0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nhóm giải pháp về yếu tố kĩ thuật, chƣơng trình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM (COOPBANK) CHI NHÁNH BÌNH THUẬN (Trang 85 -87 )

6. Kết cấu của đề tài

3.2.1 Nhóm giải pháp về yếu tố kĩ thuật, chƣơng trình

- Hoàn thiện phương pháp phân tích

Phƣơng pháp dùng trong phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thƣờng dựa vào phƣơng pháp so sánh kết hợp các phƣơng pháp xếp hạng khác nhƣ phƣơng pháp chuyên gia hay phƣơng pháp thống kê. Việc sử dụng phƣơng pháp phân tích sẽ làm ảnh hƣởng đến các khâu trong quá trình phân tích cũng nhƣ tính chính xác của kết quả xếp hạng.

Đối với việc xây dựng bảng chỉ số tài chính thuộc các ngành kinh tế, phải thu thập báo cáo tài chính tích luỹ sau nhiều năm và bao trùm các ngành kinh tế. Bảng điểm chuẩn cho các ngành phải đƣợc thay đổi định kì hàng năm cho phù hợp với thực tế luôn diễn biến phức tạp và đa dạng. Để làm đƣợc việc này, hàng năm Chi nhánh phải nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động của từng ngành kinh tế, nắm rõ những thay đổi, những thuận lợi, khó khăn, những biến động của từng ngành, trên cơ sở đó kết hợp các yếu tố cần thiết khác, xây dựng bảng điểm chuẩn cho ngành kinh tế.

- Xây dựng nội dung xếp hạng tín dụng theo thời hạn các khoản vay

Hệ thống xếp hạng tín dụng hiện nay mới chỉ đƣợc xem xét theo ngành kinh tế, quy mô, loại hình sở hữu mà chƣa đề cập tới thời hạn của khoản vay. Điều này chƣa hợp lí, bởi lẽ với mỗi thời hạn vay khác nhau ngân hàng có các tiêu chí xem xét cấp tín dụng khác nhau. Nhƣ vậy, với mỗi thời hạn vay khác nhau thì mức độ quan trọng của các tiêu chí là khác nhau, do đó tỉ trọng của các chỉ tiêu cũng cần xem xét khác nhau.

- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích

của khách hàng. Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích vừa bám sát mục tiêu, vừa loại trừ những mục tiêu không cần thiết đảm bảo tiết kiệm chi phí. Vì vậy chỉ tiêu cần phân tích không nhất thiết bao gồm tất cả chỉ tiêu có thể lập ra từ báo cáo tài chính mà cần có sự chọn lọc khoa học, mỗi chỉ tiêu cần chỉ rõ nội dung, ý nghĩa, phƣơng pháp tính vá cách lấy số liệu bao gồm những chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lƣợng.

Ngân hàng nên thu thập số liệu về khách hàng theo nhiều năm tài chính, theo quý để từ đó tính toán các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính theo trọng số của từng quý, năm và đƣa ra kết quả cho điểm. Việc làm nhƣ vậy sẽ cho kết quả chính xác hơn là chỉ lấy số liệu báo báo tài chính của doanh nghiệp trong 1 năm liền kề trƣớc kỳ đánh giá nhƣ hiện nay.

Bên cạnh đó ngân hàng cần nghiên cứu để đƣa ra những tiêu chuẩn, khung điểm để đánh giá, cho điểm cũng nhƣ những hƣớng dẫn thật chi tiết và rõ ràng hơn đối với một số chỉ tiêu phi tài chính phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng để có thể giảm thiểu những khó khăn cho cán bộ tín dụng và đƣa ra kết quả xếp hạng đáng tin cậy nhất.

- Nâng cao chất lượng thu thập và xử l thông tin cho công tác xếp hạng tín dụng

Thông tin là yếu tố đầu vào quan trọng và quyết định kết quả của công tác xếp hạng tín dụng khách hàng. Mức độ chính xác của kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng phụ thuộc phần lớn vào nguồn thông tin hiện có về doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin, Chi nhánh cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Một là, cán bộ tín dụng phải tăng cƣờng khai thác và xử lý thông tin từ nhiều nguồn. Bên cạnh nguồn thông tin từ hồ sơ khách hàng gửi đến, cán bộ tín dụng có thể gọi điện hỏi doanh nghiệp, trực tiếp gặp gỡ phỏng vấn lãnh đạo, nhân viên trong doanh nghiệp. Lấy thông tin từ các đối tƣợng liên quan đến doanh nghiệp nhƣ khách hàng của doanh nghiệp, các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào... Ngoài ra cán bộ tín dụng có thể thu thập nguồn thông tin từ bên ngoài nhƣ: internet, báo chí, cơ quan nhà nƣớc để làm rõ hơn quan điểm xếp hạng của mình đối với khách hàng.

+ Hai là, cán bộ tín dụng của chi nhánh phải khai thác triệt để nguồn thông tin do CIC cung cấp. Để có thể thu thập thông tin hữu ích chính xác từ CIC, bên cạnh việc Chi nhánh phải có thiết bị nối mạng trực tiếp với trung tâm thì NHHTX nói riêng và các ngân hàng thƣơng mại nói chung cần phải có thái độ hợp tác với nhau để trao đổi thông tin về khách hàng. Có nhƣ vậy thì CIC mới trở thành một trung tâm chuyên cung cấp thông tin có uy tín và đáng tin cậy nhằm giảm chi phí cũng nhƣ thời gian cho ngân hàng trong quá trình thu thập thông tin, khai thác thông tin nhằm đánh giá khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM (COOPBANK) CHI NHÁNH BÌNH THUẬN (Trang 85 -87 )

×