thuộc vào đối tượng tiếp nhận. Nhưng với nghĩa thứ nhất và nghĩa thứ hai hết sức quan trọng. Và đầu đề tác giả đã đặt tên gì thì dứt khoát nghĩa thứ nhất mang nội dung đó (Ví dụ: Quả mít, Con ốc, Đánh đu, Tát nước, Dệt cửi,
Cái quạt, Tự tình, Mời trầu…). Nghĩa thứ hai sẽ hiện ra ngay khi người đọc vừa
khám phá nghĩa thứ nhất. Và chính nghĩa thứ hai này mới thực sự làm cho người đọc ngạc nhiên thích thú, thích thú vì chính mình-người đọc- chứ không phải ai khác phát hiện cái tiềm ẩn bên trong. Cái tiểm ẩn bên trong là một kho tàng cuốn hút người khai thác khám phá những điều hết sức kỳ thú. Và nghĩa thứ ba là nghĩa khái quát rút ra từ nghĩa thực và nghĩa ẩn thứ hai, có tính chất quyết định giá trị bài thơ. Chẳng hạn:
Qủa cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá, bạc như vôi
Bằng việc sử dụng thủ pháp lấp lửng hai mặt, bài thơ có ba nghĩa. Nghĩa thứ nhất nói về một nghi thức dân gian, nghĩa thứ hai thể hiện tiếng nói của nhà thơ, nghĩa thứ ba là tùy vào đối tượng tiếp nhận. Với người phụ nữ là tiếng nói đồng cảm còn với các trang nam nhi là sự trách móc.