Hoàn thiện pháp luật cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 7 thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 105)

Đối với tình hình vay nợ của các cá nhân, doanh nghiệp ở các NHTM Việt Nam hiện nay, nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, chiếm dụng vốn ngân hàng, thiếu chiến lược kinh doanh dẫn đến thua lỗ… Các lý do chủ quan

này từ phía khách hàng sẽ dẫn đến khả năng nợ xấu lớn. Vì lẽ đó, để tăng trách nhiệm của bên đi vay thì pháp luật nên quy định cho vay có bảo đảm bằng tài sản là điều kiện tiên quyết.

Quan điểm xem TSBĐ là nguồn thu nợ không đúng mong muốn của NHTM khi cấp tín dụng. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, tính khả thi dự án vay vốn và khả năng sinh lời từ vốn vay hạn chế thì nên đẩy mạnh việc cho vay có bảm đảm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau:

Thứ nhất, định hướng trong hoạt động kinh doanh, quản lý rủi ro và xử lý nợ xấu của Vietinbank CN7 đến năm 2020.

Thứ hai, đề ra những giải pháp thực tiễn để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại Vietinbank CN7 cũng như của NHTMCP Công thương Việt Nam.

Thứ ba, để những giải pháp để ra được thực hiện hiệu quả, luận văn cũng có một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan hữu quan nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý và tạo môi trường kinh doanh ổn định.

KẾT LUẬN

Xử lý nợ xấu là nhiệm vụ quan trọng của từng TCTD và toàn nền kinh tế. Để phát huy tối đa hiệu quả trong công tác xử lý nợ xấu đòi hỏi sự phối hợp của NHTM, các cơ quan ban ngành phối hợp chặt chẽ. Trong đó, quan trọng nhất là cơ chế pháp luật phải đồng bộ và hỗ trợ tối đa cho NHTM trong công tác xử lý nợ.

Đối với VietinBank CN7, với mục tiêu trung, dài hạn là trở thành Chi nhánh có hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt nhất hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam và tốt nhất trên địa bàn TP.HCM vào năm 2020. Vietinbank CN7 đã xác định những trọng tâm chiến lược trong giai đoạn tiếp theo là tiếp tục tăng trưởng kinh doanh có chọn lọc, hiệu quả, bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu khách hàng, tiếp tục tự động hóa dịch vụ với tiện ích cao, cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt chú trọng dịch vụ thanh toán ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại; cải thiện năng suất lao động, quản trị hiệu quả chi phí. Ngoài ra, song song với chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài, VietinBank CN7 luôn phải đặt việc quản trị rủi ro tín dụng và xử lý nợ xấu lên hàng đầu.

Với mong muốn đóng góp một phần nào đó trong công tác xử lý nợ xấu tại Vietinbank CN7, luận văn tập trung nghiên cứu những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác xử lý nợ xấu tại Vietinbank CN7, từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động này. Với kết cấu nội dung bao gồm 3 chương, luận văn đã giúp tác giả bổ sung những kiến thức nền tảng về nợ xấu và các biện pháp xử lý chúng, từ đó giải quyết những câu hỏi nghiên cứu đặt ra, cụ thể như sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về xử lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của NHTM cũng như nguyên nhân phát sinh và biện pháp xử lý nợ xấu của NHTM.

Thứ hai, công tác xử lý nợ xấu tại Vietinbank CN7 đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Ban lãnh đạo luôn xác định nhiệm vụ xử lý nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm, chính vì vậy tình hình nợ xấu luôn được phân tích thường xuyên và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến kết quả HĐKD của Chi nhánh. Tuy nhiện, công tác

xử lý nợ xấu của Vietinbank CN7 vẫn chưa thực hiện toàn diện và không mang lại hiệu quả như Chi nhánh kỳ vọng, và đều quan trọng nhất là tỷ lệ nợ xấu (Bao gồm cả nợ bán VAMC và nợ XLRR) của Vietinbank CN7 vẫn vượt mức 3% trong 5 năm qua.

Thứ ba, luận văn đã đề ra một số giải pháp cụ thể, thiết thực cho Vietinbank CN7 đồng thời, đưa ra các kiến nghị đối với NHTMCP Công thương Việt Nam và Chính phủ, Cơ quan hữu quan để tạo môi trường thuận lợi nhằm nâng cao nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu.

Tuy nhiên, đây là một nội dung nghiên cứu khá phức tạp, với sự hiểu biết, khả năng và thời gian có hạn của tác giả nên luận văn sẽ không tránh khỏi những khuyết điểm, thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được các góp ý từ phía hội đồng khoa học, các nhà quản trị ngân hàng nói chung và Vietinbank nói riêng, từ các đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn đề này để có thể tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

Sách.

Đặng Đức Thành (2015), Giải quyết nợ xấu từ gốc: Nợ xấu ngân hàng, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chính Minh.

Peter S. Rose (2001), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Tài Chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Bài báo, bài viết, luận án

Cao Thị Thúy (2015), Pháp luật về xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại từ thực tiễn của Ngân hàng Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), luận văn thạc sĩ, Trường đại học Quốc gia Hà Nội.

Đào Thị Hồ Hương (2013), “Bàn về hướng xử lý nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng (2/2013), số 4, Trang 32-35.

Đinh Thị Thanh Vân (2012), “So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Việt Nam với thông lệ quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, số 19, trang 5-12.

Hoàng Thị Duyên (2016), “Bàn về hiệu quả xử lý nợ xấu Ngân hàng”, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 - tháng 8/2016, trang 95-97.

Huỳnh Thế Du (2004), Xử lý nợ xấu ở Việt Nam nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong việc hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày 21/01/2013.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư số 09/2015/TT-NHNN, quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày 17/07/2015.

Nguyễn Duyên (2013), Việt Nam tham khảo kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Trung Quốc, trên https://ndh.vn

Nguyễn Đắc Hưng (2015), “Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 2, trang 65-67.

Nguyễn Quang Thái (2013), “Nợ xấu: Nhận dạng và xử lý”, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 2, trang 16-18.

Nguyễn Thị Mùi (2012), “Thực trạng nợ xấu tại các Ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ”, Tạp chí tài chính, số 11, trang 6-8.

Nguyễn Văn Thọ (2014), “Xử lý nợ xấu bằng biện pháp chuyển nợ thành vốn góp tại Việt Nam - Hiện trạng và kiến nghị”, Tạp chí ngân hàng, số 7, trang 8- 11.

Phạm Hữu Hồng Thái (2012), Kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại một số nước và hàm ý cho Việt Nam, Tạp chí Tài chính (số 11-2012).

Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị quyết số 42/2017/QH14, Về thí điểm xử lý nợ xấu của các Tổ chức Tín dụng ngày 21/06/2017.

Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật số 47/2010/QH12, Luật các tổ chức tín dụng ngày 16/06/2010.

Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật số 17/2017/QH14, Sửa đổi, bổ sung một số điểu của luật các tổ chức tín dụng ngày 20/11/2017.

Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 1058/QĐ-TTg, phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” ngày 19/07/2017.

Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị định số 843/QĐ-TTg, phê duyệt đề án “xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và đề án “thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng việt nam” ngày 31/05/2013.

Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số 55/NĐ-CP, về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày 09/06/2015.

Thủ tướng Chính phủ (2018), Nghị định số 116/2018/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 55/2015/nđ-cp ngày 09 tháng 6 năm 2015 của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày 07/09/2018.

Tô Ngọc Hưng (2012), Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và những bài học cho Việt Nam, trên https://www.sbv.gov.vn.

Trúc Minh (2018), Kinh nghiệm của Ấn Độ trong xử lý nợ xấu từ Bộ luật về mất thanh toán và phá sản, theo KTTD, vietnambiz, trên https://doisongtieudung.vn.

Trung Vũ (2017), Kinh nghiệm ngoại giúp xử lý nợ xấu nội, theo thanhtravietnam, trên https://tapchitaichinh.vn.

Thông tin doanh nghiệp

Vietinbank - Chi nhánh 7 (2014, 2015, 2016, 2017, 2018), Phương hướng kinh doanh, Báo cáo hàng năm.

Vietinbank - Chi nhánh 7 (2014, 2015, 2016, 2017, 2018), Kết quả kinh doanh, Báo cáo hàng năm.

Alex Addae-Korankye (2014), “Causes and Control of loan default/delinquency in Microfinance institutions in Ghana”, American International Journal of Contemporary Research, Vol. 4, No. 12, December 2014, P.36-45.

Basel Committee on Banking Supervision (2005), International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards (A Revised Framework).

Dimitrios P. Louzis, Angelos T. Vouldis, Vasilios L. Metaxas (2012), “Macroeconomic and bank-specific determinants of non-performing loans in Greece: A comparative study of mortgage, business and consumer loan portfolios”,

Journal of Banking & Finance, vol. 36(4), P.1012-1027.

Eighteenth Meeting of the IMF Committee on Balance of Payments Statistics Washington, D.C., (June 27-July 1 (2005)), The Treatment of Nonperforming Loans.

Evelyn Richard (2010), Factors that cause non-performing loans in commercial banks in Tanzania and strategies to resolve them, Proceedings of the 11th annual Conference.

John Wiley&Sons and Joel Basis (1998), Rick Management in Banking. Ng’etich Joseph Collins và Kenneth Wanjau (2011), “The effects of interest rate spead on the level of non-performing assets: A case of commercial banks in Kenya”, International Journal of Business and Public Management, Vol. 1(1), P.58-65.

Mohd Zaini Abd Karim, Sok-Gee Chan và Sallahudin Hassan (2010), “Bank efficiency and non-performing loans: evidence from Malaysia and Singapore”,

Prague Economic Papers, P.119-132.

Rajiv Ranjan and Sarat Chandra Dhal (2003), Non-performing loans and terms of credit of public sector banks in India: An empirical assessmemt, Reserve bank of India occasional papers (Vol. 24, No. 3, Winter 2003).

Các Website www.Vietinbank.vn www.Sbv.gov.vn https://ec.europa.eu/info/business-economy-euro/banking-and- finance/financial-supervision-and-risk-management/managing-risks-banks-and- financial-institutions/non-performing-loans-npls_en

PHỤ LỤC

QUY TRÌNH XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIETINBANK CN7

 Bước 1: Phát hiện dấu hiệu khoản nợ CVĐ và thực hiện phân loại nợ

NGƯỜI

THỰC HIỆN NỘI DUNG THỰC HIỆN

* Phát hiện dấu hiệu khoản nợ CVĐ

CB.QLKN

- Kiểm tra các báo cáo tài chính của khách hàng; các giao dịch với ngân hàng, tiếp xúc trực tiếp với KH và các nguồn thông tin khác.

* Phát hiện dấu hiệu khoản nợ CVĐ

CB.QLKN

- Gặp gỡ khách hàng/trao đổi qua điện thoại khi phát hiện dấu hiệu của khoản nợ CVĐ. Kiểm tra lại thông tin, tìm hiểu nguyên nhân, đôn đốc khách hàng trả nợ. Trường hợp khách hàng không trả được nợ trong vòng 10 ngày, CB.QLKN lập tờ trình báo cáo lãnh đạo phòng và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời như:

+ Chưa xem xét cho vay các HĐTD mới.

+ Cơ cấu nợ nếu khách hàng gặp khó khăn tạm thời về tài chính (trường hợp cơ cấu lại nợ sẽ giúp khách hàng vượt qua khó khăn, trả được nợ ngân hàng theo lịch cơ cấu lại nợ).

+ Thực hiện ngay các biện pháp xử lý khẩn cấp để giảm thiểu rủi ro như tạm dừng giải ngân các HĐTD đã ký, giảm hạn mức tín dụng và thu hồi nợ trước hạn trong trường hợp:

 Khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, sử dụng vốn sai mục đích, vi phạm HĐTD và các cam kết khác.

 Có dấu hiệu bất lợi cho HĐKD, tài sản và tài chính của khách hàng, làm suy giảm khả năng trả nợ vay.

 Khách hàng thực hiện chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hóa doanh nghiệp nhưng không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong HĐTD.

 Khách hàng thuộc diện giải thể, phá sản.

+ Đánh giá thực chất khoản nợ, trình Cấp có thẩm quyền phê duyệt nhóm nợ tương ứng thực chất của khoản nợ (nhóm nợ rủi ro cao hơn nhóm nợ hệ thống tự động phân loại) để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Sau khi có phê duyệt của Cấp có thẩm quyền, CB.QLKN thực hiện phân loại theo đúng quy định để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Tiến hành phân loại nợ, kiểm tra số tiền trích lập dự phòng đối với từng khách hàng theo quy định hàng tháng hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

LĐP.QLKN

- Kiểm tra các thông tin, ký tắt trên các trang tờ trình của CB.QLKN, ghi ý kiến đề xuất biện pháp xử lý khoản nợ khẩn cấp, trình Cấp có thẩm quyền quyết định biện pháp xử lý.

- Kiểm tra việc phân loại nợ và số tiền trích lập DPRR của khách hàng do CB.QLKN thực hiện.

- Chuyển kết quả phân loại nợ, số tiền trích trích lập DPRR cho phòng XLKN để tổng hợp.

CB.XLKN

- Tổng hợp kết quả phân loại nợ, số tiền trích DPRR.

- Gửi báo cáo về Phòng QLNCVĐ – TSC NHCT và các bộ phận liên quan sau khi Cấp có thẩm quyền phê duyệt.

LĐP.XLKN

- Kiểm tra kết quả tổng hợp phân loại nợ, kết quả tính toán trích lập DPRR, ký kiểm soát báo cáo tổng hợp và trình Cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cấp có thẩm quyền quyết

định

- Quyết định biện pháp xử lý khẩn cấp phù hợp, giao nhiệm vụ cho phòng QLKN thực hiện và chỉ đạo các phòng ban có liên quan để phối hợp xử lý nợ.

- Cử thành viên trong Ban giám đốc trực tiếp tham gia xử lý nợ (trong trường hợp cần thiết).

- Yêu cầu bộ phận liên quan bổ sung thông tin (nếu thấy cần thiết).

- Phê duyệt kết quả phân loại nợ, ký báo cáo phân loại nợ và trích lập DPRR.

 Bước 2: Kiểm tra hồ sơ của khoản nợ CVĐ

NGƯỜI THỰC

HIỆN NỘI DUNG THỰC HIỆN

CB.QLKN

- Kiểm tra hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản tín dụng, hồ sơ TSBĐ theo quy định tại Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng trong hệ thống NHCT.

- Lập báo cáo trình Lãnh đạo phòng tình hình hồ sơ vay vốn, TSBĐ, tồn tại về hồ sơ.

- Đề xuất biện pháp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ nếu qua việc kiểm tra hồ sơ phát hiện chưa thấy đầy đủ, chưa đảm bảo

các yếu tố pháp lý theo quy định.

LĐP.QLKN

- Kiểm soát báo cáo của CB.QLKN về tình hình hồ sơ vay vốn, TSBĐ, tồn tại về hồ sơ. Báo cáo và đề xuất biện pháp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trình Cấp có thẩm quyền. - Chỉ đạo CB.QLKN thực hiện sau khi được Cấp có thẩm

quyền phê duyệt.

Cấp có thẩm quyền quyết

định

- Quyết định biện pháp xử lý hoàn thiện hồ sơ, giao nhiệm vụ cho CB.QLKN/ LĐP.QLKN thực hiện. Trường hợp cần thiết cử thành viên trong Ban giám đốc trực tiếp tham gia giải quyết.

 Bước 3: Định giá lại TSBĐ (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản). Tùy theo từng trường hợp có thể thực hiện định giá lại TSBĐ

NGƯỜI

THỰC HIỆN NỘI DUNG THỰC HIỆN

CB.QLKN

- Tiến hành định giá lại TSBĐ theo Quy định bảo đảm cấp tín dụng của NHCT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 7 thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)