Các loại hoang tưởng và ảo giác thường gặp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng (Trang 74 - 77)

Kết quả nghiên cứu về các triệu chứng loạn thần ở bảng 3.12 cho thấy gặp nhiều nhất là nhóm có hoang tưởng tự buộc tội với 34 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 60,7%. Có 3 trường hợp có ảo thanh thô sơ (5,4%).

Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác cho rằng trong trầm cảm có tự sát, hoang tưởng tự buộc tội cũng đóng một vai trò lớn. Bệnh nhân luôn cho mình hèn kém có nhiều tội lỗi với gia đình ... Các ý nghĩ và cảm giác tội lỗi chính là các triệu chứng thúc đẩy mãnh liệt ý tưởng tự sát của bệnh nhân [79].

+ Các hoang tưởng và ảo giác chi phối hành vi của bệnh nhân.

Với trầm cảm có loạn thần tỷ lệ tự sát cao cho cả hai giới (chiếm 65,8%).

Kết quả bảng 3.13 cho chúng ta thấy hoang tưởng bị hại kết hợp với hoang tưởng tự buộc tội và ảo thanh chiếm tỷ lệ cao (44,7%).

Tiếp theo là nhóm có hoang tưởng buộc tội kết hợp với ảo thanh chiếm 31,6%.

Thấp nhất là nhóm bệnh nhân có hoang tưởng bị hại chiếm 10,5%. ảo giác ít gặp chỉ có 3/56 bệnh nhân và chỉ gặp ảo thanh thô sơ đây cũng là một trong các đặc điểm lâm sàng ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng.

Sadock B.J. (2007), nhận xét hầu hết các triệu chứng loạn thần trong trầm cảm nặng có loạn thần là hoang tưởng chiếm 85%. Vì thế tác giả còn gọi bệnh này là trầm cảm paranoid hoặc trầm cảm hoang tưởng [72].

Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Tam Anh (2008), hoang tưởng tự buộc tội chiếm tỷ lệ cao nhất (với 83,3%) [1].

Mặc dù ICD 10 (năm 1992) và DSM IV (năm 1994) có chia hoang tưởng trong trầm cảm có loạn thần thành hoang tưởng phù hợp với khí sắc (như

hoang tưởng tự buộc tội, hoang tưởng nghi bệnh) và hoang tưởng không phù hợp với khí sắc (hoang tưởng bị hại, bị theo dõi, bị chi phối) nhưng hầu hết tác giả đều cho rằng chiếm ưu thế là các hoang tưởng phù hợp với khí sắc. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy điều này (gặp 34 hoang tưởng phù hợp với khí sắc còn 22 hoang tưởng không phù hợp với khí sắc) [23].

Năm 1988, Miller F.T. đã nghiên cứu hồi cứu trên 45 trường hợp bệnh nhân trầm cảm tái phát có loạn thần chết vì tự sát. Tác giả phát hiện thấy hoang tưởng bị hại kết hợp với hoang tưởng tự buộc tội gây ra hành vi tự sát mãnh liệt hơn so với bệnh nhân chỉ có 1 trong 2 hoang tưởng này hoặc một trong 2 loại hoang tưởng này kết hợp với các loại hoang tưởng khác [62].

Như vậy hoang tưởng tự buộc tội hay còn gọi là là (hoang tưởng phù hợp với khí sắc) rất phổ biến trong rối loạn trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát.Vì vậy việc điều trị trầm cảm cần phải phối hợp thuốc An thần kinh với thuốc chống trầm mới có kết quả.

+ Phân bố thể bệnh ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

Biểu đồ 3.4 cho ta thấy số bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực chiếm tỷ lệ tự sát cao với 18,4%. Vì trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 11 bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực cho cả hai giới có tới 8 bệnh nhân có hành vi tự sát.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Rihmer A (2008) với 1/3 số bệnh nhân trầm cảm đơn cực và 2/3 số bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại trầm cảm. Số bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại trầm cảm làm tăng nguy cơ tự sát [69].

Còn giai đoạn trầm cảm và rối loạn trầm cảm tái diễn là tương đương nhau chiếm (39,5%).

4.2.2. Đặc điểm ý tưởng tự sát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w