NHÁNH 7 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trong chương này, trước khi đi vào trình bày thực trạng xử lý nợ xấu tại Vietinbank CN7, tác giả sẽ sơ lược đôi nét về lịch sử hình thành, phát triển và kết quả kinh doanh của Vietinbank CN7 giai đoạn 2014 – 2018. Điều này giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về hoạt động chung của ngân hàng, từ đó đi sâu vào tìm hiểu quy trình xử lý nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu đã được áp dụng tại Vietinbank CN7 theo nội dung trình bày ở mục 1.3 chương 1. Cuối cùng, bài nghiên cứu sẽ đánh giá kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại trong công tác xử lý nợ xấu, và các nguyên nhân của những tồn tại này.
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 7 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Việt Nam
VietinBank được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ NHNN Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
- Tên đăng ký tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.
- Tên đăng ký tiếng Anh: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE.
- Hội sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam. - Tên giao dịch: VietinBank.
- Website: www.Vietinbank.vn
- Vốn điều lệ: 37.234.045.560.000 đồng (tại thời điểm 31/12/2018). - Vốn chủ sở hữu: 67.455.517.000.000 đồng (tại thời điểm 31/12/2018).
Ngày 27/03/1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam. Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN ký Quyết định số 285/QĐ- NH5 thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (Quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ Tướng Chính phủ).
Năm 2009, Vietinbank đã thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần, đồng thời chính thức niêm yết và giao dịch cổ phiếu tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến nay, Vietinbank đã đạt được những kết quả khả quan, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát huy vai trò là một Ngân hàng thương mại chủ lực, trụ cột của nền kinh tế Việt Nam.
Quá trình hình thành và phát triển
- Giai đoạn từ 1988 – 2000: Xây dựng và chuyển đổi từ ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp, đưa VietinBank đi vào hoạt động.
- Giai đoạn từ từ 2001 – 2008: Thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu VietinBank về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh.
- Giai đoạn từ 2009 đến nay: Thực hiện thành công cổ phần hóa, đổi mới mạnh mẽ, hiện đại hóa, chuẩn hóa các mặt hoạt động ngân hàng; chuyển đổi mô hình tổ chức, quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế.
Chi nhánh, phòng giao dịch tại thời điểm 31/12/2018
Hệ thống mạng lưới trong nước gồm 155 chi nhánh, trên 1000 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm. Trên thị trường quốc tế, VietinBank có 02 chi nhánh ở Cộng Hòa Liên Bang Đức, 01 ngân hàng con 100% vốn tại Cộng hòa Nhân dân Lào và 01 văn phòng đại diện ở Myanmar.
Văn phòng đại diện
- Văn phòng đại diện 1 tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện 2 tại TP. Đà Nẵng.
- Có các trung tâm: Trung tâm Thẻ, Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thanh toán, Trung tâm Dịch vụ khách hàng, Trung tâm Tài trợ Thương mại, Trung tâm Quản lý tiền mặt tại TP. Hà Nội, Trung tâm Quản lý tiền mặt tại TP. HCM, Trung tâm Quản lý tiền mặt tại Bắc Ninh, Trung tâm Quản lý tiền mặt tại Hải Phòng, Trung tâm Quản lý tiền mặt tại Đà Nẵng.
- Các công ty: Công ty TNHH MTV Cho thuê Tài chính, Công ty Cổ phần Chứng khoán, Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Chuyển tiền Toàn cầu, Ngân hàng TNHH Công Thương Việt Nam tại Lào, Ngân hàng Indovina, Công ty Thương mại - Dịch vụ - Đầu tư Công đoàn, Trường Đào tạo và Phát triển Nguồn nhân lực VietinBank.