6. Kết cấu của đề tài
2.1. Giới thiệu về Coopbank
Để đa dạng hóa các loại hình tổ chức tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn, góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 Ban chấp hành Trung ƣơng khóa VII về phát triển kinh tế xã hội nông thôn, ngày 27/07/1993, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 90 chỉ đạo thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). QTDND là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dƣới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã. QTDND hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tƣơng trợ cho các thành viên, nhằm mục đích phát huy sức mạnh tập thể và của từng thành viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản suất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Theo đó, mô hình đƣợc xác định 03 cấp hoạt động bao gồm Quỹ tín dụng ngân dân Trung ƣơng (QTDND TW), Quỹ tín dụng Khu vực (QTD KV) và Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (QTDND CS).
Sau thời gian hoạt động, nhận ra đƣợc nhiều khuyết điểm, mô hình 03 cấp đƣợc chuyển đổi thành thành mô hình 02 cấp bằng việc QTDND KV đƣợc sáp nhập vào QTDND TW. Nhƣ vậy, tính đến nay, QTDND bao gồm QTDND CS và QTDND TW. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là tổ chức tín dụng hợp tác do các thành viên (tối thiểu 30 thành viên là cá nhân hoặc hộ gia đình) trên địa bàn (thƣờng là xã hoặc liên xã) tự nguyện thành lập dƣới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã. Đây là tổ chức tín dụng hợp tác do các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cùng nhau thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (tên tiếng Anh Coopbank) chi nhánh Bình Thuận tiền thân là QTDND TW chi nhánh Bình Thuận đƣợc thành lập đƣợc thành lập theo theo Quyết định 444 ngày 07/06/2001 của Chủ tịch HĐQT QTDND TW chịu trách nhiệm quản lí và điều hoà vốn cho hệ thống QTDND CS tại địa bàn hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ngày 05/02/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành văn bản về chuyển đổi QTDND TW thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Coopbank). Đây là bƣớc cụ thể hóa mô hình ngân hàng Hợp tác xã, là cơ sở để thực hiện định hƣớng chỉ đạo của Chính phủ về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng hợp tác đƣợc nếu trong quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015. Ngày 22/03/2013, Coopbank đã tổ chức thành công đại hội thành viên lần đầu tiên, nhằm hoàn thiện hồ sơ để trình Thống đốc NHNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (NHHTX). Coopbank CN Bình Thuận đƣợc chính thức đổi tên từ ngày 01/08/2013 theo Quyết định 132 ngày 01/08/2013 của Chủ tịch HĐQT Coopbank. Tính đến 31/12/2016 hệ thống QTDND CS trên địa bàn bao gồm 28 Quỹ, với tổng số 46.725 thành viên; Tổng nguồn vốn hoạt động là 1.639 tỉ đồng, vốn tự có là 92 tỉ đồng, vốn vay Coopbank CN Bình Thuận là 108 tỉ đồng.
* Về công tác nguồn vốn
Trong năm 2016, trƣớc những khó khăn chung của nền kinh tế, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn và việc điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi theo chính sách điều hành lãi suất của Tổng giám đốc nhằm giảm áp lực về nguồn vốn dƣ thừa từ tiền gửi điều hòa của các QTDND đã ảnh hƣởng không nhỏ đến công
Bảng 2.1: Công tác nguồn vốn Coopbank CN Bình Thuận giai đoạn 2014 – 2016 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 (+, -) Năm 2016 so với năm 2015 Số tiền % Tổng nguồn vốn 732.007 876.663 967.032 90.369 10,31% 1. Vốn huy động 263.556 236.469 270.967 34.498 14,59%
- Tiền gửi điều hoà QTDND 109.583 98.552 134.982 36.430 36,97% - Tiền gửi tiết kiệm 151.236 132.582 132.554 -28 -0,02% - Tiền gửi của các TCKT 2.737 5.335 3.431 -1.904 -35,69% - Tiền gửi TCTD khác 0 0 0 0 0,00%
2. Vốn điều chuyển 403.744 553.245 590.261 37.016 6,69%
- Điều chuyển vốn ADB1457 0 0 0 0 0,00% - Điều chuyển vốn ADB1802 0 0 0 0 0,00% - Điều chuyển vốn ICO 20.000 8.500 8.500 0 100,00% - Điều chuyển vốn AFD 17.350 48.720 30.050 -18.670 -38,32% - Điều chuyển vốn trong hạn
mức 43.000 43.000 43.000 0 0,00% - Điều chuyển vốn trên hạn
mức 310.000 440.000 495.000 55.000 12,50% - Điều chuyển vốn khác 0 0 0 0 0,00% - Điều chuyển vốn XDCB và
TSCĐ 13.394 13.025 13.711 686 5,27%
3. Vốn khác 64.707 86.949 105.804 18.855 21,69%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Coopbạnk các năm 2014, 2015, 2016)
Tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh tính đến ngày 31/12/2016 là 966.032 triệu đồng, tăng 90,369 triệu đồng, tỉ lệ tăng 10,31% so với năm 2015.
Trong đó:
- Nguồn vốn huy động là 270.967 triệu đồng, chiếm 28,02% tổng nguồn vốn hoạt động, tăng 34.498 triệu đồng, tỉ lệ tăng 14,59 % so với năm 2016.
- Nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính là 590.261 triệu đồng, chiếm 61,04 % tổng nguồn vốn hoạt động, tăng 37.016 triệu đồng, tỉ lệ tăng 6,69% so với năm 2015.
- Nguồn vốn khác là 105.804 triệu đồng, chiếm 10,94% tổng nguồn vốn hoạt động, tăng 18.855 triệu đồng, tỉ lệ tăng 21,69% so với năm 2015.
Biểu đồ 2.1: Tốc độ phát triển nguồn vốn Coopbank giai đoạn 2014 - 2016
Biểu đồ 2.1 trên cho thấy nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Chi nhánh là từ vốn điều chuyển từ Hội sở chính, nguồn vốn huy động tuy có tăng nhƣng vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ cho thấy tình hình khó khăn của Chi nhánh trong công tác huy động vốn tại chỗ. Trƣớc những khó khăn đó, Chi nhánh đã chủ động tranh thủ đƣợc nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính, đặc biệt là các nguồn vốn dự án tài chính quốc tế; chủ động áp dụng nhiều biện pháp tích cực để huy động vốn tại chỗ nhƣ đa dạng các kì hạn gửi, áp dụng lãi suất linh hoạt đối với các kỳ tiền gửi, rút gốc linh hoạt. Khuyến khích các QTDND gửi vốn điều hòa thông qua hình thức hỗ trợ nhƣ: áp dụng mức lãi suất tiền gửi điều hòa các QTDND cao hơn mức lãi suất tiền gửi
tiết kiệm trong dân cƣ có cùng kì hạn; hỗ trợ cƣớc phí chuyển tiền qua ngân hàng khi QTDND có nhu cầu trƣớc vốn tiền gửi hoặc hỗ trợ phƣơng tiện vận chuyển khi có nhu cầu rút vốn bằng tiền mặt... Trên cơ sở tuân thủ các quy định về lãi suất huy động của NHNN và NHHTX, đảm bảo duy trì ổn định nguồn vốn hoạt động của đơn vị cùng nhiều hỗ trợ kịp thời khả năng chi trả cho các QTDND, đặc biệt trong giai đoạn thời vụ, các ngày lễ tết trong năm.
* Về công tác sử dụng vốn
Với tính chất và mục tiêu hoạt động của NHHTX là liên kết, đảm bảo an toàn cho hệ thống thông qua việc hỗ trợ tài chính và giám sát hoạt động trong hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. Hoạt động chủ yếu là điều hoà vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các QTDND. Tuy vậy, để nâng cao hiệu quả nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch tài chính do Hội sở chính giao, Chi nhánh đã mở rộng cho vay ngoài hệ thống, đối tƣợng cho vay chủ yếu là hộ gia đình và cá nhân. Sản phẩm dịch vụ cho vay chủ yếu là cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên đảm bảo bằng tiền lƣơng và cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ đối với hộ gia đình và cá nhân có bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
Bảng 2.2: Công tác sử dụng vốn Coopbank CN Bình Thuận giai đoạn 2014 – 2016 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 (+,-) Năm 2016 so với năm 2015 Số tiền % Tổng sử dụng vốn 132.007 876.663 967.032 90.369 10,31% I. Cho vay 664.594 794.718 767.795 -26.923 -3,39%
- Doanh số cho vay 852.358 847.812 740.794 -107.018 -12,62% - Doanh số thu nợ 647.665 717.688 767.717 50.029 6,97% - Cho vay ngắn hạn 133.279 74.163 32.611 -41.552 -56,03% - Cho vay trung, dài hạn 531.315 720.555 735.184 14.629 2,03% 1. Cho vay trong hệ thống 159.815 175.746 136.497 -39.249 -22,33% 2. Cho vay ngoài hệ thống 504.779 618.972 631.298 12.326 1,99% 3. Nợ xấu 3.496 1.579 1.944 365 23,12% Tỉ lệ % nợ xấu / tổng dƣ nợ 0,53% 0,20% 0,25% - - - Nợ xấu trong hệ thống 0 0 0 0 0,00% - Nợ xấu ngoài hệ thống 3.496 1.579 1.944 365 23,12%
II. Tiền gửi 4.769 135 9 -126 -93,33%
III. Đầu tƣ 208 2.378 0 -2.378 -100,00%
IV. Tiền gửi tại Ngân hàng
Nhà nƣớc 2.265 3.019 665 -2.354 -77,97%
V. Tiền mặt 13.436 13.042 3.880 -9.162 -70,25% VI. Tài sản cố định và tài
sản khác 46.735 63.371 13.711 -49.660 -78,36%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Coopbạnk các năm 2014, 2015, 2016)
- Tổng doanh số cho vay (lũy kế từ đầu năm đến 31/12/2016) là 740.794 triệu đồng, giảm 107.018 triệu đồng, tỉ lệ giảm 12,62% so với năm 2015.
- Tổng doanh số thu nợ (lũy kế từ đầu năm đến 31/12/2016) là 767.717 triệu đồng, tăng 50.029 triệu đồng, tỉ lệ tăng 6,97% so với năm 2015.
- Tổng dƣ nợ cho vay tính đến ngày 31/12/2016 là 767.795 triệu đồng, chiếm 79,40% tổng sử dụng vốn, giảm 26.923 triệu đồng, tỉ lệ giảm 3,39% so với năm 2015.
+ Dƣ nợ cho vay Quỹ tín dụng nhân dân là 136.497 triệu đồng, chiếm 17,78% tổng dƣ nợ cho vay, giảm 39.249 triệu đồng, tỉ lệ giảm 22,33% so với năm 2015.
+ Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp và cá nhân là 631.298 triệu đồng, chiếm 82,22% tổng dƣ nợ cho vay, tăng 12.326 triệu đồng, tỉ lệ tăng1,99% so với năm 2015.
Biểu đồ 2.2: Tỉ trọng sử dụng vốn Coopbank giai đoạn 2014 - 2016
Từ số liệu của biểu đồ 2.2 trên cho thấy dƣ nợ cho vay của Chi nhánh tƣơng đối ổn định. Trong đó, tăng trƣởng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp và cá nhân tập trung chủ yếu ở lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng, dịch vụ lƣu trú, ăn uống. Tuy nhiên, tỉ lệ cho vay Quỹ tín dụng nhân dân lại giảm so với năm 2015.
Đối với khách hàng vay doanh nghiệp và cá nhân, Chi nhánh chú trọng tập trung ƣu tiên nguồn vốn cho vay phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn; cho vay theo các chính sách tín dụng của Chính phủ, Tỉnh và Ngân hàng Nhà nƣớc. Tỉ trọng dƣ nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn chiếm tỉ lệ cao so với tổng dƣ nợ
cho vay, góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách tín dụng của Nhà nƣớc đối với quần chúng nhân dân.
Đối với cho vay QTDND thành viên, mặc dù nhu cầu vay vốn không nhiều, chỉ tập trung vào giao đoạn thời vụ nhƣng Chi nhánh vẫn luôn ƣu tiên tập trung nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của QTDND, đặc biệt là nhu cầu vốn chi trả tiền gửi khi thành viên rút tiền đảm bảo các QTDND hoạt động ổn định an toàn và hiệu quả.
Nợ xấu tính đến 31/12/2016 của Chi nhánh là 1.944 triệu đồng, chiếm 0,25%, tăng 365 triệu đồng, tỉ lệ tăng 23,12% so với năm 2015. Nợ xấu cho vay doanh nghiệp và cá nhân chiếm 100% tổng nợ xấu, không để xảy ra nợ xấu tại các QTDND do Chi nhánh quản lí. Công tác xử lí, thu hồi nợ xấu luôn đƣợc quan tâm và xử lí kịp thời, Chi nhánh đều xử lí bằng cách đôn đốc, nhắc nhở, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều chỉnh giảm lãi… để khách hàng có điều kiện và thời gian để tự khắc phục trả nợ. Hiện tại Chi nhánh chƣa áp dụng hình thức khởi kiện hay phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay với bất kì khách hàng nào
Để nâng cao chất lƣợng tín dụng cung nhƣ tăng cƣờng tính khách quan đồng thời tạo cơ sở trong việc áp dụng các chính sách tín dụng cho khách hàng, bắt đầu tƣ năm 2014, NHHTX Việt Nam triển khai và áp dụng mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng vào quy trình cho vay. Trải qua thời gian hoạt động, đến nay hệ thống xếp hạng tín dụng này đã đƣợc điều chỉnh và cập nhật nhiều lần cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam, chủng loại khách hàng mà NHHTX đang cấp tín dụng.