Chuyển nợ thành vốn góp
Là việc chủ nợ hoặc tổ chức thay vì thu hồi tiền nợ đã cho doanh nghiệp vay, họ sẽ lấy khoản nợ phải thu đó để “mua” chính cổ phần của doanh nghiệp hoặc một đối tác quan tâm mua lại chính khoản nợ đó từ chủ nợ với giá tương đương hoặc theo thỏa thuận. Khi đó, chủ nợ hoặc người mua nợ sẽ trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp, đầu tư thêm vốn để tái cơ cấu lại toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ tổ chức nhân sự đến hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển…. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp này sẽ giúp ngân hàng sớm thoát khỏi nợ xấu, “làm đẹp” bản báo cáo tài chính, đồng thời giúp ngân hàng tăng nguồn vốn do vốn vay chuyển thành khoản đầu tư tài chính của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc chuyển nợ thành vốn
góp sẽ ngay lập tức giúp doanh nghiệp bỏ áp lực trả nợ cho ngân hàng, có điều kiện khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh từ nguồn cấp vốn của các TCTD hoặc các nguồn vốn đầu tư khác, và việc xử lý nợ xấu theo biện pháp này sẽ giảm thiểu được những tác động tiêu cực như: doanh nghiệp bị phá sản, người lao động mất việc làm… Tóm lại, biện pháp này không chỉ giúp các TCTD sớm thu hồi được nợ xấu, còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội phục hồi và phát triển.
Biện pháp khoanh nợ:
Là việc dừng thanh toán nợ (gốc và/hoặc lãi) trong một khoảng thời gian nhất định, biện pháp này áp dụng cho các trường hợp ngân hàng chấp nhận cho khách hàng tạm dừng thanh toán nợ khi họ gặp những nguyên nhân khách quan như: sụt giảm giá, thiên tai, dịch họa, … làm họ khó khăn về tài chính dẫn tới không trả được nợ cho ngân hàng và các trưởng hợp bất khả kháng khác đối với các khách hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn được chính phủ, NHNN chỉ đạo khoanh nợ.