Các biện pháp xử lý nợ xấu đã được áp dụng tại Vietinbank CN7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 7 thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 62)

2.2.2.1. Áp dụng các biện pháp đề xuất lộ trình để khách hàng để rút giảm dư nợ.

Trong xử lý nợ xấu, biện pháp đề xuất lộ trình để khách hàng để rút giảm dư nợ thường được áp dụng khi khách hàng được đánh giá có khả năng phục hồi năng lực trả nợ sau khi xử lý.

Bảng 2.6: Tình hình dư nợ được áp dụng biện pháp đề xuất lộ trình để khách hàng rút giảm dư nợ giai đoạn 2014-2018

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014

Nợ được cơ cấu lại 27.72 47.52 67.85 85.09 94.34 Giảm miễn lãi 0.72 1.06 0.30 1.06 0.94

Tổng 28.44 48.57 68.15 86.15 95.29

(Nguồn: Số liệu tổng hợp của VietinBank CN7)

Tại Vietinbank CN7, trong thời gian vừa qua đã có nhiều nỗ lực trong việc đánh giá lại những khoản nợ xấu mà theo Chi nhánh là khách hàng còn có khả năng phục hồi để trả nợ. Dư nợ xấu tăng/giảm qua các năm tùy thuộc vào tình hình và kế hoạch tài chính từng năm của Chi nhánh. Vietinbank CN7 chủ yếu sử dụng các biện pháp đề xuất lộ trình để khách hàng rút giảm dần nợ xấu là: cơ cấu lại nợ và giảm miễn lãi.

Từ bảng số liệu cho thấy, phần lớn nợ xấu tại Vietinbank CN7 cần được xử lý theo phương án cơ cấu lại nợ. Đối với biện pháp này, đối tượng khách hàng được xem xét áp dụng là khách hàng có khó khăn tạm thời trong sản xuất kinh doanh, không trả được nợ khi đến hạn. Vietinbank CN7 xem xét, đánh giá khả năng phục hồi của khách hàng để điều chỉnh nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng. Khách hàng với sự giúp đỡ của ngân hàng khi khôi phục hoạt động kinh doanh, tạo nguồn thu trả nợ cho ngân hàng. Kết quả thực tế cho thấy biện pháp này đã giúp cho Vietinbank CN7 thu hồi được lượng nợ xấu đáng kể mà không phải bơm thêm vốn

cho khách hàng và tránh tạo thêm áp lực tài chính cho ngân hàng, cụ thể: năm 2014 nợ xấu cần xử lý là 94,34 tỷ đồng, đến năm 2018 chỉ còn 27.72 tỷ đồng, giảm 66.63 tỷ đồng (~71%) trong vòng 05 năm. Tuy nhiên vấn đề đặt ra cho Chi nhánh khi áp dụng biện pháp này, có một số khách hàng cố tình che dấu tình hình về doanh thu, chi phí, luồng tiền dẫn đến việc đánh giá khả năng trả nợ của ngân hàng không chính xác sẽ làm cho nợ xấu trong tương lai có thể trầm trọng hơn.

Biện pháp miễn giảm lãi tiền vay cũng được Vietinbank CN7 áp dụng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng giảm bớt áp lực về tài chính, khuyến khích khách hàng trả một phần hoặc toàn bộ khoản nợ xấu cho Chi nhánh. Biện pháp này cũng giúp cho Vietinbank CN7 thu hồi được nợ xấu, tuy nhiên lại làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Chi nhánh do Chi nhánh không được hưởng phần lãi đã miễn cho khách hàng để hạch toán vào lợi nhuận của mình.

2.2.2.2. Áp dụng biện pháp thanh lý nợ

Đối với các khoản vay không thể cải thiện năng lực trả nợ, ngân hàng đã chủ động tăng cường thanh lý nhằm hạn chế tối đa tổn thất tín dụng.

Bảng 2.7: Tình hình dư nợ được áp dụng biện pháp thanh lý nợ xấu của Vietinbank CN7 giai đoạn 2014-2018

ĐVT: Tỷ đồng

Biện pháp Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014

Xử lý TSBĐ để thu nợ 11.46 107.50 25.29 18.49 0.00 Bán nợ VAMC 0.00 0.00 773.10 797.03 0.00 Khởi kiện 12.52 12.52 20.97 22.83 30.34

Tổng 23.98 120.02 819.36 838.34 30.34

(Nguồn: Số liệu tổng hợp của VietinBank CN7)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, Vietinbank CN7 áp dụng chủ yếu các biện pháp: xử lý tài sản để thu nợ, bán nợ VAMC, khởi kiện.

Tại Vietinbank CN7, các khoản nợ xấu có TSBĐ nhưng khách hàng không hợp tác trả nợ, thường xuyên vi phạm cam kết và không còn khả năng trả nợ thì Chi

nhánh sẽ hoàn thiện thủ tục pháp lý để xử lý tài sản. Về nguyên tắc, các ngân hàng có thể thu hồi được nợ xấu từ việc thanh lý tài sản. Tuy nhiên thực tế tại Vietinbank CN7 việc thu hồi nợ gặp không ít khó khăn do giá trị tài sản giảm nhiều so với định giá ban đầu, tiến trình xử lý mất nhiều thời gian và thủ tục, sự hỗ trợ của các ban ngành để thu hồi nợ tại các địa phương còn nhiều hạn chế, TSBĐ của nhiều khoản vay là tài sản bảo lãnh của bên thứ 3 nên việc bán tài sản để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.

Về biện pháp bán nợ cho VAMC, theo thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013 “Quy định về việc mua bán và xử lý nợ xấy của công ty VAMC” năm 2015 Vietinbank CN7 đã rà soát và tiến hành bán cho VAMC 797.03 tỷ đồng và VAMC đã phát hành trái phiếu đảm bảo với giá trị 771.13 tỷ đồng. Bán nợ cho VAMC là một biện pháp được nhiều ngân hàng áp dụng và xem như “cây đũa thần” dùng để phù phép nợ xấu. Vì nợ xấu được đưa ra khỏi bảng cân đối nhanh chóng và tỷ lệ trích lập DPRR giảm đi rất lớn, có lợi cho ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế việc bán nợ xấu cho VAMC không phải là phép màu với các ngân hàng, vì biện pháp này không thu được tiền mặt, vẫn phải trích lập DPRR và nhận về trái phiếu đặc biệt với giá thấp hơn dư nợ nhưng không được hưởng lãi, ngoài ra nếu nợ xấu không được xử lý dứt điểm trong 05 năm sẽ được trả về cho ngân hàng với mức giá bán.

Đối với biện pháp khởi kiện, biện pháp này cũng được Vietinbank CN7 áp dụng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên đem lại hiệu quả không cao vì gặp nhiều rào cản về thủ tục, chính sách, mất nhiều thời gian, tốn kém về cả nguồn nhân lực và chi phí.

2.2.2.3. Áp dụng biện pháp xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng

Bên cạnh các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ thì biện pháp xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rất được các ngân hàng quan tâm và Vietinbank CN7 cũng không ngoại lệ. Trong đó, quỹ dự phòng là khoản tiền được tính theo dư nợ gốc, trích và hạch toán vào chi phí để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra khi

khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng sẽ sử dụng tiền này để bù đắp cho những tổn thất của các khoản nợ và dùng xử lý các khoản nợ xấu, vì biện pháp xử lý nợ bằng quỹ dự phòng được xử dụng khi các biện pháp thu hồi khác không hiệu quả. Biện pháp này mang tính chủ động cao nhưng nguồn gốc chính là từ nội lực của ngân hàng cho nên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Đây là biện pháp mà kết quả thu về từ xử lý nợ xấu chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên mặc dù nợ xấu được xử lý bằng quỹ dự phòng của ngân hàng nhưng ngân hàng vẫn có trách nhiệm tiếp tục theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ và thu hồi nợ.

Bảng 2.8: Tình hình dư nợ xấu được xử lý bằng quỹ dự phòng của Vietinbank CN7 giai đoạn 2014-2018 ĐVT: Tỷ đồng Biện pháp Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Dư Nợ Xấu/ Nợ XLRR 706 721 11 12 726 Trích DPRR 188 166 61 22 156

(Nguồn: Số liệu tổng hợp của VietinBank CN7)

Theo bảng số liệu thống kê về trích DPRR giai đoạn 2015-2018 tăng từ 22 tỷ đồng lên 188 tỷ đồng. Các khoản xử lý bằng dự phòng năm 2018 có tăng đáng kể so với năm 2015 song trên thực tế dư nợ xử lý bằng dự phòng giảm nhẹ. Đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro, ngân hàng vẫn phải tiếp tục theo dõi và thu hồi nợ, trong trường hợp thu hồi được thì sẽ được ghi nhận trực tiếp vào lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 7 thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)