Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV CN TPHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 55)

TPHCM giai đoạn 2015-2017

2.2.1 Môi trƣờng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

 TPHCM là đô thị đặc biệt, là trung tâm kinh tế, thương mại lớn của Việt Nam với tiềm năng dân số trẻ và sức tiêu dùng lớn nên nhu cầu vốn vay tiêu dùng cao, hoạt động SXKD phát triển nên nhu cầu vốn cho SXKD cao.

 Địa bàn TPHCM là một thị trường có nhiều tiềm năng nên Chi nhánh phải cạnh tranh với nhiều thương hiệu ngân hàng khác như: Vietcombank, Vietinbank, Agribank, ACB, HSBC, ANZ,…trong đó các ngân hàng nước ngoài là những ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về hoạt động Ngân hàng bán lẻ. Mặt khác, Chi nhánh còn phải chia sẻ thị phần kinh doanh cho vay cá nhân cho tổng cộng 25 Chi nhánh BIDV trên địa bàn TPHCM.

 Khách hàng trên thị trường TPHCM chủ yếu là các khách hàng tri thức, am hiểu các sản phẩm ngân hàng, có yêu cao về chất lượng và có nhiều sự lựa chọn từ nhiều nhà cung cấp vì vậy cơ cấu sản phẩm cho vay cũng phải đa dạng và phát triển liên tục.

2.2.2 Chỉ tiêu quy mô

2.2.2.1 Số lƣợng khách hàng cá nhân vay vốn

Bảng 2.4 cho thấy, quy mô nền KHCN của Chi nhánh đến nay đạt 86,600 khách hàng, xếp thứ 02 địa bàn và thứ 05 hệ thống. Trong giai đoạn 2015-2017, số lượng KHCN nhìn chung có xu hướng giảm, nguyên nhân trong giai đoạn này từ năm 2016 tới nay Chi nhánh đã bàn giao lượng KHCN hiện tại còn số dư do Chi nhánh quản lý khoảng 56,400 khách hàng sang Chi nhánh mới dẫn đến quy mô

KHCN bị giảm. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần có nhiều chính sách để thúc đẩy phát triển khách hàng mới, đánh thức khách hàng ngủ đông trở lại giao dịch để gia tăng quy mô và đa dạng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ hiện đại.

Mặc dù trong giai đoạn bàn giao quy mô, hoạt động kinh doanh có nhiều biến động nhưng Chi nhánh vẫn chú trọng phát triển nguồn khách hàng mới, bằng chứng là trong giai đoạn vừa qua Chi nhánh vẫn giữ được mức tăng trưởng số lượng KHCN mới ở mức tốt, tăng trưởng bình quân trong cả giai đoạn đạt 46.5%. Đặc biệt trong năm 2016, Chi nhánh có số KHCN mới tăng trưởng đột phá tăng hơn 3,000 khách hàng tăng trưởng 72% so với năm 2015 mang lại gần 278 tỷ đồng dư nợ, Chi nhánh đẩy mạnh phát triển khách hàng mới theo định hướng đẩy mạnh hoạt động Ngân hàng bán lẻ của HSC. Trong năm 2017 vừa qua, nhờ việc thiết lập quan hệ toàn diện với công ty Viễn Thông A về triển khai các dịch vụ trong đó có dịch vụ chi hộ lương, nhờ đó mà lượng khách hàng cá nhân mới trong năm là nhân viên của Viễn Thông A phát triển gần 9,000 khách hàng mới giúp mang lại 240 tỷ đồng dư nợ và tổng thu nhập từ khách hàng mới xấp xỉ 7 tỷ đồng cho Chi nhánh.

Bảng 2.4 Tổng hợp số lƣợng KHCN cá nhân tại Chi nhánh qua các năm

Đơn vị tính: khách hàng

Chỉ tiêu

Năm % Tăng trưởng

% TT BQ 2015 2016 2017 2016 so với 2015 2017 so với 2016 Quy mô KHCN 158,418 136,806 86,600 -14% -36% -26% Số KHCN mới 4,300 7,393 8,975 72% 21% 45% Số KHCN vay vốn 3,847 4,732 4,247 23% -10% 5.1% Tỷ trọng KHCN vay vốn/ Tổng số KHCN 2.4% 3.5% 4.9% 45.8% 40% 43%

 Về số lượng KHCN vay vốn, trong giai đoạn 2015-20017, thực hiện theo định hướng của HSC về phát triển Ngân hàng bán lẻ, Chi nhánh áp dụng các chính sách đẩy mạnh cho vay KHCN thông qua ưu đãi về lãi suất, mở rộng đối tượng khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm vay, chủ động liên kết với các chủ đầu tư dự án cho vay mua nhà,... nhìn chung cả giai đoạn số KHCN vay vốn có sự tăng trưởng tốt, đạt mức tăng tuyệt đối 400 khách hàng, tăng trưởng bình quân đạt 5.1%/năm. Năm 2015, Chi nhánh phát triển được 4,300 khách hàng nhưng số KHCN vay vốn chiếm 3,847 khách hàng/Tổng số KHCN, nguyên nhân số KHCN có nhu cầu vay vốn lớn đến từ chính sách hỗ trợ nhà ở của Chính phủ/NHNN theo Nghị quyết 02/NQ-CP và Thông tư 32/2014/TT-NHNN và các gói hỗ trợ về nhà ở của BIDV như gói tín dụng 7.000 tỷ đồng An Gia Lập Nghiệp.

 Tỷ lệ tăng trưởng số lượng KHCN vay vốn nhìn chung không ổn định, cụ thể trong năm 2016 số KHCN vay vốn của Chi nhánh tăng trưởng 23% so với năm 2015 nhưng đã có sự sụt giảm nhẹ 10% trong năm 2017. Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn là một trong những Chi nhánh dẫn đầu về số lượng KHCN vay vốn trên địa bàn và hệ thống nhờ vào vị thế và tiềm năng trên địa bàn. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 5.1%/năm cho thấy quy mô hoạt động cho KHCN của Chi nhánh trong giai đoạn 2015-2017 đã được mở rộng.

 Trong tổng số KHCN của Chi nhánh, hoạt động cho vay KHCN chiếm lượng khách hàng đáng kể, cụ thể tỷ trọng KHCN vay vốn/Tổng KHCN tăng trưởng qua từng năm đạt mức tăng tuyệt đối 2.5% và mức tăng trưởng bình quân 43%/năm trong cả giai đoạn. Tính đến cuối năm 2017, số KHCN vay vốn chiếm 4.9% tổng quy mô KHCN của Chi nhánh, qua đó cho thấy hoạt động cho vay KHCN trong giai đoạn vừa qua ngày càng gia tăng và chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động kinh doanh bán lẻ, góp phần mang lại lợi nhuận kinh doanh chung cho Chi nhánh.

2.2.2.2 Dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân

Mức dư nợ, tỷ trọng dư nợ và tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN là những chỉ tiêu cơ bản để phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh. Các

mô tín dụng của Chi nhánh, bên cạnh đó cũng cho thấy việc Chi nhánh sử dụng nguồn vốn để cho vay hiệu quả thế nào. Để thấy được hiệu quả và quy mô hoạt động của cho vay KHCN trong giai đoạn 2015-2017, chúng ta hãy xem bảng phân tích các chỉ tiêu dưới đây:

Bảng 2.5 Dƣ nợ cho vay KHCN tại Chi nhánh qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm % Tăng trưởng

2015 2016 2017 2016 so với 2015 2017 so với 2016 1 Tổng HĐV 19,906 22,537 23,132 13.2% 2.6% 2 Tổng dư nợ 17,2844 19,086 20,659 10.4% 8.2% 3 Dư nợ cho vay KHCN 1,870 1,733 2,209 -7% 27% 5 Tỷ trọng dư nợ cho vay

KHCN/Tổng HĐV

9.4% 7.7% 9.5% -18% 23%

6 Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN/TDN

11% 9% 11% -18% 18%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2015, 2016, 2017

Bảng 2.5 cho thấy, dư nợ cho vay KHCN tại Chi nhánh nhìn chung đã cải thiện đáng kể về tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ toàn Chi nhánh và có xu hướng tăng, theo đó trong những năm qua Chi nhánh đã đẩy mạnh phát triển hoạt động Tín dụng bán lẻ và trọng tâm là cho vay KHCN so với hoạt động cho vay KHDN ngày càng có xu hướng chững lại và gặp nhiều khó khăn do kinh tế thị trường tác động.

 Năm 2015, dư nợ cho vay KHCN cuối kỳ của Chi nhánh xếp hạng 01 khu vực và xếp hạng 07 toàn hệ thống đạt 1,870 tỷ đồng chiếm 11% trong tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh, đạt mức tăng trưởng hơn 53% so với năm 2014, đây là mức tăng trưởng đáng kể mức tăng trưởng này chủ yếu từ việc giải ngân các dự án hỗ trợ cho vay nhà ở theo định hướng của chính phủ và HSC. Tuy nhiên, trong năm 2016 hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh có sự sụt giảm nhẹ khoảng 7% do ảnh

hưởng của thị trường và biến động trong bàn giao quy mô, tuy nhiên mức giảm này không đáng kể Chi nhánh vẫn giữ vững được vị thế đứng thứ 01 khu vực và thứ 07 trong toàn hệ thống trong hoạt động cho vay KHCN. Đến năm 2017, nhờ có những chính sách phù hợp và thực hiện theo định hướng của HSC dư nợ cho vay KHCN của Chi nhánh đã tăng trưởng trở lại đạt 2,209 tỷ đồng, so với năm 2016 tăng thêm 476 tỷ đồng tăng hơn 27%. Như vậy, trong cả giai đoạn dư nợ cho vay KHCN tăng trưởng tuyệt đối 339 tỷ đồng và đạt mức tăng trưởng bình quân là 9%/năm. Mặc dù chi nhánh vẫn đảm bảo hoạt động cho vay KHCN hoàn thành kế hoạch HSC giao và có sự tăng trưởng tốt nhưng không được ổn định, Chi nhánh cần phải có chiến lược đẩy mạnh phát triển các sản phẩm để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác và đáp ứng kịp thời xu hướng của thị trường.

 Trong giai đoạn này, nguồn vốn sử dụng cho hoạt động cho vay KHCN của Chi nhánh có xu hướng tăng nhưng không nhiều mức tăng trưởng bình quân chỉ 0.5%/năm, chi nhánh luôn chủ động tích cực trong việc tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động và chú trọng việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn để cho vay nhằm mang lại nguồn thu từ lãi vay. Nhìn chung, Chi nhánh sử dụng bình quân khoảng 9% tổng nguồn vốn cho hoạt động cho vay KHCN, tỷ trọng này là không cao so với lượng KHCN rất lớn có nhu cầu tiêu dùng và SXKD cao trên địa bàn. Vì vậy, mặc dù nguồn vốn ngân hàng đã được sử dụng hiệu quả tuy nhiên về khả năng tranh thủ nguồn vốn là chưa cao, chi nhánh cần hướng tới các nhóm đối tượng khách hàng mang lại lợi ích tốt để tránh sử dụng lãng phí nguồn vốn, cũng như gia tăng nguồn thu từ lãi góp phần gia tăng lợi nhuận cho chi nhánh.

 Bên cạnh đó, mặc dù tỷ trọng số lượng KHCN chiếm phần lớn trong tổng số khách hàng của chi nhánh nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN chưa cao tương ứng, điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của các khoản vay cá nhân là quy mô nhỏ lẻ, cụ thể trong giai đoạn 2015-2017 tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN/Tổng dư nợ tín dụng bình quân chỉ chiếm hơn 10% tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh. Mặt khác mức tăng tỷ trọng cho vay KHCN qua các năm cũng không cao, khoảng 2% - 3%, năm 2016 còn có sự sụt giảm dẫn đến cả giai đoạn không có sự tăng trưởng về

tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN. Như vậy, có thể kết luận trong giai đoạn này so với tổng quy mô tín dụng của chi nhánh hoạt động cho vay KHCN không có sự tăng trưởng và mở rộng, mức độ tập trung vốn tín dụng cho đối tượng KHCN chưa được đẩy mạnh. Đây là nguồn khách hàng vô cùng to lớn và tiềm năng trên địa bàn mang lại nhiều lợi ích cho Chi nhánh, vì vậy để tránh việc sử dụng nguồn vốn lãng phí và có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi Chi nhánh cần đẩy mạnh phát triển hoạt động cho vay KHCN và cân đối lại mức độ tập trung vốn tín dụng cho phù hợp với xu hướng bán lẻ ngày nay, để từ đó góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng chung cho Chi nhánh.

So sánh tỷ trọng dƣ nợ cho vay KHCN của Chi nhánh với khu vực và hệ thống

Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng dƣ nợ cho vay KHCN của Chi nhánh, Khu vực TPHCM và Hệ thống qua các năm

Nguồn: Báo cáo hoạt động Ngân hàng bán lẻ của Chi nhánh 2015, 2016, 2017

Nhìn vào biểu đồ 2.1, so sánh với tỷ trọng cho vay KHCN với khu vực và hệ thống có thể thấy trong giai đoạn 2015-2017 hoạt động cho vay KHCN được chú trọng đẩy mạnh phát triển và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ tín dụng. Khu vực và hệ thống duy trì tỷ trọng cho vay KHCN tăng trưởng đều qua các

11% 14% 22% 9% 16% 23% 11% 19% 27% 89% 86% 78% 91% 84% 77% 89% 81% 73% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% CN TPHCM KHU VỰC TPHCM HỆ THỐNG CN TPHCM KHU VỰC TPHCM HỆ THỐNG CN TPHCM KHU VỰC TPHCM HỆ THỐNG 2015 2016 2017 KHDN KHCN

năm để phù hợp với định hướng phát triển Ngân hàng bán lẻ của hệ thống, tuy nhiên Chi nhánh TPHCM chưa đạt được sự tăng trưởng ổn định này, vì vậy cần có chiến lược phát triển để tận dụng nguồn khách hàng to lớn và đảm bảo thực hiện đúng định hướng của HSC, giữ vững vị thế là Chi nhánh chủ lực.

Ngoài ra, cơ cấu dư nợ cho vay thể hiện qua sản phẩm và kỳ hạn cho thấy Chi nhánh đang tập trung nguồn vốn tín dụng cho sản phẩm và kỳ hạn nào. Qua đó, có thể đánh giá hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh có phù hợp với nhu cầu và xu hướng chung của thị trường hay chưa, từ đó có các biện pháp phát triển phù hợp.

Dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân phân theo kỳ hạn

Bảng 2.6 Cơ cấu cho vay KHCN theo kỳ hạn giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: tỷ đồng Kì hạn 2015 2016 2017 DN CK DN BQ Tỷ trọng DN CK DN BQ Tỷ trọng DN CK DN BQ Tỷ trọng NH 757 471 38% 918 961 53% 1,347 1,172 61% TDH 1,113 781 62% 815 853 47% 862 748 39% Tổng 1,870 1,252 100% 1,733 1,815 100% 2,209 1,920 100%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động NHBL giai đoạn 2015-2017

 Bảng 2.6 cho thấy, dư nợ cho vay KHCN trung dài hạn (TDH) có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay KHCN của Chi nhánh. Năm 2015, dư nợ TDH cao nhất trong giai đoạn 03 năm đạt 1,113 tỷ đồng cuối kỳ, trong năm này dư nợ TDH cao chủ yếu từ việc giải ngân các dự án cho vay mua nhà nhờ chính sách hỗ trợ nhà ở của Chính phủ/NHNN theo Nghị quyết 02/NQ-CP và Thông tư 32/2014/TT-NHNN, các gói hỗ trợ về nhà ở của BIDV như gói tín dụng 7.000 tỷ đồng An Gia Lập Nghiệp và một số gói tín dụng kết hợp với các nhà đầu tư trên địa bàn. Đến năm 2016, dư nợ TDH giảm 318 tỷ đồng so với năm 2015 chiếm 47%/Tổng dư nợ cho vay KHCN, dư nợ giảm do ảnh hưởng từ việc bàn giao quy mô. Năm 2017, đảm bảo thực hiện theo đúng định hướng của

HSC (Dư nợ cho vay TDH < 40% Tổng dư nợ) dư nợ cho vay TDH tăng trưởng 47 tỷ đồng chiếm 39% tổng dư nợ cho vay KHCN.

 Dư nợ cho vay ngắn hạn (NH) có xu hướng tăng trưởng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ cho vay KHCN ngày, cụ thể dư nợ cho vay NH trong giai đoạn này tăng trưởng bình quân hơn 33%/năm, tính đến năm 2017 chiếm hơn 60% tổng dư nợ cho vay KHCN, đó là nhờ vào việc vận dụng cơ chế giành cho Chi nhánh chủ lực để gia tăng tín dụng ngắn hạn các khách hàng có xếp hạng tín dụng tốt nhằm đẩy mạnh nguồn thu từ tín dụng. Việc Chi nhánh ngày càng gia tăng các khoản cho vay ngắn hạn là phù hợp với xu hướng tất yếu, xu hướng đẩy mạnh phát triển Ngân hàng bán lẻ. Ngoài ra, cũng giống như các ngân hàng khác thường có xu hướng cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình cho vay và cũng để đảm bảo tính thanh khoản về nguồn vốn cho ngân hàng được ổn định, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mang lại nguồn thu cho ngân hàng.

Dƣ nợ cho vay phân theo sản phẩm:

Bảng 2.7 dưới đây cho thấy, cơ cấu sản phẩm cho vay KHCN chủ yếu tập trung ở 3 sản phẩm chính là cho vay mua nhà (51% - 58%), cầm cố GTCG/TTK (18% - 24%) và thấu chi cá nhân (9% - 16%), trong đó:

 Thấu chi cá nhân có sự sụt giảm tỷ trọng cụ thể tỷ trọng giảm từ 16% năm 2015 xuống còn 9% năm 2017 trong TDN cho vay KHCN của Chi nhánh, Chi nhánh giảm tỷ trọng cho vay thấu chi để nhường tỷ trọng dư nợ cho cho vay SXKD vì bắt đầu từ năm 2017 hệ thống sẽ triển khai gói hỗ trợ SXKD 7,000 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 55)