- Đặc điểm của Test Beck trong nhóm BN nghiên cứu.
4.3.3. Tính cách của bệnh nhân
Trong tổng số 56 bệnh nhân nghiên cứu, có 35 bệnh nhân (62,5%) có tính cách cởi mở (hướng ngoại), còn 21 bệnh nhân (37,5%) có tính cách thu hẹp (hướng nội), bảng 3.28.
Nghiên cứu của La Đức Cương (2009) trên bệnh nhân rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm cho kết quả thấp hơn: 40% bệnh nhân có đặc điểm cảm xúc quá khép kín [5].
Bùi Quang Huy (2008), cho rằng do sự thay đổi tính cách của bệnh nhân (mệt mỏi, cáu gắt, lo lắng, chán nản…) đã góp phần tạo ra các xung đột trong gia đình. Điều này có nghĩa là những người đã kết hôn chưa chắc đã có điều kiện sống ít căng thẳng hơn so với những bệnh nhân còn độc thân [9].
4.3.4. Các sang chấn tâm lý.
Kết quả ở bảng 3.29 cho ta thấy các sang chấn tâm lý có liên quan đến ý tưởng và hành vi tự sát chiếm một tỷ lệ thấp như vợ chồng bất hòa với 4 bệnh nhân (chiếm 7,1%), tiếp theo là thất nghiệp, thay đổi chỗ ở (chiếm 5,4%).
Nghiên cứu của la Đức Cương (2009), trên bệnh nhân rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm cho thấy: 50,9% các đối có xung đột gia đình, 65,5% bệnh nhân có liên quan đến các mâu thuẫn xã hội [5].
Nhiều tác giả cho rằng chấn thương tâm lý chỉ đóng vai trò là yếu tố thúc đẩy trong hành vi tự sát. Tuy nhiên, các tác giả này đã nhận thấy rằng các chấn thương tâm lý như mâu thuẫn trong gia đình, trong cơ quan là khá phổ biến. (Kaplan H.I. 1994 và Gelder M. 1988) [56], [44].
Các chấn thương tâm lý phổ biến hơn ở nữ so với nam. Ngoại tình và bạo lực gia đình cũng được coi là chấn thương tâm lý thường gặp. Đôi khi chấn thương tâm lý lại chính là tình trạng bệnh hiểm nghèo của bệnh nhân hoặc của thành viên trong gia đình (vợ, chồng hoặc con).
Nguyễn Hữu Kỳ (1996), cho rằng mâu thuẫn gia đình gặp trong 80,7% số trường hợp tự sát, mâu thuẫn tại cơ quan chỉ chiếm 3,6%, mâu thuẫn xã hội chiếm 2,2%, bệnh mạn tính gặp ở 1,2%, có thai ngoài ý muốn gặp ở 0,5% số trường hợp. Tác giả cho rằng chỉ một tỷ lệ nhỏ (11,8%) bệnh nhân là không có chấn thương tâm lý [11].
Còn trong nghiên cứu của Bùi Quang Huy (1999), 50,8% số bệnh nhân có mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn tại cơ quan chiếm 7,8%, có thai ngoài ý muấn chiếm 1,6%. Mâu thuẫn xã hội gặp ở 0,5% và có đến 39,9% số bệnh nhân không hề có yếu tố chấn thương tâm lý [85].