5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1.4 Xây dựng quy trình kiểm soát thiết kế theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008
Quy trình kiểm soát thiết kế được thực hiện như sau: • Lập kế hoạch thiết kế
Do người CTTK hay CNĐA có tham khảo ý kiến của Viện trưởng, phó viện trưởng (lãnh đạo). Kế hoạch đảm bảo chất lượng thiết kế bao gồm:
- Đảm bảo các yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế do chủ đầu tư lập hoặc do đơn vị mình lập trước đó được chủ đầu tư đồng ý thông qua.
- Tổ chức đội ngũ thiết kế.
- Hoặc có thể cộng tác với bên ngoài như đại diện chủ đầu tư, chuyên gia tư vấn, thầu phụ tư vấn trong các công việc đặc thù, đặc biệt.
- Các quy định và các bên liên quan phải ký vào đồ án.
- Xem xét nội bộ phần quan tâm nhất trong các giai đoạn thiết kế.
- Sự chấp nhận của khách hàng những nội dung quan trọng trong thiết kế, mức độ vật tư và các đặc trưng kỹ thuật.
- Tiến độ các giai đoạn thiết kế chính.
- Về tài chính và công nghệ thông qua hội đồng ISO phê duyệt. Thành lập một bản kiểm soát thiết kế theo mẫu như sau:
Bảng 3.1: Bản kiểm soát thiết kế
Giai đoạn/chi tiết Ngày dự kiến/ Ngày
thực hiện Chữ ký Ghi chú
Chuẩn bị
Nắm bắt các yêu cầu, nhiệm vụ TK Sắp xếp chỉ đạo
Kế hoạch tài chính
Chấp nhận các thủ tục liên quan tới chủ đầu tư, tư vấn, nội bộ
Thoả thuận tóm tắt ban đầu Thảo luận nội bộ
Lập đội hình thiết kế
Chuẩn bị kế hoạch chất lượng Xác định tư vấn
Phác thảo tiến trình Điều tra hiện trường Lấy ý kiến tư vấn
Báo cáo nghiên cứu khả thi
Tiếp nhận phản hội của chủ đầu tư
Đề xuất các kiến nghị
Đưa ra báo cáo, sơ đồ Xem xét chung trong nội bộ
Thiết kế sơ bộ
Hỏi ý kiến an toàn PCCC Xem xét thiết kế
Nhận phản hồi của chủ đầu tư Danh mục kiểm tra
Chấp nhận kế hoạch đưa ra Báo cáo sơ đồ thiết kế
Thiết kế chi tiết
Thực hiện thiết kế chi tiết Xem xét thiết kế trong nội bộ
Chấp nhận cuối cùng của chủ đầu tư
Sản phẩm
Các bản vẽ
Danh mục kiểm tra Tiến độ
Bản vẽ từ các bên phối hợp Các yêu cầu kỹ thuật
• Đầu vào của thiết kế
Đầu vào của thiết kế bao gồm:
- Các yêu cầu chi tiết của khách hàng - Các thông tin hiện trường
- Tư liệu và dịch vụ đáp ứng được từ khách hàng (nếu có) - Các chỉ tiêu kỹ thuật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn sử dụng - Các kết quả khảo sát điều tra
- Yêu cầu của những người có trách nhiệm cần thiết - Các luật, nghị định, thông tư áp dụng
- Đảm bảo an toàn, sức khỏe và môi trường
Trong trường hợp thiết kế chi tiết hoặc công việc đặc thù thì còn có thể bao gồm:
- Các bản vẽ và thông tin do kiến trúc sư, kỹ sư cung cấp - Các chỉ tiêu kỹ thuật và các yêu cầu cần thực hiện
- Các chi tiết và các báo cáo kỹ thuật về các tư liệu do tư vấn đưa ra • Đầu ra thiết kế
Đầu ra của thiết kế bao gồm: - Các bản vẽ và các chi tiết
- Các chi tiết kỹ thuật và tính toán - Các đặc trưng kỹ thuật
- Các mô hình tính toán - Các báo cáo kỹ thuật
- Các bản vẽ chế tạo cho các công tác đặc biệt
- Bảng liệt kê các bản vẽ và các văn bản giao cho chủ đầu tư và nhà thầu thi công
• Kiểm tra thiết kế
Các nội dung cần kiểm tra gồm:
- Đáp ứng được yêu cầu đặt ra của chủ đầu tư - Hiệu quả của thiết kế
- Tính khả thi
- Tuân thủ các tiêu chuẩn quy định hiện hành
- Lựa chọn vật tư, cấu kiện thích hợp, giá thành hợp lý - Kiểm tra dự toán, tổng mức dự toán
- Lựa chọn giải pháp công nghệ hợp lý • Thay đổi thiết kế
Trong quá trình thực hiện các khâu thiết kế tùy vào loại và tính chất của công trình mà cơ quan có những thay đổi nhất định trong khâu thiết kế. Đây là nền tảng để cho cơ quan áp dụng trong quá trình kiểm soát hoạt động thiết kế cho có hiệu quả. Trong một số công trình cơ quan có thể đơn giản hóa một số bước trong thiết kế để phù hợp, giảm được chi phí mà vẫn đảm bảo về chất lượng công trình
• Phê duyệt in hồ sơ
Sau khi kiểm tra xong không còn sơ sót gì CTTK, CTKT, kiến trúc sư và kỹ sư, cán bộ quản lý chất lượng công trình, phòng ban ISO ký vào khung tên của mình hồ sơ được trình lên lãnh đạo cơ quan xem xét lần cuối và ký phê duyệt. Ngoài ra tất cả các tài liệu trong cơ quan đều được người có trách nhiệm cao nhất là lãnh đạo Viện phê chuẩn ký tên trước khi ban hành. Sản phẩm sau khi phê duyệt được phòng lưu trữ lưu giữ theo cặp file ghi tên công trình đó. Và tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư CNĐA sẽ giao số lượng hồ sơ theo đúng quy định và hợp đồng ký kết.
Hình 3.4 Sơ đồ kiểm soát thiết kế theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008
Bước Trách nhiệm Nội dung hoạt động
1 CNĐA, chủ trì thiết kế
2 KTV, nhân viên điều tra
3 Kiến trúc sư, kỹ sư, KTV
4 CNĐA, CTTK, CTKT, nhân viên ISO
5 Kiến trúc sư, kỹ sư, KTV
6 Lãnh đạo cơ quan
7 CNĐA, phòng lữu trữ
Lập kế hoạch thiết kế
Đầu ra của thiết kế
Kiểm tra thiết kế
Thay đổi thiết kế Đầu vào của thiết kế
Phê duyệt hồ sơ