Bài học kinh nghiệm cho Vietinbank trong xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 7 thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 45)

Từ kinh nghiệm về xử lý nợ xấu của các ngân hàng tại một số quốc gia trên thế giới, tác giả rút ra được bài học kinh nghiệm cho Vietinbank như sau:

Một là, cần tìm hiểu và xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ xấu để từ đó đề ra chiến lược phù hợp, hiệu quả trong xử lý nợ xấu. Khi phát sinh các khoản nợ có vấn đề, Ngân hàng cần phải rà soát khoản vay, làm việc cụ thể với khách hàng, phân tích/đánh giá tình trạng, nguyên nhân nợ quá hạn, thái độ hợp tác trong việc trả nợ, đánh giá nguồn thu, từ đó xây dựng phương án xử lý nợ phù hợp, hiệu quả nhất.

Hai là, áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp xử lý nợ. Việc áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp xử lý nợ góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nợ. Khi một phương án xử lý nợ không phù hợp thì Vietinbank phải lập tức có phương án khác triển khai, thay thế.

Ba là, tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành liên quan. Hành lang pháp lý là yếu tố quan trọng trong việc xử lý nợ xấu. Trong quá trình xử lý nợ xấu, Vietinbank có thể nhờ sự hỗ trợ tư vấn pháp lý của các cơ quan, tổ chức, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của Tòa án, Thi hành án và các ban ngành liên quan để giúp quá trình xử lý nợ xấu diễn ra thuận lợi, trôi chảy. Trong quá trình khởi kiện, phải tích cực bám sát Tòa án nhằm đẩy nhanh tiến độ tố tụng. Khi thi hành án cần đẩy nhanh tiến độ tống đạt quyết định thi hành án, xác minh/cưỡng chế/phát mãi TSBĐ.

Bốn là, tăng cường giám sát tín dụng. Điều này giúp ngân hàng phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường, tiềm ẩn rủi ro từ hoạt động của khách hàng thông qua:

- Kiểm soát nợ quá hạn dưới 10 ngày (đặc biệt là các khách hàng thường xuyên xuất hiện nợ quá hạn).

- Kiểm tra khách hàng thường xuyên/đột xuất để đánh giá thực tế hoạt động kinh doanh.

- Thường xuyên đánh giá các chỉ số hoạt động, tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng.

- Kiểm tra thông tin bạn hàng, người quen biết, chính quyền địa phương, công an,…

- Kiểm soát dòng tiền của khách hàng và nhóm khách hàng liên quan, tránh trường hợp mua bán lòng vòng trong nội bộ nhóm để chứng minh doanh thu cho ngân hàng.

Năm là, thận trọng trong công tác thẩm định khách hàng. Cán bộ thẩm định cần thẩm định thận trọng, kỹ lưỡng, thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng để có đánh giá chính xác về hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ của bên vay, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, các khoản vay theo chỉ định của chính phủ để hạn chế phát sinh nợ xấu.

Sáu là, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro một cách đầy đủ, luôn tránh tình trạng khi có nợ xấu mới thực hiện trích lập dự phòng rủi ro, bởi nếu không, khi nợ xấu phát sinh thì các tổ chức tín dụng không kịp trở tay.

Bảy là, khi thực hiện cho vay, ngân hàng cần thận trọng trong việc thẩm định giá trị tài sản, tính pháp lý của tài sản để tránh những khó khăn, vướng mắc khi xử lý/phát mại tài sản; giá trị thu hồi từ xử lý tài sản không đủ để bù đắp thiệt hại từ khoản vay phát sinh nợ xấu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với ý nghĩa là khung lý thuyết cho luận văn, chương 1 tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, xác định được 2 nguyên nhân cơ bản làm phát sinh nợ xấu là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trong đó, tình hình nợ xấu hiện nay phần lớn nguyên nhân đến từ sự yếu kém của nội bộ ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Thứ hai, hậu quả của nợ xấu vô cùng nan giải, tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và hoạt động của các NHTM cũng như khách hàng nói riêng. Đối với nền kinh tế, nợ xấu kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh, làm gia tăng sức ép tình trạng lạm phát. Nếu nợ xấu với dòng tín dụng lớn rất có thể sẽ là nguyên nhân chủ yếu gây ra khủng hoảng hệ thống tài chính ngân hàng, dẫn đến khủng hoảng toàn bộ nền kinh tế. Đối với NHTM, nợ xấu khiến hiệu quả trong việc sử dụng vốn của các ngân hàng bị giảm, giảm lợi nhuận, rủi ro dòng tiền tăng và giảm khả năng thanh toán cho các khoản thanh toán của ngân hàng…

Thứ ba, từ những tình huống thực tế về việc xử lý nợ xấu của các nước trên thế giới, tác giả đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Vietinbank để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại Ngân hàng.

Từ nền tảng lý thuyết trên, tác giả sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng xử lý nợ xấu tại Vietinbank CN7 giai đoạn 2014 – 2018 trong chương 2 và đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu trên cơ sở tiếp thu bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 7 thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 45)