Tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân (%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 40)

Phát triển hoạt động cho vay KHCN phải đảm bảo kiểm soát được chất lượng tín dụng và thể hiện được mức độ an toàn vốn tín dụng của ngân hàng, điều này được phản ánh thông qua chỉ tiêu về nợ nhóm 2 và nợ xấu trong cho vay KHCN.

Tỷ lệ nợ nhóm 2 cho vay khách hàng cá nhân (%)

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 12/04/2015 “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài” định nghĩa về nợ nhóm 2 như sau: “Nợ nhóm 2 là những khoản nợ cần chú ý” .

Tỷ lệ nợ nhóm 2 là tỷ lệ được tính giữa tỷ lệ nợ nhóm 2 so với tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Theo đó, tỷ lệ nợ nhóm 2 cho vay KHCN là tỷ lệ giữa dư nợ nhóm 2 các khoản vay KHCN so với tổng dư nợ cho vay KHCN.

Tỷ lệ nợ nhóm 2 cho vay KHCN =

x 100%

Chỉ tiêu này giúp ngân hàng nắm bắt được tình hình các khoản nợ của khách hàng, làm cơ sở đôn đốc thu hồi nợ tránh chuyển khoản nợ sang nhóm nợ xấu.Tỷ lệ này cũng phản ánh khả năng quản lí các khoản nợ của ngân hàng, tỷ lệ càng thấp chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân (%)

Cũng theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN định nghĩa “Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn được phân loại theo thành từng nhóm gồm nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo thời gian quá hạn của khoản nợ”.

Theo đó, tỷ lệ nợ xấu KHCN là tỷ lệ giữa dư nợ xấu của các khoản vay KHCN so với tổng dư nợ cho vay KHCN, tỷ lệ nợ xấu KHCN được tính theo công thức:

Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN =

x 100%

Chỉ tiêu này để phân tích tình hình và chất lượng trong hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lí các khoản vay của ngân hàng trong khâu cho vay và đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp chất lượng hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng, tỷ lệ càng thấp thì đánh giá được chất lượng tín dụng càng cao và rủi ro trong cho vay của ngân hàng thấp và ngược lại. Theo quyết định thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới 3% là chấp nhận được. Có nhiều biện pháp để xử lí nợ xấu, tùy vào tình hình thực tế của khách hàng mà có những giải pháp cụ thể như gia hạn nợ hay phát mãi TSBĐ.

Để đảm bảo và dự phòng cho những tổn thất có xảy ra đối với các khoản nợ vay việc trích lập DPRR là rất cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN, NHNN quy định về việc trích lập DPRR cho các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung:

 Dự phòng chung: là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Ngân hàng phải trích lập dự phòng chung với tỷ lệ tối thiểu 0.75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

 Dự phòng cụ thể: là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:

 Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%

 Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20%

 Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50%

 Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)