Lạm dụng rượu của bệnh nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng (Trang 86 - 89)

- Đặc điểm của Test Beck trong nhóm BN nghiên cứu.

4.3.5. Lạm dụng rượu của bệnh nhân

Trong bảng 3.30 số bệnh nhân có lạm dụng rượu 32,1%, còn hút thuốc lá trong nhóm nghiên cứu 44,6%. Trong khi bị bệnh trầm cảm, bệnh nhân không biết mình bị bệnh mà chỉ cảm thấy buồn phiền nên bệnh nhân dùng rượu hoặc thuốc lá để vơi đi nỗi buồn, nhưng thực tế bệnh nhân không nhận ra được tác hại của dùng rượu và thuốc lá, khi bị rối loạn trầm cảm chính rượu và thuốc lá làm cho bệnh nặng lên, làm tăng nguy cơ tự sát.

Theo Croat Med 2010, qua nghiên cứu của mình tác giả đã xác định các yếu tố nguy cơ cho ý tưởng và hành vi tự sát được thể hiện ở những người trong tiền sử có giai đoạn tự sát, Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm tái diễn, người hưng cảm hay lạm dụng chất. Từ những kết quả nghiên cứu trên tác giả kết luận rằng các nhà lâm sàng tâm thần nói riêng và các nhà lâm sàng

khác rất cần biết các yếu tố nguy cơ này để có biện pháp can thiệp kịp thời đối với bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tự sát [36].

Lạm dụng rượu là yếu tố nguy cơ cao thúc đẩy hành vi tự sát. Khoảng 15-25% số trường hợp tự sát có liên quan đến rượu. Tỷ lệ tự sát ở những người nghiện rượu là rất lớn, có thể cao hơn người bình thường 25 lần [73].

Tại Mỹ, người ta nhận thấy tỷ lệ tự sát ở người nghiện rượu được xác định là 270/100.000 dân/năm, và khoảng 7000-13000 người nghiện rượu tự sát chết hàng năm. 70% số người nghiện rượu tự sát là nam, chỉ 30% là nữ. Khoảng 30-40% số bệnh nhân nghiện rượu có hành vi tự sát sẽ chết do tự sát (Kaplan H.I. 1994) [73].

Còn Ilgen M.A. và cộng sự (2009), cho rằng ở các bệnh nhân lạm dụng chất, giới tính nam chính là các yếu tố gây nguy cơ cao gây tự sát [51].

Dường như lạm dụng rượu và nghiện rượu làm tăng nguy cơ tự sát ở bệnh nhân trầm cảm. Suppapitiporn S. (2005), nghiên cứu tình trạng lạm dụng rượu trên 110 bệnh nhân trầm cảm không có loạn thần, có hành vi tự sát, nhận thấy 33% số bệnh nhân có sử dụng rượu và 12,7% số bệnh nhân là nghiện rượu [78].

Những người nghiện rượu tự sát thường là những người độc thân, đã li dị hoặc goá. 40% số họ đã có tiền sử tự sát, khoảng 2/3 trường hợp có triệu chứng trầm cảm kết hợp và 50% số bệnh nhân này đã bị cô lập xã hội từ trước. (Robert E.H. 1999) [56].4.3.7. Tiền sử gia đình

Tiền sử gia đình có vẻ không đóng vai trò lớn đối với hành vi tự sát ở các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả bảng 3.31 cho

chúng ta thấy trong số 56 bệnh nhân nghiên cứu có 7 bệnh nhân có người thân bị rối loạn trầm cảm (không có ý tưởng và hành vi sát), chiếm tỷ lệ nhỏ 12,5%.

Trong khi Nguyễn Việt (1984), H.I.Kaplan và cộng sự (1994), nhận thấy 50% số bệnh nhân trầm cảm có ít nhất là cha hoặc mẹ mắc RLCX và 25% có con bị RLCX [22],[54]. Giải thích cho sự chênh lệch này, chúng tôi cho rằng 1 phần chẩn đoán trầm cảm trước đây còn quá thu hẹp, hầu hết các rối loạn tâm thần đều được nghĩ đến tâm thần phân liệt, một phần do mặc cảm về bệnh tâm thần khiến cho nhiều BN và gia đình giấu kín về bệnh này [23], [56].

Còn Sadock B.J. (2007), lại đánh giá cao tiền sử gia đình của bệnh nhân trầm cảm có ý định và hành vi tự sát. Tác giả cho rằng nếu bệnh nhân có những người họ hàng mức độ 1 (bố, mẹ, anh, chị, em, con) bị trầm cảm và có hành vi tự sát thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao có hành vi tự sát [72].

Tác giả Zhang Y.Q. và cộng sự (2007), cho rằng các triệu chứng mất hy vọng bị loại khỏi các sự kiện xã hội, tiền sử gia đình có người tự sát chính là các yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ đến tự sát trong trầm cảm [84].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhiều nghiên cứu khác. Trong công tác quản lý điều trị bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng, rất cần phải giải thích cho mọi thành viên trong gia đình của bệnh nhân rối loạn trầm cảm và việc nguy cơ tự sát cao của bệnh nhân đã có hành vi tự sát. Để họ biết cách chăm sóc quản lý và phát hiện sớm ý tưởng và hành vi tự sát của người bệnh.

Kết luận

Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, phân tích lâm sàng từng trường hợp, được tiến hành trên 56 bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng có ý tưởng và hành vi tự sát, được điều trị nội trú tại Viện sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w