Các tác động của nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 7 thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 30)

Nợ xấu có những tác động chính ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế và hoạt động của các NHTM như sau:

 Tác động của nợ xấu đối với nền kinh tế

Đối với nền kinh tế nợ xấu tác động gián tiếp thông qua mối quan hệ hữu cơ: ngân hàng – khách hàng – nền kinh tế. Theo đó, nợ xấu sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt

động kinh doanh của ngân hàng và sau đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.

Khi nợ xấu phát sinh sẽ làm hạn chế khả năng khai thác vốn, khả năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng gây đình trệ cho nền kinh tế. Bởi lẽ, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro dẫn đến lượng vốn đưa vào lưu thông bị hạn chế, bên cạnh đó nợ xấu tăng cao ngân hàng sẽ hạn chế cho vay đồng nghĩa với việc dòng huyết mạch của nền kinh tế bị nghẽn lại và các thành phần khác của nền kinh tế không có vốn để tiếp tục kinh doanh, làm cho hoạt động sản xuất bị trì trệ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

Nợ xấu là mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia: Nếu nợ xấu không được khống chế kịp thời có thể dẫn đến sự đổ vỡ của một số ngân hàng yếu kém, gây mất niềm tin của người dân, của các doanh nghiệp, của nhà đầu tư và các tổ chức quốc tế. Nghiêm trọng hơn là nợ xấu có thể dẫn đến sự sụp đổ hệ thống tài chính quốc gia.

 Tác động của nợ xấu đối với Ngân hàng thương mại

 Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của ngân hàng

Nợ xấu làm cho doanh thu thấp (không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay) dẫn đến tình trạng thua lỗ. Kể cả trường hợp không bị lỗ thì nợ xấu phát sinh cũng làm cho các khoản chi phí tăng lên đáng kể như: Chi phí trích lập DPRR, chi phí trả lãi tiền gửi huy động và các chi phí khác liên quan, điều này khiến cho lợi nhuận còn lại cũng trở nên thấp hơn dự tính ban đầu. Không những thế nợ xấu còn làm hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Kết quả làm thu hẹp qui mô kinh doanh, năng lực tài chính của ngân hàng giảm sút, dẫn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ.

 Ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng

Do ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này dẫn đến ngân hàng mất khả năng thanh khoản.

 Giảm uy tín của ngân hàng

Khi một ngân hàng bị rủi ro tín dụng lớn, thì ngân hàng đó thường đứng trước ngu cơ mất uy tín của mình trên thị trường. Thông tin về việc một ngân hàng có mức độ rủi ro cao thường được báo chí nêu lên và lan truyền trong dân chúng, làm cho người gửi tiền hoang mang, lo sợ, kéo nhau đến rút tiền điều này làm cho uy tín của ngân hàng trên thị trường bị giảm mạnh gây nên sự bất lợi trong hoạt động cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Vì vậy, nợ xấu được xử lý triệt để sẽ giúp khơi thông những ách tắt trong nền kinh tế, giảm thiểu các rủi ro trong ngành ngân hàng và cải thiện sự phát triển của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 7 thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)