- Các triệu chứng loạn thần
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Gồm các bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn trầm cảm nặng có ý tưởng và hành vi tự sát, điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
- Tất cả bệnh nhân đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm nặng theo tiêu chuẩn ICD-10 (1992) theo mục F31.4, F31.5, F32.2, F32.3, F33.2, F33.3, có ý tưởng và hành vi tự sát trong giai đoạn nghiên cứu, được điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch mai và Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
- Bệnh nhân và người nhà đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Loại trừ các bệnh nhân rối loạn phân liệt cảm xúc. - Bệnh tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt. - Rối loạn trầm cảm thực tổn.
- Loại trừ các bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn trầm cảm có loạn thần nhưng đang có trạng thái nhiễm độc ma tuý hoặc các chất gây nghiện khác.
- Loại trừ các rối loạn trầm cảm có loạn thần đang trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
2.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc nhằm xác định các ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng.
2.2.2. Mẫu nghiên cứu
Được tính theo công thức ước tính một tỷ lệ trong quần thể:
n: cỡ mẫu nghiên cứu. ỏ: mức ý nghĩa thống kê.
Nếu chọn độ tin cậy là 95% thì. = 1,96
p = 75% là tỷ lệ bệnh nhân trầm cảm nặng có ý tưởng và hành vi tự sát (Theo nghiên cứu của Gelder M. 1988) [32]
Ä = 15% (độ chính xác mong muốn ở đây chọn là 0,15 - theo Sadok B.J. 2004) [49]
Thay vào công thức:
Ta tính được n=32.
. Như vậy cỡ mẫu có ít nhất cho nghiên cứu là 32 bệnh nhân.
Toàn bộ số bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn đều được đưa vào nghiên cứu số bệnh nhân được chọn để nghiên cứu là 56.
2.2.3. Kỹ thuật và các công cụ thu thập số liệu
* Xây dựng mẫu bệnh án chuyên biệt phù hợp, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu (phụ lục).
* Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được thăm khám tỷ mỷ và được làm bệnh án theo mẫu thiết kế chuyên biệt gồm các bước:
- Phỏng vấn trực tiếp người bệnh, người thân trong gia đình và những người có liên quan để thu thập các thông tin về quá trình bệnh lý.
- Khám lâm sàng một cách toàn diện về Tâm thần, Thần kinh, Nội khoa và các chuyên khoa khác.
- Làm các xét nghiệm cơ bản, các thăm dò chuyên khoa như ghi điện não, trắc nghiệm tâm lý và các xét nghiệm chuyên biệt cần thiết khác để loại trừ các rối loạn bệnh lý không thuộc lĩnh vực nghiên cứu.
- Hội chẩn với các bác sĩ điều trị, các chuyên gia thuộc lĩnh vực có liên quan để xác định chẩn đoán, theo dõi sự tiến triển của bệnh trong thời gian điều trị.
- Ghi chi tiết các thông tin cần cho nghiên cứu vào hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trong quá trình điều trị tại bệnh viện.
2.2.4.Công cụ chẩn đoán và đánh giá
+ Sử dụng bệnh án thiết kế cho nghiên cứu. + Thang ( Beck) để đánh giá mức độ trầm cảm.
Đánh giá mức độ trầm cảm, bao gồm 21 đề mục đánh số từ 1-21, mỗi đề mục có ghi 4 câu hỏi phỏng vấn người bệnh. Người bệnh sau khi đọc cẩn thận tất cả các tình huống có thể và chọn ra một tình huống mô tả phù hợp với trạng thái mà bệnh nhân cảm thấy trong tuần qua kể cả hôm nay. Người bệnh phải được đảm bảo chắc chắn là đọc tất cả các câu hỏi trước khi lựa chọn. ở mỗi đề mục người bệnh đánh dấu chéo ở đầu câu phát biểu mà họ đã chọn (không để sót đề mục nào), thời gian thực hiện 10 -15 phút.
Trầm cảm được đánh giá qua 3 mức độ theo các số điểm như sau: - Tổng số điểm 3x21 = 63 điểm.
- Bình thường ≤ 13 điểm.
- Trầm cảm trung bình từ 20 - 29 điểm. - Trầm cảm nặng ≥ 30 điểm.
* Tham khảo thang đánh giá ý tưởng và mức độ ý tưởng tự sát của Ivan W. Miller Và William H. Norman(1991). Thang này được áp dụng tại KhoaTâm thần và hành vi thuộc Bệnh viện Butler, liên kết với Trường Đại học Brown,( là 1/10 bệnh viện hàng đầu của Mỹ). Thang này được đánh giá trong thời gian 48 giờ cho đến lúc bắt đầu phỏng vấn người bệnh nhằm mục đích đánh giá bệnh nhân có hay không có ý tưởng tự sát và đánh giá mức độ nghiêm trọng của ý tưởng tự sát.
Thang điểm đánh giá:
- Có ý tưởng tự sát mức độ nhẹ: ≤ 18 điểm - Có ý tưởng tự sát mức độ vừa: 19 - 36 điểm - Có ý tưởng tự sát mức độ nặng > 36 điểm
+. Bảng Phân loại bệnh Quốc tế ICD-10F (1992) mục chẩn đoán trầm cảm.
2.2.5 Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm nặng có loạn thần
Chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD-10.
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo ICD-10 (1992)
* Có 3 triệu chứng đặc trưng là: a) Khí sắc trầm.
b) Mất mọi quan tâm và thích thú.
c) Giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động. * Có 7 triệu chứng phổ biến:
a) Giảm sự tập trung chú ý. b) Giảm tự trọng và lòng tự tin.
d) Nhìn tương lai ảm đạm và bi quan. e) Có ý tưởng và hành vi tự sát.
f) Rối loạn giấc ngủ. g) Ăn không ngon miệng.
* Thời gian tồn tại ít nhất 2 tuần(ICD-10 năm 1992) [15].
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm nặng
- Thoả mãn tất cả 3 triệu chứng đặc trưng.
- 4/7 triệu chứng phổ biến của rối loạn trầm cảm. - Kéo dài trên 2 tuần.
- Ảnh hưởng rõ rệt đến cuộc sống của người bệnh.
- Có các triệu chứng sinh học như sút cân, giảm dục năng. + Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm nặng có loạn thần:
- Thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn trầm cảm nặng.
- Có các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác và sững sờ trầm cảm.
Theo ICD-10 rối loạn trầm cảm nặng gồm: