Thủ pháp nói lái, chơi chữ, sử dụng khẩu ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 73 - 76)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Thủ pháp nói lái, chơi chữ, sử dụng khẩu ngữ

Nói lái (còn gọi là nói trại) là một cách nói kiểu chơi chữ của người Việt Nam. Đối với từng vùng miền khác nhau thì do cách nói của tiếng địa phương nên tiếng nói lái sẽ có thay đổi một chút. Nói lái được coi là ít nghiêm trang, có tính cách bông đùa, mỉa mai hoặc châm biếm, một số dùng để diễn tả sự thô tục một cách kín đáo

Nói lái xuất hiện rất nhiều trong văn học dân gian. Văn học viết hầu như vắng bóng, chỉ trừ người làm có dụng ý chơi chữ. Không phải mất công tìm kiếm, người đọc thấy sẽ xuất hiện khá nhiều: lo cũ, lộn lèo, đá đeo, đứng tréo, trái gió,

đẽo đá, đếm lại đeo, đáo nơi neo, suông không đấm, nắng cực… Xét ngữ nghĩa

của từng từ đều có ý nghĩa, hoàn toàn không chỉ để lái lại. Ví dụ:

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo Vị gì một chút tẻo tèo teo

Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc Trái gió thành ra phải lộn lèo!

(Kiếp tu hành)

Lộn lèo được hiểu là dây lèo của thuyền buồm bị lộn ngược trở lại khi

ngược gió. Đáo nơi neo nghĩa là đi đến một nơi nào đó. Tuy nhiên những từ này khi đọc ngược lại thì nó hoàn toàn tạo ra một nghĩa khác. Nghĩa này thực ra cũng không hề xa lạ với ý nghĩa chung toàn bài, đối tượng chính vẫn là những nhân vật đã được đề cập đến. Ông sư trụ trì buồn tình đáo nơi neo, để cho chú tiểu để suông chày kình không đấm, bà vãi thì ngồi lần tràng hạt hết đếm lại đeo,… Luận ra nghĩa thứ hai, các hoạt động đó cũng thuộc về ông sư, bà vãi, chú tiểu… Tài tình ở chỗ những từ ngữ này đều mang nghĩa và không quá sống

sượng, khiếm nhã, khiêu dục. Như vậy, việc đối thoại với văn hóa dân gian đã mang lại hiệu quả trong việc diễn đạt ý đồ của Hồ Xuân Hương. Bằng thủ pháp nói lái, Hồ Xuân Hương vừa thể hiện được yếu tố phồn thực là yếu tố cốt lõi trong thơ bà nhưng đồng thời ngôn ngữ lại dân dã, bình dị, không có tính dâm dục.

Thủ pháp nghệ thuật dân gian được Xuân Hương sử dụng trong thơ còn được biểu hiện ở góc độ chơi chữ. Chơi chữ là cách biến hóa ngôn từ kết hợp tính nghệ thuật của người Việt. Nó được sử dụng phổ biến trong thơ ca chính thống và ca dao, tục ngữ gắn liền trong cuộc sống đời thường. Biện pháp tu từ này có tác dụng làm câu thơ, lời văn thêm phần dí dỏm, trào phúng và có tính giáo dục cao.

Ví dụ trong bài thơ Khóc Tổng Cóc: Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi. Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé, Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi

Trong bài thơ xuất hiện những chỉ những con vật có họ hàng với loài cóc như: Chẫu chàng, nhái bén, nòng nọc, chẫu chuộc, cóc. "Đứt đuôi nòng nọc", thành ngữ chỉ sự cắt đứt hẳn; thành ngữ "Cóc bôi vôi lại về" chỉ sự việc nếu bôi vôi vào cóc để đánh dấu thì cóc dù đi đâu rồi cũng lại trở về. Nhưng nay duyên vợ chồng đã đứt hẳn, dù Cóc đi đã đem theo cả dấu vôi, dẫu có nghìn vàng cũng không chuộc lại thì Cóc cũng không thể trở về.Theo tài liệu sưu tầm về giai thoại thơ Hồ Xuân Hương thì Hồ Xuân Hương làm bài Khóc tổng Cóc trong thời gian đã lấy ông phủ Vĩnh Tường. Tuy nhiên, mối nhân duyên này không được ủng hộ, thậm chí gia đình nhà chồng còn cố tình chia rẽ cuộc hôn nhân này. Bất mãn trước điều đó, Hồ Xuân Hương mới đưa cả họ hàng nhà Cóc vào bài thơ để giễu: nhái bén, chẫu chàng, nòng nọc, chẫu chuộc,….

Hoặc đưa những thành ngữ tục ngữ vào để làm rõ ý: cố đấm ăn xôi, bạc như vôi, xanh lá, bảy nổi ba chìm, năm thì mười họa, nặng như đá đeo, làm mướn

không công, thăm ván bán thuyền…bằng nhiều cách, có khi đưa nguyên câu, có

khi chỉ đưa một vế làm thế nào để diễn đạt rõ điều mình muốn nói.

Chơi chữ trong dân gian cũng có những chức năng giống với nói lái. Tuy nhiên chơi chữ là thủ pháp thể hiện được tư duy phong phú của người Việt, tạo hiệu quả trong việc đối thoại với văn hóa dân gian.

Ngoài các thủ pháp như lấp lửng hai mặt, chơi chữ, nói lái, Hồ Xuân Hương còn sử dụng khẩu ngữ vào thơ Nôm truyền tụng của bà. Khẩu ngữ là ngôn ngữ tồn tại chủ yếu ở dạng nói, được sử dụng để trao đổi tư tưởng, tình cảm trong sinh hoạt hằng ngày.Trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương cho thấy bà đứng ở nhiều vị trí bằng cách tự xưng: tôi, chị, em, thân em, và cả tên Xuân Hương nữa. Cách xưng tên Xuân Hương trong bài Mời trầu rất lạ. Ta thấy trong văn học trung đại Việt Nam có một số nhà thơ xưng tên như Nguyễn Du:

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng?

(Độc Tiểu Thanh kí)

Tuy nhiên, sắc thái biểu cảm trong việc tự xưng của Nguyễn Du có điểm khác so với Hồ Xuân Hương. Nguyễn Du có phần điềm đạm và khiêm tốn hơn Hồ Xuân Hương. Tiếng xưng tên của Xuân Hương còn có cái gì đó tinh quái, liêu trai, sấp ngửa… khơi trêu những khách đa tình, tiếng em, hay xưng tên của Xuân Hương người đọc hình dung đi kèm theo đó là cái liếc mắt đưa tình, hoặc một cú huých vai cần thiết, chứ không chỉ đơn giản đậm thắm thiết tha. Quả nhiên sau bà người ta dùng nhiều nhưng thời ấy thì hiếm thấy. Việc sử dụng khẩu ngữ còn được thể hiện qua tiếng chửi của bà một cách ngoa ngoắt dù đối tượng bà hướng đến ở đâu là “kiếp lấy chồng chung” là cái trừu tượng, không cụ thể:

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!

(Làm lẽ)

Với phong cách Xuân Hương thì trong thơ không thể thiếu những thủ pháp nghệ thuật dân gian. Chúng góp phần làm nổi rõ một Xuân Hương trái tính trái nết, mạnh mẽ, ngang bướng, đanh đá, chua ngoa, hay gây gổ, “trời không sợ, đất không sợ” như các nhà phê bình thường nói. Đặc biệt hơn, những thủ pháp này là phương tiện để thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương đối thoại với nền văn hóa dân gian một cách sắc nét và cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)