Kiểm soát chất lượng khảo sát thiết kế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng khai phá dữ liệu vào công tác quản lý nguồn nhân lực (Trang 80 - 82)

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3.1 Kiểm soát chất lượng khảo sát thiết kế

Khâu khảo sát là khâu quan trọng tạo nền tảng cho khâu thiết kế được thuận lợi hơn từ đó nâng cao chất lượng công trình. Trong công cuộc khảo sát này Viện phải cử người có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm đi khảo sát địa chất, xem xét đặc điểm tự nhiên, hạ tầng, kỹ thuật và đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương nơi công trình dự định xây dựng.

Khảo sát là công tác quan trọng trong thiết kế, khảo sát có tốt, chính xác thì mới là căn cứ để có được bản thiết kế chính xác, hoàn chỉnh. Chính vì vậy Viện phải nâng cao chất lượng công tác khảo sát trong cơ quan.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo sát:

- Đầu tư, nâng cấp máy móc thiết bị mới cho đội khảo sát địa chất, địa hình - Đào tạo cán bộ khảo sát có chuyên môn

Công tác khảo sát là công tác chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh nhất: khí hậu, địa hình, thời tiết... Do vậy đơn vị cần xây dựng hệ thống liên lạc tiên tiến để còn kịp thời liên lạc với cơ quan trong những trường hợp cần thiết.

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải đầy đủ các nội dung sau: (theo điều 8 thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013);

- Nêu rõ mục đích của khảo sát xây dựng: thuộc loại công trình nào (cầu đường, dân dụng hay hạ tầng kỹ thuật), công trình cấp mấy; phù hợp với quy mô công trình, loại hình khảo sát xây dựng và bước thiết kế.

- Phạm vi khảo sát xây dựng.

- Phương pháp khảo sát xây dựng và tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng: Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đưa ra phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt. Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng.

- Dự kiến khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng. - Thời gian khảo sát xây dựng.

Kiểm soát nội dung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng: - Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; - Thành phần, khối lượng công tác khảo sát xây dựng;

- Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được sử dụng; - Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng áp dụng;

- Tổ chức thực hiện và biện pháp tự kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng;

- Tiến độ thực hiện;

- Các biện pháp bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình xây dựng có liên quan trong khu vực khảo sát;

- Các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình khảo sát (nguồn nước, tiếng ồn, khí thải...);

- Dự toán chi phí cho công tác khảo sát xây dựng.

Sau khi có kết quả khảo sát phải tiến hành nghiệm thu và kiểm tra kết quả khảo sát. Người đứng ra nghiệm thu và kiểm tra có thể là trưởng phòng hoặc người

được phân công trách nhiệm kiểm tra. Nội dung sau nghiệm thu và kiểm tra gồm có:

- Kiểm tra chất lượng báo cáo kết quả khảo sát xây dựng so với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được phê duyệt;

- Kiểm tra khối lượng công việc khảo sát xây dựng đã thực hiện, xem xét sự phù hợp về quy cách, số lượng và các nội dung khác theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;

- Kết luận về việc nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng khai phá dữ liệu vào công tác quản lý nguồn nhân lực (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)