0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM (COOPBANK) CHI NHÁNH BÌNH THUẬN (Trang 89 -89 )

6. Kết cấu của đề tài

3.3. Kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng

3.3.1. Đối với Coopbank

Để hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng, Coopbank cần phải thực hiện ngay những bƣớc sau:

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát khoản vay trƣớc, trong và sau khi giải ngân. Thu thập thông tin kịp thời về các biến động của khách hàng nhóm điều chỉnh chính sách tín dụng một cách hợp lý. Đôn đốc và khuyến khích các doanh nghiệp và ca nhân kinh doanh tuân thủ pháp luật về kế toán, kiểm toán và sổ sách chứng từ kinh doanh do kết quả trung điểm xếp hạng tín dụng phụ thuộc nhiều vào chứng từ, sổ sách kế toán mà khách hàng cung cấp.

- Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thƣờng xuyên phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng.

- Tăng cƣờng đào tạo nâng cao trình độ phát triển năng phân tích đánh giá của của nhân viên. Kinh nghiệm thực hiện cho thấy không có phƣơng pháp và công cụ phân tích nào có thể hoàn toàn thay thế đƣợc kĩ năng và kinh nghiệm của cán bộ phân tích tín dụng.

- Nâng cao nhận thức của các nhà quản trị về vai trò của công cụ xếp hạng tín dụng đối với phòng ngừa rủi ro và thiết lập danh mục cho vay hiệu quả. Vận dụng công cụ xếp hạng tín dụng kết hợp với các biện pháp khác nhƣ tài sản đảm bảo an toàn, trích lập dự phòng rủi ro.

- Kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc nhƣ Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính cần phải xây dựng các chuẩn mực kế toán về tiêu chuẩn cộng nhận chi phí, doanh thu nhất là đối với loại hình kinh doanh cá thể hiện nay (hiện vẫn mang hình thức thuế khoán, và việc tính thuế chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan của cán bộ thuế).

3.3.2. Đối với các đơn vị có chức năng

- Kiến nghị với Tổng cục Thống kê về việc xây dựng và công bố các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành. Trong quá trình phân tích các chỉ tiêu tài chính, để đảm bảo độ chính xác, ngân hàng cần phải so sánh với hệ số trung bình của từng ngành, nhóm ngành. Hiện nay, hệ số trung bình của từng ngành, nhóm ngành hàng năm vẫn chƣa có. Vì vậy, Tổng cục Thống kê cần sớm xây dựng và ban hành hệ số trung bình từng ngành hàng năm để phục vụ cho việc đánh giá xếp hạng tín dụng của ngân hàng.

- Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc chỉnh sửa, bố sung hoàn thiện đồng bộ có chế chính xác về tín dụng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng, mở rộng đối tƣợng đƣợc tiếp cận với vốn tín dụng. Đồng thời chủ động phối hợp với các bộ, nhanh để xử lý kịp thời các vấn đề có liên quan đến công tác tín dụng nhƣ hồ sơ thủ tục, cơ chế pháp lí…

- Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) phải phát huy tính hiệu quả, chính xác và kịp thời về thông tin tín dụng của khách hàng, do đó Ngân hàng Nhà nƣớc cần có những quy định bắt buộc các ngân hàng thƣơng mại cung cấp đầy đủ các thông tin và công bố của khách hàng vay vốn tại ngân hàng mình để trung tâm có thể kịp thời cung cấp những thông tin cảnh báo rủi ro cho các ngân hàng thƣơng mại. Đồng thời CIC cần tiến hành phân chia và quản lí thông tin khách hàng theo vùng, miền, khu vực cũng nhƣ ngành nghề để dễ tra cứu, tránh sự nhầm lẫn, chồng chéo.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở lí luận chung về tín dụng ngân hàng, hệ thống xếp hạng tín dụng tại Chƣơng 1 kết hợp với phân tích thực trạng và ứng dụng của công cụ xếp hạng tín dụng trong công tác cho vay, chỉ ra đƣợc những hạn chế, xác định đƣợc những nguyên nhân của những hạn chế ở Chƣơng 2, Chƣơng 3 của luận văn đã tiến hành:

- Nêu ra đƣợc những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình xếp hạng tín dụng, nâng cao tính chính xác và ứng dụng thực tiễn của công cụ xếp hạng tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Hai nhóm giải pháp chính bao gồm giải pháp về yếu tố lĩ thuật, chƣơng trình và nhóm giải pháp về yếu tố con ngƣời, công nghệ.

- Đồng thời luận văn cũng đƣa ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lí nhà nƣớc, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Hội sở chính NHHTX Việt Nam nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đang đƣợc sử dụng.

KẾT LUẬN CHUNG

Ngân hàng là chỗ trũng trong nền kinh tế, tất cả các rủi ro của các chủ thể kinh doanh khác có thể chuyển tải một phần hoặc toàn bộ cho ngân hàng, hoặc hiểu đơn giản hơn khi các chủ thể kinh doanh gặp rủi ro, họ không có khả năng chi trả cho ngân hàng. Các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng có nhiều nguyên nhân khác nhau, biểu hiện bên ngoài các rủi ro này cũng hoàn toàn khác nhau. Do đó khi thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng phải đảm bảo an toàn nguồn vốn tín dụng của mình, bởi vì hoạt động này ảnh hƣởng đến rất nhiều các chủ thể khác trong xã hội.

Trong thị trƣờng biến động nhanh, phức tạp và thông tin đa dạng nhƣ hiện nay thì việc nhận biết sớm đƣợc trạng thái của khách hàng sẽ giúp ngân hàng có những quyết định tốt hơn. Bên cạnh đó thông tin bất cân xứng, không rõ ràng, không đầy đủ và thiếu sự chính xác trong thực tế sẽ khiến các quyết định của ngân hàng rủi ro nhiều hơn. Do đó việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng ngày càng cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro trong các quyết định đầu tƣ và chính sách cho vay của ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Đào Lê Minh (2009), Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.

- Lê Tất Thành (2012), Cẩm nang xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, NXB Trẻ, TP. HCM.

- Lê Văn Triết (2010), Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của ngân hàng TMCP Á Châu, Trƣờng đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

- Lê Văn Tƣ (2003), Quản trị ngân hàng thƣơng mại, NXB Tài Chính.

- Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (12/2013), Hƣớng dẫn nội bộ về xếp hạng tín dụng.

- Nguyễn Minh Kiều (2002), Lợi nhuận và rủi ro, NXB Thống kê, Hà Nội. - Nguyễn Anh Đức (2012), Phân tích danh mục tín dụng: Xác suất không trả đƣợc nợ - Probability of Default (PD), Đại học quốc gia Hà Nội, luận văn thạc sĩ kinh tế.

- Nguyễn Thành Huyên (2008), Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ kinh tế.

- Thảo luận của Uỷ ban Basel (2002), Thực hành các hệ thống xếp hạng nội bộ. - Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê, Hà Nội.

- Trần Thị Thúy Hà (2011), Nghiên cứu về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, Đại học quốc gia Hà Nội, luận văn thạc sĩ kinh tế.

- Trần Đắc Sinh (2002), Định mức tín nhiệm tại Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh.

- Peter Rose (2004), Quản trị ngân hàng thƣơng mại, NXB Thống kê.

- Vƣơng Quân Hoàng, Đào Gia Hƣng, Nguyễn Văn Hữu, Trần Minh Ngọc và Lê Hồng Phƣơng (2006), Phƣơng pháp thống kê xây dựng mô hình định mức tín nhiệm khách hàng thể nhân.

Phụ lục số 01: Tổng hợp số lượng khách hàng giai đoạn 2014 – 2016 phân theo ngành nghề kinh tế

NĂM 2014 NĂM 20115 NĂM 2016

STT Ngành nghề Số lƣợng ngƣời vay Dƣ nợ Nợ xấu Số lƣợng ngƣời vay Dƣ nợ Nợ xấu Số lƣợng ngƣời vay Dƣ nợ Nợ xấu

1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 1,482 80,859 1,695 1,344 82,356 754 1,764 85,680 874 2 Khai khoáng - - - - - - - - - 3 Công nghiệp chế biến, chế tạo - - - - - - - - - 4 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng,hơi nƣớc

và điều hoà không khí - - - - - - - - - 5 Cung cấp nƣớc; hoạt động quản lí và xử lí rác thải, nƣớc

thải - - - - - - - - -

6 Công nghiệp chế biến, chế tạo - - - - - - - - - 7 Xây dựng 569 277,000 1190 612 390,296 543 983 340,890 767 8 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe

có động cơ khác - - - - - - - - - 9 Vận tải kho bãi 88 9,800 28 67 9,340 11 34 25,780 19 10 Dịch vụ lƣu trú và ăn uống 75 98,660 443 673 95,986 129 342 98,660 261 11 Thông tin và tuyền thông - - - - - - - - - 12 Hoạt động kinh doanh bất động sản - - - - - - - - - 13 Hoạt động chuyên môn, khoa học

và công nghệ - - - - - - - - - 14 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ - - - - - - - - - 15 Giáo dục và đào tạo 15 13,000 0 12 6,094 109 19 12,728 0 16 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội - - - - - - - - - 17 Nghệ thuật, vui chơi, giải trí - - - - - - - - - 18 Hoạt động dịch vụ khác 760 25,460 140 890 34,900 33 1,431 67,560 23 19 Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế - - - - - - - - -

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM (COOPBANK) CHI NHÁNH BÌNH THUẬN (Trang 89 -89 )

×