Đánh giá thực trạng xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 7 thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 74)

Công thương Việt Nam Chi nhánh 7 Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua vấn đề xử lý nợ xấu của Ngân hàng Vietinbank CN7 đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Ban lãnh đạo luôn xác định nhiệm vụ xử lý nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm, chính vì vậy tình hình nợ xấu luôn được phân tích

thường xuyên và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến kết quả HĐKD của Chi nhánh, cụ thể:

 Tình hình nợ xấu

Bảng 2.9: Tình hình dư nợ của Vietinbank CN7 theo giai đoạn 2014-2018

Nhóm nợ

Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Nợ nhóm 1 15,127 99.94 13,872 99.93 12,674 99.18 11,593 99.89 7,969 91.65 Nợ nhóm 2 4 0.03 3 0.02 93 0.73 1 0.01 0 0 Nợ xấu (Nợ nhóm 3,4,5) 5 0.03 8 0.06 11 0.08 12 0.1 726 8.35 Tổng 15,136 100 13,882 100 12,778 100 11,606 100 8,695 100

(Nguồn: Số liệu tổng hợp của VietinBank CN7)

Dựa vào bảng số liệu cho thấy song song với việc tổng dư nợ qua các năm tăng lên đáng kể, Vietinbank CN7 cũng đã kiểm soát được tình hình nợ xấu. Cụ thể, năm 2014, nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) chiếm 91.65%, còn nợ xấu chiếm khoảng 8.35% trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Tuy nhiên, đến năm 2018, nợ nhóm 1 tăng lên 7,158 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99.94% trong tổng dư nợ của Chi nhánh (tăng 8.29%), đồng thời nợ xấu giảm 721 tỷ, chỉ chiếm 0.03% trong tổng dư nợ của Chi nhánh (giảm 8.32%) so với năm 2014.

Trong khi đó, nợ nhóm 2 biến động không ổn định trong giai 2016-2018, do nền kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sôi động, giá cả hàng hóa thế giới ở mức thấp đã ảnh hưởng đến kinh tế nước ta, làm cho các doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, hàng tồn kho tăng cao, không còn khả năng trả nợ cho Chi nhánh, nên khiến cho tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng cao. Trước tình hình đó, Chi nhánh đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp xử lý nợ xấu hợp lý như:

theo dõi, bám sát dòng tiền của khách hàng và đôn đốc khách trả nợ, v.v… nên đã giúp cho nợ nhóm 2 được xử lý kịp thời, tránh được cú sốc về nợ xấu tăng lên. Cụ thể, năm 2016, nợ nhóm 2 sự tăng đột biến lên đến 93 tỷ đồng so với năm 2014, tuy nhiên đến năm 2017 chỉ còn lại 3 tỷ đồng, giảm 90 tỷ đồng (tương ứng với tỷ lệ 97.16%) so với năm 2016.

Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng giảm dần qua các năm trong tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, đã phản ánh được sự nỗ lực của Vietinbank CN7 trong công cuộc quản lý và xử lý nợ xấu.

 Quỹ dự phòng rủi ro

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu nợ xấu của Vietinbank CN7 năm 2014-2018

ĐVT: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 1 Tổng Dư nợ 15,136 13,882 12,778 11,606 8,695 2 Tổng dư nợ xấu 706 721 784 809 726 2.1 Nợ nhóm 3,4,5 5 8 11 12 726 2.2 Nợ bán VAMC 0 0 773 797 0 2.3 Nợ XLRR 701 713 0 0 0 3 Tổng DPRR 188 166 61 22 156 4 Tỷ lệ Tổng dư nợ xấu/ Tổng dư nợ

(%) 4.67% 5.19% 6.13% 6.97% 8.35% 5 Tỷ lệ DPRR/ Tổng dư nợ xấu (%) 26.62% 23.04% 7.78% 2.72% 21.48%

(Nguồn: Trích báo cáo trích lập DPRR của Vietinbank CN7 năm 2014-2018)

Theo quy định về “Mức trích lập dự phòng chung” tại điều 13 của Thông tư 02/2-13/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà Nước, dự phòng chung được xác định bằng 0.75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ tiền gửi và tiền vay liên ngân hàng.

Trong khi đó: dự phòng cụ thể = tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ - Giá trị khấu trừ của TSBĐ). Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: (i) Nhóm 1: 0%; (ii) Nhóm 2: 5%; (iii) Nhóm 3: 20%; (iv) Nhóm 4: 50% và (v) Nhóm 5: 100%.

Dựa vào bảng 2.10 ta có thể thấy tỷ lệ DPRR/nợ xấu năm 2014 ở mức 21.48%, sang năm 2015 giảm còn 2.72%, tuy nhiên từ năm 2015-2018 tỷ lệ này lại tăng dần qua các năm. Thực tế việc trích lập dự phòng rủi ro được lý giải như sau: Năm 2014, chi nhánh phát sinh 726 tỷ nợ xấu vì tình hình hoạt động kinh doanh của một số khách hàng lớn như: Công ty xuất nhập khẩu VTH, nhóm khách hàng Công ty TVM, v.v…. gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng nên ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của khách hàng, theo đó chi nhánh cần phải thực hiện trích dự phòng rủi ro để xử lý món nợ này theo đúng quy định nên mức trích lập năm 2014 rất cao 21.48%. Tuy nhiên, năm 2015 theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Vietinbank CN7 đã thực hiện bán khoản nợ xấu phát sinh cho VAMC (dư nợ 797 tỷ), thực chất đây chỉ là nợ xấu được xử lý kỹ thuật đẩy ra ngoại bảng và làm sạch bảng cân đối, vì vậy mức trích DPRR ở năm 2015 chỉ còn 2.72%, giảm 18.76% so với năm 2014. Và sau gần 3 năm bán nợ cho VAMC, tình hình thu hồi nợ xấu tại TCTD này không đạt được kết quả như mong đợi, cộng với chính sách mua lại nợ xấu từ VAMC của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, vì vậy cuối năm 2017 Vietinbank CN7 đã tiến hành mua lại những khoản nợ VAMC và đẩy ra ngoại bảng thành khoản nợ xấu đã được XLRR (dư nợ 721 tỷ), đây là những khoản nợ xấu dùng nguồn dự phòng để xử lý nên dẫn đến Tỷ lệ DPRR/ Tổng dư nợ xấu tăng lên đột biến so với năm 2015-2016.

Song, nếu xét về tỷ lệ nợ xấu thì đây là điều đáng nói đối với Chi nhánh khi hầu hết qua các năm Vietinbank CN7 có tỷ lệ nơ xấu (bao gồm cả nợ bán VAMC và nợ XLRR) đều vượt qua 3% - Ngưỡng an toàn do NHNN và các tổ chức quốc tế đặt ra. Cụ thể, năm 2014 tỷ lệ nợ xấu là 8.35%, đến năm 2018 tỷ lệ nợ xấu là 4.67%, giảm 44.13% so với năm 2014. Nhưng nhìn chung tỷ lệ nợ xấu qua các năm đã được Vietinbank CN7 giám theo chiều hướng tích cực, đều này phản ánh đúng tình hình tín dụng của Chi nhánh, khi tổng nợ xấu của Chi nhánh qua các năm đã giảm đáng kể so với những năm trước.

2.2.3.2. Đánh giá thực trạng xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh 7 Thành phố Hồ Chí Minh

 Kết quả đạt được trong xử lý nợ xấu tại Vietinbank CN7

 Thứ nhất, công tác nhận diện, phân loại nợ xấu được thực hiện nghiêm túc Vietinbank CN7 đã thực nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phân loại nợ, cơ cấu lại nợ do NHTMCP Công thương Việt Nam ban hành. Các văn bản này đã bám sát tình hình diễn biến thực tế về quản lý nợ và tinh thần của văn bản chỉ đạo của NHNN, hướng đến thông lệ quốc tế.

Việc phân loại nợ được kết hợp giữa phương pháp định lượng dựa trên thời gian quá hạn của khoản vay và phương pháp định tính phân loại dựa trên xếp hạng khách hàng đã giúp cho Vietinbank CN7 có cái nhìn toàn diện hơn về khách hàng, đánh giá khách quan, chính xác hơn về rủi ro và nợ xấu.

Công tác tổ chức phân loại, nhận diện nợ xấu cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động này trên toàn Chi nhánh được thực hiện thường xuyên, định kỳ theo quy định, là căn cứ cho công tác ngăn ngừa, xử lý nợ xấu.

 Thứ hai, Vietinbank CN7 đã sử dụng các biện pháp xử lý nợ xấu khá linh hoạt, mang lại hiệu quả tích cực trong quản lý nợ xấu

Trong thời gian qua, Vietinbank CN7 đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm xử lý nợ xấu. Cụ thể:

- Vietinbank CN7 đã áp dụng quyết liệt và đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu, linh hoạt trong vấn đề xử lý nợ. Từ các kết quả phân tích ở trên, có thể thấy rằng các khoản nợ xấu phát sinh cũng đã được giải quyết tương đối hiệu quả. - Tổ chức phân tích, đánh giá khả năng thu hồi nợ đối với từng khoản nợ xấu. - Phối hợp với các cơ quan ngoại ngành, cơ quan nội chính, ủy ban nhân dân

- Công tác thông tin báo cáo được duy trì thường xuyên, kịp thời và tương đối chính xác. Do đó, Ban giám đốc luôn nắm được tình hình xử lý nợ xấu của Chi nhánh từ đó có các biện pháp chỉ đạo tích cực và kịp thời.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt đạt được đòi hỏi Vietinbank CN7 cần phải chú trọng hơn công tác nhận diện rủi ro và kiểm soát chặt chẽ quá trình cho vay. Tăng cường các biện pháp hiệu quả nhằm xử lý các khoản nợ xấu hiện hữu và phòng ngừa nợ có vấn đề tiềm ẩn.

 Những vấn đề còn tồn tại trong công tác xử lý nợ xấu

Trong thời gian qua Vietinbank CN7 đã rất chú trọng trong công tác xử lý nợ xấu, tuy nhiên công tác này chưa thực hiện toàn diện và không mang lại hiệu quả như Chi nhánh kỳ vọng, và đều quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh là tỷ lệ nợ xấu (bao gồm cả nợ bán VAMC và nợ XLRR) vượt mức 3% trong 5 năm qua. Một số hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu như sau:

Thứ nhất, kết quả xử lý, thu hồi nợ xấu chưa cao. Nhìn chung công tác quản lý nợ xấu của Vietinbank CN7 vẫn chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng, nợ xấu vẫn đang ở mức cao. Tỷ lệ nợ xấu cao phản ánh việc xử lý, thu hồi nợ đối với những khoản cho vay phát sinh năm 2014 không thu được kết quả tốt, đặc biệt đối với những khoản vay không có TSBĐ, hoặc một số khoản vay có TSBĐ nhưng không thể xử lý thu hồi được. Điều đó cho thấy, Vietinbank CN7 còn mắc nhiều khuyết điểm, sai sót trong việc đánh giá định kỳ, đánh giá lại theo quy định đối với một số TSBĐ.

Thứ hai, nguồn thu các khoản nợ xấu cho Vietinbank CN7 chủ yếu từ việc xử lý TSBĐ. Bên cạnh những quy định của pháp luật về trường hợp xử lý tài sản, phương thức xử lý tài sản, quyền được thu giữ tài sản để xử lý, thứ tự ưu tiên thu nợ khi xử lý tài sản… nhưng thực chất, nếu chủ tài sản không phối hợp để sang tên cho bên mua thì khó có thể thực hiện được.

Thứ ba, Vietinbank CN7 vẫn còn đi theo con đường khởi kiện dân sự đối với các khoản nợ quá hạn. Pháp luật cũng đã quy định trình tự và thủ tục xử lý vụ kiện

qua Tòa án, cơ quan Thi hành án nhưng vì nhiều lý do mà các vụ việc qua con đường kiện tụng thường kéo dài ít nhất 2-3 năm mới có kết quả, phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ xử lý của cơ quan tư pháp.

Ngoài ra, pháp luật cũng chưa xây dựng văn bản luật riêng biệt cho hoạt động xử lý nợ xấu, chủ yếu dựa trên nhiều văn bản pháp luật kết hợp lại để xử lý, nghị quyết chuyên về xử lý nợ xấu cũng chỉ thí điểm trong thời hạn nhất định. 2.2.3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả xử lý nợ xấu tại Vietinbank CN7

Việc tồn tại nhiều vấn đề trong công tác xử lý nợ xấu tại Vietinbank Chi nhánh 7 xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể chia làm hai nhóm chính là: Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

 Nguyên nhân khách quan

 Thứ nhất, chính sách vĩ mô thay đổi ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay

Trên thực tế, các doanh nghiệp thường gặp các khó khăn như: mất thị trường tiêu thụ sản phẩm, biến động giá cả, sáp nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp nên không có khả năng trả nợ hoặc không còn đối tượng để thu hồi nợ. Những rủi ro này nằm ngoài ý chí và khả năng kiểm soát của bên đi vay.

Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên thường có sự điều chỉnh, thay đổi, nhiều doanh nghiệp không theo kịp nên dự báo nhu cầu thị trường không sát, ví dụ: các trường hợp cho vay xăng dầu, xi – măng, dệt may, mía đường… Sự thay đổi thường xuyên của chính sách làm doanh nghiệp đi vay đảo lộn kế hoạch kinh doanh cũng như kế hoạch trả nợ ngân hàng.

Chính những điều này, khiến cho tình hình nợ xấu của chi nhánh tăng lên và đi theo đó là công tác xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nhiều khách hàng có thiện chí trả nợ, nhưng tình hình SXKD của họ không tốt, hàng hóa tồn kho tăng cao, ứ đọng lại nên việc thu hồi và xử lý nợ xấu của Vietinbank CN7 cũng bế tắc.

 Thứ hai môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, quy phạm pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không rõ ràng để áp dụng.

Điển hình là các bất cập liên quan đến điều kiện TSBĐ như quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, đăng ký pháp lý đối với TSBĐ chưa phù hợp với thực tiễn; Quy định về thủ tục nhận TSBĐ mang nặng tính hình thức; Và bất cập trong xử lý TSBĐ đã trao quyền chủ động cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản, tuy nhiên nếu bên bảo đảm không hợp tác thì việc sang tên tài sản khi xử lý không thực hiện được; Trình tự thủ tục xử lý TSBĐ kéo dài và tốn kém rất nhiều chi phí.

 Nguyên nhân chủ quan

 Nguyên nhân chủ quan từ Chi nhánh

 Đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng ngân hàng còn nhiều hạn chế

Đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ vủa cán bộ tín dụng là yếu tố quan trọng đầu tiên để giải quyết những vấn đề nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Nếu cán bộ tín dụng kém về năng lực, trình độ chuyên môn có thể bồi dưỡng thêm kiến thức, tuy nhiên nếu cán bộ tha hóa về đạo đức nghề nghiệp thì sẽ vô cùng nguy hiểm, khi đó họ sẽ cố tình làm sai quy định, lách luật, tham ô chuộc lợi cho bản thân mà làm tổn hại đến lợi ích của ngân hàng, kết quả khó mà lường trước được.

Đối với một cán bộ tín dụng ngân hàng phải tiếp cận với nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, nhiều vùng khác nhau đòi hỏi cán bộ tín dụng ngân hàng cần phải trang bị cho mình những kiến thức chuyên ngành tốt, cũng như có những am hiểu về xã hội nhất định. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém sẽ dẫn đến hàng loạt những nguyên nhân gây bất lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng như: thiếu khả năng phân tích khách hàng, thiếu khả năng thẩm định tài chính dự án nên khi cho vay cán bộ không đánh giá được tính khả thi của dự án, hoặc không phân tích được báo cáo tài chính một cách chính xác, không biết được tình hình tài chính

cũng như tiềm lực thực sự của khách hàng. Như vậy, với một đội ngũ nhân sự trẻ như Vietibank CN7, họ cần phải được đào tạo và rèn luyện bản thân, liên tục trau dồi và toàn diện.

 Công tác tiếp cận/thu thập và kiểm tra thông tin khách hàng

Tại Chi nhánh, một số cán bộ tín dụng ít kinh nghiệm, không nhận diện được giấy tờ giả mạo trong hồ sơ khách hàng; không kiểm tra, đánh giá giá thực tế, tình hình SXKD, tình hình tài chính, phương án/dự án vay vốn của khách hàng; không tìm hiểu kỹ hoạt động SXKD, tài chính của khách hàng; không đối chiếu bản gốc đối với tài liệu bản sao do khách hàng cung cấp, v.v… những điều đó góp phần giúp cho nợ xấu tăng cao và công tác xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn.

 Công tác thẩm định, quyết định tín dụng, quản lý giám sát khách hàng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 7 thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 74)