Vai trò các sang chấn tâm lý trong tự sát.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng (Trang 33 - 34)

- Các triệu chứng loạn thần

1.5.3.Vai trò các sang chấn tâm lý trong tự sát.

Nhiều tác giả cho rằng sang chấn tâm lý chỉ đóng vai trò là yếu tố thúc đẩy trong hành vi tự sát. Tuy nhiên, các tác giả này nhận thấy rằng các sang chấn tâm lý như mâu thuẫn trong gia đình, trong cơ quan là khá phổ biến. (Kaplan H.I. 1994 và Gelder M. 1988) [54], [44].

Năm 1988, Maniam T. trong công trình nghiên cứu hành vi tự sát và tự sát ở khu nghỉ mát Hill tại Malaysia nhận thấy những người tự sát do xung đột vợ chồng và xung đột trong gia đình gặp 64/95 (chiếm 67%) trường hợp, trắc trở trong tình yêu đứng hàng thứ hai [60].

Các sang chấn tâm lý phổ biến hơn ở nữ so với nam. Ngoại tình và bạo lực gia đình cũng được coi là chấn thương tâm lý thường gặp. Đôi khi sang chấn tâm lý lại chính là tình trạng bệnh hiểm nghèo của bệnh nhân hoặc của thành viên trong gia đình (vợ, chồng hoặc con).

Theo Nguyễn Hữu Kỳ (1996), cho rằng mâu thuẫn gia đình gặp trong 80,7% số trường hợp tự sát, mâu thuẫn tại cơ quan chỉ chiếm 3,6%, mâu thuẫn xã hội chiếm 2,2%, bệnh mạn tính gặp ở 1,2%, có thai ngoài ý muốn

gặp ở 0,5% số trường hợp. Tác giả cho rằng chỉ một tỷ lệ nhỏ (11,8%) bệnh nhân là không có chấn thương tâm lý [11].

Tính đến năm 2004, Tổ chức y tế Thế giới công bố mỗi năm trên thế giới có khoảng 1 triệu người tự sát và ước tính mỗi năm có khoảng 10 đến 20 triệu người có ý tưởng tự sát. Hành vi tự sát ở nữ cao gấp 3 lần ở nam, tự sát thành công ở nam cao gấp 3 lần ở nữ. Tuổi tự sát cao nhất từ 20-29 tuổi, những người ở lứa tuổi trung niên có khả năng tự sát thành công hơn. Tự sát ở thanh thiếu niên từ 15 đến 19 tuổi ngày càng tăng. Các nhân tố bệnh lý tâm thần chính của tự sát là trầm cảm, tâm thần phân liệt và nghiện rượu. Những bệnh nhân rối loạn khí sắc có nguy cơ tự sát tăng 30 lần, tỷ lệ chết do tự sát tăng hàng năm là 3%. Nhìn chung 15% số bệnh nhân có rối loạn khí sắc chết do tự sát. Gặp nhiều hơn trong 10 năm đầu tiến triển của bệnh. Hành vi tự sát ở Châu âu là 162/100.000 dân ở nam giới và 265/100.000 dân ở nữ giới [27], [28]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng (Trang 33 - 34)