Trạng thái lo âu liên quan đến ý tưởng và hành vi tự sát.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng (Trang 83 - 84)

- Đặc điểm của Test Beck trong nhóm BN nghiên cứu.

4.3.1.Trạng thái lo âu liên quan đến ý tưởng và hành vi tự sát.

Bảng 3.25 cho thấy có 21,4% trong nhóm nghiên cứu có biểu hiện lo âu, trong đó 8,9% hoảng sợ, ám ảnh là 3,6% còn lo âu vô cớ chiếm 7,1%, các lo âu khác chiếm 1 tỷ lệ không đáng kể 1,8%. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác.

Theo Nguyễn Phước Bình (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn lo âu lan tỏa cho thấy cú 12,1% bệnh nhõn cú ý tưởng, hành vi tự sát [2].

Josh Nepon (2010), nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng trên các đối tượng mắc các rối loạn lo âu, tỷ lệ có ý tưởng hoặc hành vi tự sát 3,4% [55]

Jitender Sareen và cộng sự (2005), nghiên cứu tại cộng đồng cho thấy: trên bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa có 0,9% có ý tưởng tự sát và 1,5% có hành vi tự sát. Trong số các rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng bức và rối loạn lo âu lan tỏa có mối liên quan lớn nhất đến tự sát [52].

Khi nghiên cứu về tự sát trong rối loạn trầm cảm, Pompili M. và cộng sự (2008), đã khẳng định rằng triệu chứng lo âu, thái độ nghi ngờ làm tăng nguy cơ tự sát ở bệnh nhân trầm cảm nặng [67].

Theo Bjerkeset O. (2008), sự kết hợp giữa lo âu và trầm cảm làm tăng nguy cơ tự sát ở nam gấp 2 lần so với nữ [35].

Kết quả nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tự sát có tỷ lệ lo âu cao (21,4%) và 25% của Nguyễn hữu Kỳ tỷ lệ này cao hơn nhiều trong dân số nói chung [11].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng (Trang 83 - 84)