5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.2 Các mô hình quản lý chất lượng thiết kế CTXD
Mô hình quản lý chất lượng toàn diện
- Khái niệm:
Quản lý chất lượng toàn diện là một phương pháp quản lý của một tổ chức định hướng vào chất lượng dựa trên sự tham gia của mọi thành viên nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên trong công ty và xã hội.
- Mục tiêu:
+ Nâng cao uy tín, lợi nhuận của công ty và thu nhập của các thành viên, cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn nhu cầu khách hàng ở mức tốt nhất có thể.
+ Tiết kiệm tối đa các chi phí, giảm những chi phí không cần thiết. + Tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản xuất sản phẩm.
+ Rút ngắn thời gian thiết kế, giao hồ sơ đúng thời gian quy định - Đặc điểm:
+ Đặc điểm nổi bật của quản lý chất lượng toàn diện so với các phương pháp quản lý chất lượng khác là nó cung cấp hệ thống toàn diện của công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đặt ra.
+ Sự nhất thể mọi hoạt động trong quản lý chất lượng toàn diện đã giúp cơ quan tiến hành hoạt động phát triển sản xuất, tác nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ để duy trì được chất lượng sản phẩm với tiến độ ngắn nhất, chi phí thấp nhất. Khác với cách triển khai tuần tự nó đòi hỏi sự triển khai đồng thời của mọi quá trình trong một hệ thống tổng thể.
Mô hình quản lý chất lượng ISO 9000
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi loại hình tổ chức/doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và thường xuyên nâng cao sự thoả mãn của khách hàng.