Tăng trưởng số lượng khách hàng giao dịch tại HDBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 71)

NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP .HỒ CHÍ MINH

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN

3.2.2. Tăng trưởng số lượng khách hàng giao dịch tại HDBank

Thu nhập của ngân hàng có được từ các hoạt động sử dụng vốn như cấp tín dụng, đầu tư vốn vào các tài sản sinh lời, đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp khác; thu phí dịch vụ;… Huy động vốn là hoạt động chủ yếu tạo ra nguồn vốn cho các hoạt động sinh lời của ngân hàng, từ đó tạo ra thu nhập và lợi nhuận. Như vậy, tăng trưởng quy mô dư nợ và nguồn vốn huy động rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để thực hiện được điều này, HDBank cần mở rộng thị phần cho vay và huy động thông qua việc phát triển mạnh mẽ số lượng khách hàng giao dịch tại HDBank trong thời gian tới. Luận văn đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng cường cơ số khách hàng giao dịch tại HDBank như sau:

- Nhóm biện pháp về các chiến dịch tiếp thị khách hàng mục tiêu mới: Các chiến dịch tiếp thị của Khối Khách hàng doanh nghiệp và Khối Khách hàng cá nhân cần được triển khai liên tục trong năm như các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng mở mới tài khoản thông qua việc đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo, tiếp thị rộng khắp và liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt đối với nhóm khách hàng mà HDBank muốn tăng trưởng như nhóm các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy hải sản, nhóm các doanh nghiệp chi lương qua tài khoản,…

- Nhóm biện pháp về sản phẩm và giá: Hiện nay, ngành ngân hàng đang có

dịch, tăng cường phát triển khách hàng mới. Việc tạo ra sự khác biệt về sản phẩm so với các ngân hàng khác với mức giá cạnh tranh là một trong những giải pháp quan trọng để tăng cường phát triển nhóm khách hàng mục tiêu. HDBank cần đưa ra các gói sản phẩm đặc thù dành riêng cho từng nhóm khách hàng mục tiêu để vừa tạo được sự ưu đãi đặc thù vừa phù hợp với đặc tính riêng của từng ngành như sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh điều, cho vay sản xuất kinh doanh cà phê, cho vay kinh doanh gạo, cho vay chế biến kinh doanh thủy hải sản, sản phẩm tài trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xây lắp, gói sản phẩm tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu,…

- Nhóm biện pháp phát triển mạng lưới giao dịch, kênh phân phối nhằm đưa sản phẩm dịch vụ của HDBank đến gần hơn với đông đảo khách hàng, đặc biệt mở trụ sở giao dịch gần Chợ, Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Trung tâm thương mại tại các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước. Hiện tại, HDBank chưa chú trọng phát triển kênh phân phối thông qua tăng cường lắp đặt máy POS tại các cửa hàng, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại,… nhằm tăng thu phí dịch vụ, tăng số lượng thẻ ATM phát hành, đưa thương hiệu HDBank lan tỏa trong cộng đồng dân cư.

- Nhóm giải pháp phát triển thương hiệu nhằm xây dựng HDBank trở thành ngân hàng được khách hàng tin cậy, yêu mến, lựa chọn và gắn bó lâu dài, thông qua các phương tin thông tin đại chúng, các chương trình tri ân khách hàng thân thiết, chương trình từ thiện cộng đồng, nhằm quảng bá hình ảnh và thương hiệu HDBank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)