Quy mô cho vay KHCN thể hiện thông qua số lượng khách hàng vay vốn và tổng dư nợ cho vay KHCN của ngân hàng.
1.3.1.1 Số lƣợng khách hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng
Số lượng khách hàng (KH) là chỉ tiêu thể hiện lượng khách hàng có giao dịch với ngân hàng, mà cụ thể trong cho vay KHCN là các KHCN có quan hệ vay vốn tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện được mức độ uy tín của ngân hàng, cho thấy có nhiều khách KH tin tưởng sử dụng sản phẩm cho vay của ngân hàng cũng như mức độ thu hút được khách hàng của ngân hàng. Số lượng KHCN được thống kê trong một khoảng thời gian xác định, thường là quý hoặc năm dựa trên tổng số KHCN vay vốn ở tất cả các nhóm sản phẩm cho vay KHCN của ngân hàng.
Tỷ lệ tăng trƣởng số lƣợng KHCN vay vốn (%): đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của hoạt động cho vay KHCN qua mỗi năm, tỷ lệ này càng cao càng phản ánh quy mô hoạt động cho vay KHCN được mở rộng và ngược lại. Tỷ lệ này được tính bằng công thức:
Tỷ lệ tăng trƣởng số KHCN vay vốn =
x 100%
Tỷ trọng số KHCN vay vốn/Tổng số KHCN của ngân hàng (%): chỉ tiêu này phản ánh quy mô khách hàng của hoạt động cho vay KHCN trong tổng quy mô KHCN của ngân hàng.
Tỷ trọng số KHCN vay vốn =
1.3.1.2 Dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân
Dư nợ cho vay KHCN là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay KHCN tại một thời điểm nhất định mà ngân hàng chưa thu hồi lại, đây là chỉ tiêu quan trọng giúp phản ánh quy mô hiệu quả của hoạt động cho vay KHCN.
Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay KHCN (%): chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN qua các năm, từ đó đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và tình hình thực hiện các kế hoạch trong cho vay
KHCN của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại thì thể hiện ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng và thực hiện kế hoạch cho vay KHCN chưa hiệu quả.
Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ KHCN (%) =
x 100%
Tỷ trọng dƣ nợ cho vay KHCN /Tổng dƣ nợ tín dụng (%): dựa vào chỉ tiêu này so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng, chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng càng tốt. Ngoài ra còn được sử dụng để đánh giá khả năng sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trì trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí và có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng.
Tỷ trọng dƣ nợ cho vay KHCN/Tổng nguồn vốn huy động (%): chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với tổng nguồn vốn huy động. Nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa, chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì vốn huy động tham gia vào cho vay ít ngân hàng chưa thực hiện tốt
việc huy động vốn (HĐV), nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.
1.3.2 Hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Hiệu quả của hoạt động cho vay KHCN được thể hiện thông qua việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng trong cho vay KHCN mang lại được lợi ích như thế nào cho ngân hàng, thể hiện thông qua chỉ tiêu thu nhập ròng (TNR) trong cho vay KHCN. Ngoài ra, còn được thể hiện qua các chỉ số về tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) trong cho vay, tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2, các chỉ số này như thế nào là tốt để giúp mang lại lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
1.3.2.1 Thu nhập ròng từ cho vay khách hàng cá nhân
Nguồn thu từ hoạt động cho vay là nguồn thu chủ yếu đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Khoản vay được đánh giá là hiệu quả khi tạo ra được thu nhập cho ngân hàng. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN thể hiện khả năng sinh lời từ các khoản vay hiệu quả sau khi loại bỏ đi các chi phí cho khoản vay.
Tỷ trọng TNR từ cho vay KHCN/Tổng TNR từ tín dụng (%): phản ánh tỷ lệ lãi phát sinh từ hoạt động cho vay KHCN trong tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng. Với cùng một mức thu nhập, ngân hàng càng giảm được chi phí thì tỷ lệ thu nhập càng cao, cho thấy ngân hàng hoạt động tốt góp phần tạo nên chất lượng tín dụng tốt.
Tỷ trọng TNR từ cho vay KHCN =
Tỷ trọng TNR từ cho vay KHCN/Tổng TNR (%): phản ánh tỷ lệ lãi phát sinh từ hoạt động cho vay KHCN trong tổng TNR của ngân hàng, cho thấy hoạt động cho vay KHCN mang lại bao nhiêu phần trăm thu nhập cho ngân hàng.
Tỷ lệ TNR từ cho vay KHCN =
x 100%
1.3.2.2 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần cho vay khách hàng cá nhân
NIM (Net Interest Margin): tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản.
Ngân hàng phải có tài sản để kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Trong danh mục tài sản của ngân hàng, các khoản cho vay KHCN chiếm tỷ trọng rất lớn. Theo Trịnh Hồng Hạnh (2015) liên hệ với cho vay KHCN, thu nhập sản sinh từ các khoản cho vay KHCN được hạch toán dưới khoản mục Thu nhập lãi thuần từ cho vay KHCN (NIM cho vay KHCN), để đo lường hiệu quả và khả năng tạo lợi nhuận của các khoản cho vay KHCN người ta tính NIM cho vay KHCN theo công thức:
NIM cho vay KHCN =
NIM cho vay KHCN còn chỉ ra năng lực quản trị và hoạt động của ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu từ cho vay KHCN so với mức tăng chi phí lãi. Nếu NIM cho vay KHCN cao cho thấy ngân hàng đang thành công trong hoạt động kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay KHCN và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp, ngược lại NIM cho vay KHCN thấp sẽ cho thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận. Ngoài ra khi so sánh tỷ lệ này với các ngân hàng trong khu vực và trên toàn hệ thống có thể đánh giá được vị thế của ngân hàng so với các ngân hàng khác trong việc kinh doanh cho vay KHCN hiệu quả.
1.3.2.3 Tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân (%)
Phát triển hoạt động cho vay KHCN phải đảm bảo kiểm soát được chất lượng tín dụng và thể hiện được mức độ an toàn vốn tín dụng của ngân hàng, điều này được phản ánh thông qua chỉ tiêu về nợ nhóm 2 và nợ xấu trong cho vay KHCN.
Tỷ lệ nợ nhóm 2 cho vay khách hàng cá nhân (%)
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 12/04/2015 “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài” định nghĩa về nợ nhóm 2 như sau: “Nợ nhóm 2 là những khoản nợ cần chú ý” .
Tỷ lệ nợ nhóm 2 là tỷ lệ được tính giữa tỷ lệ nợ nhóm 2 so với tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Theo đó, tỷ lệ nợ nhóm 2 cho vay KHCN là tỷ lệ giữa dư nợ nhóm 2 các khoản vay KHCN so với tổng dư nợ cho vay KHCN.
Tỷ lệ nợ nhóm 2 cho vay KHCN =
x 100%
Chỉ tiêu này giúp ngân hàng nắm bắt được tình hình các khoản nợ của khách hàng, làm cơ sở đôn đốc thu hồi nợ tránh chuyển khoản nợ sang nhóm nợ xấu.Tỷ lệ này cũng phản ánh khả năng quản lí các khoản nợ của ngân hàng, tỷ lệ càng thấp chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.
Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân (%)
Cũng theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN định nghĩa “Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn được phân loại theo thành từng nhóm gồm nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo thời gian quá hạn của khoản nợ”.
Theo đó, tỷ lệ nợ xấu KHCN là tỷ lệ giữa dư nợ xấu của các khoản vay KHCN so với tổng dư nợ cho vay KHCN, tỷ lệ nợ xấu KHCN được tính theo công thức:
Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN =
x 100%
Chỉ tiêu này để phân tích tình hình và chất lượng trong hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lí các khoản vay của ngân hàng trong khâu cho vay và đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp chất lượng hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng, tỷ lệ càng thấp thì đánh giá được chất lượng tín dụng càng cao và rủi ro trong cho vay của ngân hàng thấp và ngược lại. Theo quyết định thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới 3% là chấp nhận được. Có nhiều biện pháp để xử lí nợ xấu, tùy vào tình hình thực tế của khách hàng mà có những giải pháp cụ thể như gia hạn nợ hay phát mãi TSBĐ.
Để đảm bảo và dự phòng cho những tổn thất có xảy ra đối với các khoản nợ vay việc trích lập DPRR là rất cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN, NHNN quy định về việc trích lập DPRR cho các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung:
Dự phòng chung: là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Ngân hàng phải trích lập dự phòng chung với tỷ lệ tối thiểu 0.75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Dự phòng cụ thể: là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:
Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%
Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20%
Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50%
Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%
1.4 Kinh nghiệm trong việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và bài học rút ra cho BIDV CN TPHCM cá nhân và bài học rút ra cho BIDV CN TPHCM
Trong những năm vừa qua, để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, ngoài những hoạt động ngân hàng truyền thống phổ biến thì dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và cho vay KHCN nói riêng là một trong những hoạt động đang được đặc biệt quan tâm xây dựng chiến lược phát triển. Theo nhiều chuyên gia nhận định ngành ngân hàng bán lẻ của Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới khi nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Fintech, đây là một trong năm lĩnh vực được dự đoán mang lại nhiều lợi nhuận trong tương lai, bên cạnh nhu cầu vốn của khách hàng ngày một gia tăng tác động tích cực lên hoạt động cho vay của các ngân hàng. Thông tư 39 có hiệu lực từ ngày 15/3/2017 là một chính sách có tác động rất lớn trong việc triển khai hoạt động cho vay KHCN trong những năm tới của ngân hàng. Nắm bắt được cơ hội đó nhiều ngân hàng đã và đang có những chiến lược phù hợp với tình hình thực tế để cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ mà trọng tâm là hoạt động cho vay KHCN.
1.4.1 Kinh nghiệm trong việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam cá nhân của các ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam
Kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng bán lẻ mà trọng tâm là cho vay KHCN của một số ngân hàng lớn trên thế giới có văn phòng, Chi nhánh đang hoạt động tại Việt Nam. Đây là những ngân hàng lớn đẩy mạnh phát triển hoạt động cho vay KHCN tại Việt Nam và đạt được những thành tựu.
1.4.1.1 Ngân hàng HSBC Việt Nam
Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng HSBC tại Việt Nam không ngừng phát triển và đạt được thành tựu nổi bật. Đây là ngân hàng nhiều năm liền được các tạp
chí về tài chính ngân hàng uy tín bình chọn là “Ngân hàng nước ngoài tốt nhất tại Việt Nam”, “Ngân hàng dịch vụ bán lẻ quốc tế của năm tại Việt Nam”, “Ngân hàng Quản lý tiền tệ tốt nhất tại Việt Nam” và rất nhiều các giải thưởng đáng giá khác. Cụ thể hơn trong hoạt động cho vay KHCN, HSBC Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể như: nhiều năm liền là “Ngân hàng có doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng hàng đầu năm” và là một trong những ngân hàng dẫn đầu về số lượng thẻ tín dụng phát hành tại Việt Nam, “Ngân hàng trực tuyến dành cho KHCN tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng có dịch vụ dành cho KHCN tốt nhất tại Việt Nam”. Ngoài ra, HSBC còn được đánh giá là có hạn mức tín dụng cao trong cho vay KHCN vì vậy thu hút được rất nhiều đối tượng khách hàng và đạt được thành tích cao trong kinh doanh. Để đạt được những thành tựu đó là nhờ vào việc HSBC đã xây dựng được những chiến lược phát triển và đẩy mạnh hoạt động cho vay KHCN có thể đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng.
Về sản phẩm, dịch vụ: một trong những sản phẩm thế mạnh trong cho vay cá nhân của HSBC là cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng. Theo đó, kể từ năm 2008 khi thẻ tín dụng HSBC có mặt tại thị trường Việt Nam đã không ngừng chiếm ưu thế và nắm giữ thị phần lớn là nhờ vào việc HSBC áp dụng hạn mức tín dụng cao, tung ra nhiều chương trình khuyến mãi lớn nhằm thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, HSBC cũng xây dựng được quy mô điểm chấp nhận thẻ tín dụng phủ sóng rộng khắp với hơn 30 triệu điểm bán lẻ thành viên trong hệ thống thẻ Visa trên khắp thế giới và 15,000 điểm tại Việt Nam, điều này mang đến cho người dùng sự thuận tiện trong thanh toán tại các điểm bán lẻ trên khắp thế giới, cho nên người dùng Việt Nam rất ưa chuộng sử dụng thẻ tín dụng HSBC. Bên cạnh đó, chính sách về phí thường niên thấp cũng là một trong những lí do thu hút khách hàng lựa chọn sử dụng thẻ tín dụng của HSBC, mức phí thấp hơn các ngân hàng khác như Citibank,... thậm chí đối với thẻ cao cấp ngân hàng này không thu phí thường niên đây là chiến lược nhằm thu hút nhóm đối tượng khách hàng cao cấp để từ đó mở rộng bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác. Thêm vào đó, HSBC là một trong những ngân hàng đi đầu trong tạo lập làn sóng sử dụng thẻ tín dụng đến mọi tầng lớp đối tượng khách
hàng ở các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng,...đây là lợi thế giúp HSBC được nhiều khách hàng biết đến và có được nền khách hàng lớn ngay từ đầu. Ngoài ra, nắm bắt xu hướng đa dạng cơ cấu sản phẩm HSBC không ngừng phát triển và đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ví dụ như phát triển sản phẩm cho vay trọn