NIM cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 80)

Nhìn vào bảng số liệu 2.8, chỉ tiêu NIM cho vay KHCN có xu hướng tăng trưởng và đạt kết quả tốt, trong hai năm đầu tăng trưởng từ 1.68% năm 2015 lên

1.89% năm 2016, do được chú trọng đẩy mạnh phát triển. Năm 2017, do ảnh hưởng cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường dẫn đến NIM giảm nhẹ đạt 1.72%, tuy nhiên Chi nhánh vẫn đạt được mức NIM cho vay KHCN cao so với địa bàn TPHCM và hệ thống, cụ thể được biểu diễn trong biểu đồ 2.11 so sánh tăng trưởng NIM cho vay KHCN của Chi nhánh với khu vực và hệ thống dưới đây:

Biểu đồ 2.2 NIM cho vay KHCN của Chi nhánh, Khu vực TPHCM và Hệ thống qua các năm

Nguồn: Báo cáo hoạt động Ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh 2015, 2016, 2017

Biểu đồ 2.2 cho thấy, nhìn chung NIM cho vay KHCN của Chi nhánh đạt được luôn cao hơn so với bình quân khu vực và đạt mức tương đương so với hệ thống. Cụ thể năm 2015, Chi nhánh đạt mức NIM cho vay KHCN 1.68% cao hơn so với khu vực (1.62%) và chỉ thấp hơn 0.04% so với hệ thống. Năm 2016, đây là năm đánh dấu sự tăng trưởng hiệu quả cho vay KHCN của Chi nhánh NIM cho vay KHCN đạt 1.89% cao hơn so với khu vực và hệ thống (1.77%). Trong năm 2017, do ảnh hưởng từ cạnh tranh gay gắt và nền kinh tế khó khăn, mặc dù NIM cho vay KHCN của Chi nhánh vẫn duy trì đứng đầu khu vực đạt 1.72% cao hơn so với bình quân khu vực (1.65%), tuy nhiên hiệu quả cho vay KHCN đã bị giảm sút thấp hơn 1.0% so với bình quân toàn hệ thống (1.82%). Nhìn chung trong cả giai đoạn, Chi

1.40% 1.50% 1.60% 1.70% 1.80% 1.90% 2015 2016 2017 1.68% 1.89% 1.72% 1.62% 1.77% 1.65% 1.72% 1.77% 1.82% CN TP HCM BQ KHU VỰC TPHCM BQ HỆ THỐNG

nhánh đạt được NIM cho vay KHCN cao và có sự tăng trưởng đảm bảo được vị trí Top đầu về thu nhập cho vay KHCN trong khu vực và hệ thống.

2.2.3.3 Tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân (%) Bảng 2.9 Nợ nhóm 2 và nợ xấu cho vay KHCN tại Chi nhánh qua các năm Bảng 2.9 Nợ nhóm 2 và nợ xấu cho vay KHCN tại Chi nhánh qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm %Tăng trưởng % TT bình quân 2015 2016 2017 2016 so với 2015 2017 so với 2016 Nợ nhóm 2 cho vay KHCN 13.7 13.3 74.0 -3% 456% 132% Tỷ lệ nợ nhóm 2 cho vay KHCN 0.73% 0.77% 3.35% 5.5% 335% 114% Nợ xấu cho vay

KHCN 4.9 5.0 8.2 2% 64% 29% Tỷ lệ nợ xấu cho

vay KHCN 0.26% 0.29% 0.37% 11.5% 27.5% 19%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2015, 2016, 2017

Nhìn vào bảng 2.9, có thể thấy giai đoạn 2015-2017 chất lượng cho vay KHCN vẫn được kiểm soát tốt trong hạn mức, tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu có gia tăng nhưng vẫn trong mức kiểm soát và chấp nhận được.

Tỷ lệ nợ nhóm 2 cho vay khách hàng cá nhân (%)

Cụ thể, trong hai năm đầu giai đoạn nợ nhóm 2 KHCN duy trì được ở mức thấp và có sự giảm nhẹ, năm 2016 dư nợ nhóm 2 chiếm 13.3 tỷ đồng tổng dư nợ cho vay KHCN giảm 3% so với năm 2015 (13.7 tỷ đồng). Dư nợ nhóm 2 giảm nhưng tỷ lệ nợ nhóm 2 cho vay KHCN/Tổng dư nợ KHCN có sự tăng trưởng nhẹ, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng thấp 0.73%- 0.77% tổng dư nợ luôn thấp hơn 2%. Đến năm 2017, nợ nhóm 2 cho vay KHCN bị tăng trưởng đột biến, dư nợ tăng hơn 456% so với năm 2016 chiếm tỷ trọng 74 tỷ đồng tổng dư nợ cho vay KHCN của Chi nhánh, từ đó dẫn đến tỷ lệ nợ nhóm 2 cho vay KHCN cũng tăng hơn 335% so

với năm 2016 chiếm tỷ trọng 3.35% tổng dư nợ toàn Chi nhánh, nguyên nhân chủ yếu là từ khách hàng của phòng KHCN1 chuyển nhóm (dư nợ 19 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ nhóm 2 cho vay KHCN trong giai đoạn này tăng bình quân 114%/năm, tuy tỷ lệ nợ nhóm 2 cho vay KHCN có tăng trưởng cao nhưng đây chỉ là các khoản nợ cần chú ý không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng trong cho vay KHCN của Chi nhánh, tuy nhiên Chi nhánh cần có kế hoạch quản lý các khoản nợ tốt hơn, đôn đốc thu hồi nợ tránh để trường hợp chuyển sang nhóm nợ xấu. Mặt khác đây có thể là tín hiệu tốt khi có nhiều khoản vay ở nhóm nợ xấu được chuyển sang nợ nhóm 2, từ đó chất lượng tín dụng của Chi nhánh được cải thiện.

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ nợ nhóm 2 cho vay KHCN của Chi nhánh, Khu vực TPHCM và Hệ thống giai đoạn 2015-2017

Nguồn: Báo cáo hoạt động Ngân hàng bán lẻ của Chi nhánh 2015, 2016, 2017

Nhìn vào biểu đồ 2.3, so sánh với tỷ lệ nợ nhóm 2 cho vay KHCN của khu vực và hệ thống trong giai đoạn 2015-2017, trong hai năm đầu Chi nhánh duy trì được tỷ lệ nợ nhóm 2 luôn thấp hơn bình quân khu vực và hệ thống, tuy nhiên vào năm cuối giai đoạn Chi nhánh không duy trì được kết quả tốt này, tỷ lệ nợ nhóm 2 gia tăng và cao hơn so với khu vực (2.33%) và hệ thống (2.06%). Nhìn chung trong

0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 2015 2016 2017 0.73% 0.77% 3.35% 0.65% 0.92% 2.33% 1.27% 1.42% 2.06% CN TPHCM KHU VỰC TPHCM HỆ THỐNG

cả giai đoạn, tỷ lệ nợ nhóm 2 cho vay KHCN của Chi nhánh cao hơn bình quân khu vực và thấp hơn so với bình quân hệ thống, Chi nhánh vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng tốt trong khu vực và hệ thống.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân (%)

Bảng 2.9 cho thấy, nợ xấu cho vay KHCN tại Chi nhánh có gia tăng nhưng mức tăng không đáng kể, tăng bình quân khoảng 30% trong cả giai đoạn, tính đến cuối năm 2017 dư nợ xấu cho vay KHCN chiếm 8.2 tỷ đồng trong tổng dư nợ cho vay KHCN. Dư nợ xấu cho vay KHCN tăng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN trong giai đoạn này có sự tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng thấp và không đáng kể. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN được kiểm soát tốt chiếm tỷ trọng thấp và luôn dưới 0.5%.

Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN của Chi nhánh, Khu vực TPHCM và Hệ thống giai đoạn 2015-2017

Nguồn: Báo cáo hoạt động Ngân hàng bán lẻ của Chi nhánh 2015, 2016, 2017

Biểu đồ 2.4 cho thấy, trong cả giai đoạn tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN của Chi nhánh luôn được đảm bảo thấp hơn so với bình quân khu vực và hệ thống, cụ thể tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN bình quân của Chi nhánh là 0.31%/năm thấp hơn so với khu vực và hệ thống (1.5%/năm). Bên cạnh đó, mức tăng tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN của Chi nhánh cũng thấp hơn so với mức tăng của khu vực và hệ thống.

0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 2015 2016 2017 0.26% 0.29% 0.37% 1.14% 1.28% 2.15% 1.40% 1.45% 1.62% CN TPHCM KHU VỰC TPHCM HỆ THỐNG

Từ kết quả phân tích có thể rút ra kết luận, chất lượng tín dụng trong cho vay KHCN của Chi nhánh được kiểm soát tốt, cụ thể tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN luôn dưới 0.5%, Chi nhánh đã có sự chủ động trong việc ngăn chặn và xử lý nợ xấu, đảm bảo chất lượng nợ xấu và nợ nhóm 2 cho vay KHCN thấp hơn so với khu vực và hệ thống.

2.3 Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV CN TPHCM giai đoạn 2015-2017

2.3.1 Điểm mạnh

Quá trình từ khi đẩy mạnh phát triển Ngân hàng bán lẻ đến nay, Chi nhánh trải qua rất nhiều khó khăn đặc biệt trong việc mở rộng quy mô, phát triển chất lượng tín dụng bán lẻ. Bằng quyết tâm và thực hiện theo định hướng của HSC, Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu và mục tiêu hoàn thành KHKD được giao, ngày càng củng cố và giữ vững vị thế đạt kết quả kinh doanh cho vay KHCN hàng đầu trên địa bàn và hệ thống.

Quy mô, hiệu quả cho vay KHCN

 Quy mô cho vay KHCN cao hơn so với bình quân khu vực và hệ thống. Xét về thứ hạng trong khu vực và hệ thống Chi nhánh luôn chiếm vị thế đứng đầu khu vực và Top 10 hệ thống về chỉ tiêu dư nợ cuối kỳ, từng bước nâng hạng chỉ tiêu dư nợ bình quân trên toàn hệ thống.

 Cơ cấu tín dụng bán lẻ luôn được cải thiện và kiểm soát chặt chẽ trong giới hạn, đảm bảo thực hiện đúng định hướng.

 Số lượng KHCN vay vốn ngày càng gia tăng phát triển, Chi nhánh là một trong những Chi nhánh dẫn đầu về số lượng KHCN vay vốn trên địa bàn và hệ thống nhờ vào vị thế và tiềm năng trên địa bàn.

 Hiệu quả cho vay KHCN luôn cao hơn so với bình quân khu vực và hệ thống, thu nhập và NIM cho vay KHCN đạt được luôn nằm trong Top đầu khu vực và hệ thống.

 Chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, Chi nhánh luôn chủ động ngăn chặn và xử lý nợ xấu đảm bảo chất lượng nợ xấu và nợ nhóm 2 thấp hơn so với bình quân khu vực và hệ thống.

Thƣơng hiệu và nguồn lực

Hình ảnh thương hiệu của Chi nhánh được đánh giá cao trong khu vực, thương hiệu vững mạnh và phát triển từ vị thế là Chi nhánh đứng đầu khu vực và chủ lực của hệ thống. Chi nhánh luôn được HSC hỗ trợ tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn, được vận dụng cơ chế giành riêng cho Chi nhánh chủ lực để gia tăng tín dụng.

 Tận dụng lợi thế là Chi nhánh được thành lập đầu tiên trên địa bàn TPHCM và là một ngân hàng quốc doanh, Chi nhánh đã xây dựng và duy trì được các mối quan hệ với các khách hàng mục tiêu chủ yếu là các Tổng công ty, tập đoàn và khách hàng lớn, các cơ quan nhà nước trên địa bàn. Từ những khách hàng lớn này sẽ mang đến các mối quan hệ để mở rộng quy mô KHCN cho Chi nhánh.

 Chi nhánh có sự liên kết hợp tác với khoảng 18 chủ đầu tư và 38 dự án của Novaland, Hòa Bình, CC1, Hòang Quân, Kiến Á, Hòa Bình, Citigate 577, CT Group,…để cho vay KHCN mua nhà và một số gói tín dụng kết hợp với các nhà đầu tư trên địa bàn.

 Chi nhánh có sự hợp tác với Sở GD&ĐT TPHCM, Sở Y tế TPHCM để thực hiện cho vay cho các đối tượng là CBCNV của các cơ quan này.

 Hợp tác với các doanh nghiệp lớn để chi hộ lương cho nhân viên qua tài khoản của BIDV, làm cơ sở để phát hành thẻ tín dụng và các sản phẩm cho vay KHCN cho nhân viên của doanh nghiệp là khách hàng của Chi nhánh.

 Phát triển hoạt động cho vay KHCN đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn để mở rộng quy mô dư nợ, phát triển các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng, có công nghệ thông tin hiện đại để xử lý và quản lý hồ sơ tín dụng,... Đây là lợi thế của Chi nhánh so với các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn.

 Chi nhánh có đội ngũ nhân viên trẻ có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình và năng động trong công việc.

Môi trƣờng hoạt động kinh doanh cho vay KHCN

 Địa bàn hoạt động của Chi nhánh và các khu vực lân cận có mức độ đô thị hóa rất cao, khu vực được đánh giá là khu vực kinh tế trọng điểm của thành phố là đầu mối giao thương quan trọng của khu vực phía Nam có mức tăng trưởng kinh tế và mức thu nhập bình quân rất cao, chất lượng đời sống dân cư cao và hiện đại vì vậy nhu cầu tiêu dùng và SXKD là rất lớn

 Thị trường mục tiêu của Chi nhánh là các quận nội thành trên địa bàn TPHCM tập trung KHCN là các chủ hộ kinh doanh, công nhân viên chức có thu nhập cao và ổn định, nhu cầu vay vốn cao và có mức xếp hạng tín dụng cao giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Ngoài ra, Chi nhánh đạt được những kết quả tốt trong hoạt động cho vay KHCN là còn nhờ vào nghiêm túc thực hiện các quy định của NHNN và HSC trong việc đảm bảo chất lượng tín dụng trong cho vay KHCN, đảm bảo kiểm soát được tình hình các khoản nợ nhằm giảm thiểu rủi ro cho Chi nhánh.

2.3.2 Điểm yếu

Từ những phân tích về thực trạng hoạt động kinh doanh các sản phẩm cho vay KHCN tại Chi nhánh, mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế và nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh doanh thiếu hiệu quả:

Quy mô, hiệu quả cho vay KHCN chƣa xứng với tiềm năng của khu vực.

 Cho vay KHCN tuy được chú trọng phát triển và có cải thiện nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ của Chi nhánh, tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN còn thấp so với tiềm năng của địa bàn.

 Quy mô được đẩy mạnh nhưng lợi nhuận chưa đạt được như kỳ vọng do ảnh hưởng của yếu tố cạnh tranh, bên cạnh đó Chi nhánh cần phải xem xét sàng lọc các khoản vay tập trung cho vay vào các lĩnh vực, kỳ hạn đem lại lợi nhuận cao hơn.

 Có thế mạnh trong sản phẩm cho vay KHCN với mức lãi suất và phí khá thấp được duy trì ổn định, tuy nhiên cơ cấu dư nợ cho vay KHCN của Chi nhánh chỉ tập trung vào các sản phẩm đem lại lợi nhuận cao như cho vay mua nhà, cầm cố, thế chấp,... và chưa phát triển được dư nợ cho các sản phẩm khác như: ô tô, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh/tiểu thương,…

 Chất lượng tín dụng được kiểm soát tuy nhiên nợ xấu chưa được cải thiện và xử lý theo lộ trình.

Cứng nhắc trong việc thực hiện chính sách của NHNN và HSC

 Thủ tục quy trình xử lý hồ sơ tín dụng phức tạp, thời gian xử lý chậm vì vậy chưa thu hút được khách hàng, đồng thời giảm năng suất mở rộng quy mô cho vay KHCN.

 Tuân theo quy định của HSC nên Chi nhánh không có phí môi giới cho các sàn giao dịch BĐS vì vậy hạn chế số lượng KHCN có nhu cầu vay mua nhà.

 Chính sách hoa hồng cho các salon ô tô của BIDV HSC thường không cao và không linh hoạt, HSC cũng chưa xây dựng và duy trì được các mối quan hệ lâu dài với các salon ô tô bằng các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn vì vậy Chi nhánh khó có thể tiếp cận các salon ô tô dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận các khách hàng có nhu cầu vay vốn mua ô tô từ các salon.

 Chi nhánh không có điều kiện giao dịch trực tiếp với các khách hàng vay vốn CMTC/du học dẫn đến một số rủi ro như giả mạo bộ chứng từ, thiếu chứng từ,...

 HSC chỉ khuyến khích Chi nhánh cho vay đối với các khách hàng tốt dẫn đến giảm khả năng mở rộng quy mô và đối tượng khách hàng trong cho vay KHCN của Chi nhánh.

Cho vay với nhiều ƣu đãi với mức hiệu quả tín dụng thấp để duy trì quan hệ với khách hàng lớn, các cơ quan trực thuộc nhà nƣớc.

 Hợp tác cho vay với Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM và Sở Y tế TPHCM Chi nhánh phải có nhiều chính sách ưu đãi, nhưng BIDV HSC lại không có nhiều dự án thỏa điều kiện và sản phẩm phù hợp để Chi nhánh giới thiệu và thu hút khách hàng dẫn đến việc hợp tác không mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh cho vay KHCN.

 Hợp tác với các doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án mặc dù đem lại nguồn KHCN lớn cho Chi nhánh, tuy nhiên để duy trì mối quan hệ đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng theo định hướng Chi nhánh phải chấp nhận cho vay với mức NIM khá thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 80)