Tăng cường vai trò và hiệu lực của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 103)

NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP .HỒ CHÍ MINH

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN

3.2.11. Tăng cường vai trò và hiệu lực của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt thì hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM như góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chi phí tốt hơn,… từ đó gia tăng lợi nhuận ròng cho ngân hàng. Thực hiện tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát sẽ giúp cho các nhà quản trị phát hiện và kịp thời khắc phục được những sai sót, kẽ hở có nguy cơ phát sinh rủi ro trong quy định, quy trình và thực tiễn tác nghiệp tại từng khâu, bộ phận, phòng ban của ngân hàng. Nhờ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên mà nhà quản trị sẽ có các biện pháp thích hợp, kịp thời để hoàn thiện chính sách, quy trình, sửa chữa

sai sót để tránh rủi ro xảy ra. Bản chất của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nhằm kiểm tra, giám sát quá trình tác nghiệp của các bộ phận trong việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ ở mức độ nào, từ đó phát hiện sai sót và đề xuất các biện pháp khắc phục, nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, vì thế nó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản trị của ban lãnh đạo ngân hàng. Công tác kiểm tra, kiểm soát chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ tín dụng và kế toán do đặc điểm rủi ro phức tạp và dễ phát sinh tiêu cực, gây thiệt hại cho ngân hàng cả về vật chất lẫn con người.

Nhận thức được vấn đề trên, việc đặt ra yêu cầu phải tăng cường vai trò và hiệu lực của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của HDBank là cần thiết và phải lưu ý một số nội dung sau đây:

- Kiểm tra, kiểm soát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều biện pháp như giám sát từ xa, kiểm tra thực tế hồ sơ, chứng từ theo một quy trình rõ ràng, quy định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của kiểm soát viên.

- Việc bố trí nhân sự kiểm tra, kiểm soát phải lựa chọn những người có chuyên môn giỏi, thành thạo nghiệp vụ, có nhiều năm kinh nghiệm ở lĩnh vực kiểm tra, đồng thời có kiến thức trên nhiều lĩnh vực như kế toán, luật, các ngành nghề khá,... Việc thiếu hụt nhân sự có kinh nghiệm và tình trạng chế độ lương chưa hợp lý là nguyên nhân chính làm cho chức năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa thật sự phát huy hiệu quả trong thực tiễn hoạt động của HDBank hiện nay.

- Kinh nghiệm cho thấy nhiều trường hợp từ lãnh đạo đến nhân viên trong quy trình tín dụng cho rằng nhiệm vụ kinh doanh là chính và xem nhẹ, chậm trễ trong việc khắc phục các sai sót theo kiến nghị, yêu cầu của kiểm soát viên; lâu dần tạo nên tâm lý xem thường, thiếu thận trọng, vì thế làm giảm vai trò, hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Do vậy, các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của HDBank phải được thực hiện đồng thời với việc nâng cao ý thức tuân thủ quy chế, quy trình trong hoạt động tác nghiệp của các bộ phận, nhất là ở nghiệp vụ nhiều rủi ro như tín dụng và kế toán giao dịch, nhằm hạn chế các sai sót có thể xảy ra, bảo toàn được thành quả kinh doanh của tập thể nhân viên HDBank tích lũy được trong nhiều năm qua.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở khung lý thuyết ở chương 1, khoa học thực tiễn ở chương 2 và định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của HDBank, chương 3, luận văn đã đưa ra hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại HDBank, cụ thể là:

+ Tăng quy mô vốn điều lệ;

+ Tăng trưởng số lượng khách hàng giao dịch tại HDBank; + Gia tăng doanh thu và lợi nhuận trên một khách hàng; + Giải pháp về hoạt động huy động vốn;

+ Giải pháp đối với hoạt động tín dụng;

+ Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và phát triển các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại;

+ Phát triển nguồn nhân lực;

+ Đẩy mạnh công tác marketing, phát triển thương hiệu HDBank; + Phát triển mạng lưới giao dịch;

+ Tăng cường vai trò và hiệu lực của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

KẾT LUẬN CHUNG

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới là rất cần thiết, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của NHTM. Đề tài của luận văn đã góp phần giải quyết những lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM, cụ thể là:

- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những lý luận cơ bản về NHTM và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM như khái niệm, đặc điểm hoạt động của NHTM. Luận văn đã làm rõ được khái niệm hiệu quả, những chỉ tiêu đo lường, những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Bên cạnh đó, luận văn đã đưa ra được những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM; nghiên cứu kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số NHTM trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của HDBank trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, từ đó rút ra những kết quả đạt được, những điểm còn hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế làm cơ sở khoa học thực tiễn cho hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HDBank.

- Đề xuất những giải pháp đối với HDBank nhằm tăng quy mô vốn điều lệ, tăng trưởng nguồn vốn huy động, tăng trưởng dư nợ tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, gia tăng số lượng khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, các giải pháp về hoạt động marketing để phát triển thương hiệu HDBank, về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và một số giải pháp khác.

Những đóng góp mới của đề tài:

- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM;

- Đưa ra được một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của HDBank, như:

+ Tăng quy mô vốn điều lệ;

+ Tăng trưởng số lượng khách hàng giao dịch tại HDBank; + Gia tăng doanh thu và lợi nhuận trên một khách hàng; + Giải pháp về hoạt động huy động vốn;

+ Giải pháp đối với hoạt động tín dụng;

+ Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và phát triển các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại;

+ Phát triển nguồn nhân lực;

+ Đẩy mạnh công tác marketing, phát triển thương hiệu HDBank; + Phát triển mạng lưới giao dịch;

+ Tăng cường vai trò và hiệu lực của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Mặc dù đã hết sức cố gắng, được sự hướng dẫn tận tình cuản người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Văn Phúc, cùng sự giúp đỡ của ban Lãnh đạo và đồng nghiệp tại HDBank, song luận văn còn những khiếm khuyết nhất định, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô trong Hội đồng và những ai quan tâm để luận văn hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 2. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Nhung, Lê Thị Tuyết Hoa (2009), Tiền tệ ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

4. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội

5. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

6. Lê Văn Tư (2000), Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.

7. Ngô Kim Phượng (2010), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Đại học Quốc gia Tp. HCM, Tp. HCM.

8. Peter Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại (bản dịch), Nxb Tài chính, Hà Nội.

9. Philip Kotler (2011), Quản trị Marketing (bản dịch), Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

10.Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM, Bản cáo bạch Tháng 09/2011.

11.Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM, Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2010, 2011, 2012

12.Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư 13/2010/TT-NHNN “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”, Hà Nội.

13.Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư 19/2010/TT-NHNN “Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt

động của tổ chức tín dụng”, Hà Nội.

14.Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư /2011/TT-NHNN “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”, Hà Nội.

15.Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

Website:

16.Website Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh: www.hdbank.com.vn

17.Website Ngân hàng TMCP Á Châu: www.acb.com.vn

18.Website Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín: www.sacombank.com.vn 19.Website Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam:

www.eximbank.com.vn

20.Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn

21.Website Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam: www.cafef.vn 22.Website Thời báo Kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.vn

23.Website Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam: http://voer.edu.vn/bai-viet/kinh- te/khai-niem-ban-chat-hieu-qua-san-xuat-kinh-doanh.html

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ABBank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình ACB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

BIDV : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển iệt Nam

CP : Cổ phần

Eximbank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu iệt Nam

HDBank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Maritime Bank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải iệt Nam

MBBank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội

MHB : Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long

NHNN : Ngân hàng Nhà nước iệt Nam NHTM : Ngân hàng thương mại

ROA : Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE : Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Sacombank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần ài Gòn Thương Tín TCKT : Tổ chức kinh tế

TCTD : Tổ chức tín dụng

Techcombank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương iệt Nam TMCP : Thương mại cổ phần

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

TrustBank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Tín

VCB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương iệt Nam VDB : Ngân hàng Phát Triển iệt Nam

DANH MỤC BẢNG

Tên bảng Trang

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của HDBank từ năm 2010 đến năm 2012 29 Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của HDBank từ năm 2010 đến năm

2012 30

Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng của HDBank từ năm 2010 đến năm 2012 32 Bảng 2.4: Các hoạt động kinh doanh khác của HDBank từ năm 2010 đến

năm 2012 33

Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của HDBank từ năm 2010 đến năm 2012 34 Bảng 2.6: Lãi suất phải trả bình quân của HDBank từ năm 2010 đến năm

2012 36

Bảng 2.7: Tỷ lệ vốn huy động còn lại để cho vay so với tổng dư nợ của

HDBank từ năm 2010 đến năm 2012 36

Bảng 2.8: Tình hình hiệu quả sử dụng vốn của HDBank từ năm 2010 đến

năm 2012 38

Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của HDBank phân theo chất lượng

tín dụng từ năm 2010 đến năm 2012 39

Bảng 2.10: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ của HDBank từ

năm 2010 đến năm 2012 40

Bảng 2.11: Cơ cấu thu nhập và chi phí của HDBank từ năm 2010 đến năm

2012 40

Bảng 2.12: Cơ cấu thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng và đầu tư của

HDBank từ năm 2010 đến năm 2012 45

Bảng 2.13: Cơ cấu thu nhập ròng ngoài lãi của HDBank từ năm 2010 đến

năm 2012 48

Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của HDBank từ năm 2010

đến năm 2012 51

Bảng 2.15: Các nhân tố cấu thành ROE của HDBank từ năm 2010 đến năm

2012 54

Bảng 2.16: ốn chủ sở hữu của một số ngân hàng từ năm 2010 đến năm

2012 56

Bảng 2.17: Tổng tài sản của một số ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 57 Bảng 2.18: ROA của một số ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 58 Bảng 2.19: ROE của một số ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 59

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ... ix

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... 1

1.1.LÝ LUẬN Ề HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... 1

1.1.1. Lý luận về ngân hàng thương mại ... 1

1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại ... 1

1.1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại ... 2

1.1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ... 4

1.2. LÝ LUẬN Ề HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI5 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ... 5

1.2.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh ... 5

1.2.1.2. Khái niệm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ... 6

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại 8 1.2.2.1. Nhóm nhân tố khách quan... 9

1.2.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan ... 10

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ... 11

1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu Hiệu quả nguồn vốn ... 12

1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn... 13

1.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh... 16

1.2.3.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận ... 17

1.2.3.5. Nhóm các chỉ tiêu khác ... 21

1.3.KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MỘT Ố NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI À BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI ỚI

NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP.HỒ CHÍ MINH ... 23

1.3.1. Kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài ... 23

1.3.1.1. Trung Quốc ... 23

1.3.1.2. Mỹ ... 24

1.3.1.3. Hàn Quốc ... 24

1.3.2. Kinh nghiệm của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại iệt Nam ... 24

1.3.3. Bài học kinh nghiệm được r t ra từ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ở các nước trên thế giới đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển TP.HCM ... 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1... 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH ... 27

2.1. Ơ LƯỢC Ự HÌNH THÀNH À PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TP.HỒ CHÍ MINH ... 27

2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển TP.HCM . 27 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ... 28

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của HDBank ... 28

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TP.HỒ CHÍ MINH ... 29

2.2.1. Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển TP.HCM ... 29

2.2.1.1. Huy động vốn ... 29

2.2.1.2. Hoạt động tín dụng ... 31

2.2.1.3. Các hoạt động kinh doanh khác ... 32

2.2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển TP.Hồ Chí Minh ... 35 2.2.3.1. Hiệu quả nguồn vốn ... 35

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)