Tổ chức bộ máy tại BIDV CN TPHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 48)

Tính đến cuối năm 2017, Chi nhánh có tổng số CBCNV khoảng 240 người, trong đó có khoảng 90% số người có trình độ từ đại học trở lên, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của BIDV CN TPHCM dựa trên cơ sở quyết định số 1256/QĐ-HĐQT ngày 01/08/2013 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo đó, cơ cấu tổ chức bộ máy của BIDV CN TPHCM:

 Ban Giám đốc Chi nhánh: gồm 07 người (Giám đốc và 6 Phó giám đốc)

 Mô hình tổ chức của Chi nhánh hiện nay gồm có 5 khối với 16 phòng, trong đó có 13 phòng tại Hội sở Chi nhánh và 3 đơn vị trực thuộc, được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV CN TPHCM 2017

Khối Quản lý khách hàng Khối Quản lỷ rủi ro Khối tác Nghiệp Khối Quản lý nội bộ Khối trực thuộc -PKHDN 1 -PKHDN 2 -PKHDN 3 -PKHDN 4 -PKHCN 1 -PKHCN 2 Phòng QLRR -PQTTD -PGDKHCN -PQLDVKQ -PGDKHDN -PKHTC -PTCHC -PGD Nguyễn Đình Chiểu -PGD Ngô Gia Tự -PGD Trần Hưng Đạo BAN GIÁM ĐỐC

2.1.3 Sơ lƣợc kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV CN TPHCM giai đoạn 2015-2017

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Chi nhánh nhằm đáp ứng đủ nguồn vốn cho nhu cầu thanh khoản giúp cho hoạt động kinh doanh ổn định và có lãi của Chi nhánh.

Bảng 2.1 Tình hình HĐV tại Chi nhánh qua giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu

Năm % Tăng trưởng 2015 2016 2017 2016 so với 2015 2017 so với 2016 1 HĐV bình quân 19,906 22,537 23,132 13.2% 2.6% 2 HĐV cuối kỳ 23,405 22,838 25,839 -2.4% 13.1% 3 Cơ cấu HĐV

3.1 Theo đối tượng khách hàng

HĐV ĐCTC 2,464 2,383 3,488 -3.3% 46.4% HĐV TCKT 11,724 12,174 13,658 3.8% 12.2% HĐV KHCN 9,668 8,281 8,693 -14% 5.0% 3.2 Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 5,113 5,428 6,449 6.2% 18.8% Ngắn hạn 10,628 8,818 10,537 -17% 19.5 Trung và dài hạn 7,664 8,592 8,853 12% 3.0% 4 Thị phần HĐV trên địa bàn 1.5% 1.3 % 1.3% 0.2% 0.003%

Trong giai đoạn 2015-2017, Chi nhánh gặp phải sự cạnh tranh lãi suất với các Chi nhánh trong cùng hệ thống và các NHTMCP trên cùng địa bàn, lãi suất huy động của BIDV chưa cạnh tranh với các NHTMCP khác trên cùng địa bàn, cùng với tình hình kinh tế nước ta vừa trải qua giai đoạn khó khăn đã ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động HĐV từ dân cư của Chi nhánh. Tuy nhiên, Chi nhánh luôn chủ động cố gắng bám sát chỉ đạo của HSC, nắm bắt kịp thời tình hình HĐV trên địa bàn và đã thực hiện điều hành lãi suất linh hoạt nhưng vẫn tuân thủ theo quy định và đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Nhờ đó, dù trong giai đoạn có nhiều biến động Chi nhánh vẫn đạt được kết quả HĐV khả quan và hoàn thành các chỉ tiêu HSC giao. Bảng 2.1 cho thấy, quy mô nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm, tỷ trọng HĐV tăng tuyệt đối trong giai 2015-2017 là 2,434 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 5.1%/năm. Trong năm 2016, do ảnh hưởng từ chuyển biến về quy mô hoạt động của Chi nhánh trên cơ sở bàn giao PGD Bùi Thị Xuân cho Chi nhánh Thống Nhất đã làm sụt giảm quy mô và khoảng 2.4% tỷ trọng HĐV của Chi nhánh. Tuy nhiên, sang năm 2017 Chi nhánh đã đạt được mức tăng trưởng đột phá, tăng tuyệt đối 3,001 tỷ đồng, tăng 13.1% so với năm 2016 đó là nhờ vào sự tăng trưởng đột phá từ HĐV KHDN và định chế tài chính (ĐCTC). Ngoài ra, HĐV bình quân của Chi nhánh không bị ảnh hưởng tỷ trọng HĐV bình quân tăng trưởng tốt qua các năm, năm 2015 HĐV bình quân đạt 19,906 tỷ đồng, năm 2016 đạt mức tăng tuyệt đối là 2,631 tỷ đồng tăng 11%, tỷ trọng HĐV bình quân giai đoạn 2015- 2017 tăng tuyệt đối 3,226 tỷ đồng tăng trưởng bình quân 7.8%/năm cao hơn nhiều so với HĐV cuối kỳ. Cấu trúc nguồn vốn ổn định với tỷ lệ HĐV bình quân/HĐV cuối kỳ xấp xỉ 90%.

Cơ cấu khách hàng HĐV của BIDV CN TPHCM chủ yếu từ nguồn KHDN chiếm trung bình khoảng 53% và KHCN chiếm trung bình khoảng 40% tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong giai đoạn 2015-2017, trong đó chỉ có nguồn vốn huy động từ KHDN đạt được tăng trưởng đều qua các năm và không bị ảnh hưởng từ việc bàn giao quy mô PGD vào năm 2016.

Theo kết quả HĐV đạt được trong giai đoạn 2015-2017, Chi nhánh chiếm thị phần bình quân khoảng 1.36%/năm trong tổng thị phần HĐV trên địa bàn, đây là kết quả rất khả quan trong bối cảnh và giai đoạn hết sức cạnh tranh về lãi suất với các ngân hàng khác. Ngoài ra, Chi nhánh luôn giữ vững quy mô HĐV xếp thứ 01 khu vực và thứ 02 toàn hệ thống.

2.1.3.2 Hoạt động cấp tín dụng

Bảng 2.2 Tình hình cấp tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu

Năm % Tăng trưởng 2015 2016 2017 2016 so với 2015 2017 so với 2016 1 Dư nợ cuối kỳ 17,284 19,086 20,659 10.4% 8.2% 2 Cơ cấu tín dụng

2.1 Dư nợ cho vay NH 10,892 11,208 12,503 3% 11.6% 2.1 Dư nợ cho vay

TDH 6,393 7,878 8,156 23% 3.5% 3 Dư nợ tín dụng BQ 15,189 17,312 19,929 14% 15.1% 4 Thị phần tín dụng trên địa bàn 1.40% 1.32% 1.20% -0.08% -0.1%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2015, 2016, 2017

Bảng 2.2 cho thấy, trong giai đoạn 2015-2017 mặc dù có sự biến động về quy mô hoạt động và gặp khó khăn trong hoạt động cho vay do còn nhiều quy định pháp luật chưa được hướng dẫn đồng bộ nhưng Chi nhánh luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu về quy mô hoạt động qua các năm và đạt được dư nợ tăng trưởng ổn định. Chất lượng và hiệu quả tín dụng cũng luôn được kiểm soát tốt, luôn bám sát và hoàn thành chỉ tiêu theo định hướng của HSC về chất lượng tín dụng. Cụ thể, tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ tăng trưởng tốt mức tăng bình quân xấp xỉ 9.3%/năm, dư nợ tăng trưởng tuyệt đối trong giai đoạn này là 3,375 tỷ đồng tăng 19.5%. Dư nợ tín

dụng bình quân cũng đạt được mức tăng trưởng tốt qua các năm, trong năm 2017 Chi nhánh đạt mức tăng trưởng tín dụng bình quân tuyệt đối gần 2,617 tỷ đồng tăng 15.1% so với năm 2016, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân trong cả giai đoạn đạt xấp xỉ 15%/năm. Tỷ lệ dư nợ bình quân/dư nợ cuối kỳ bình quân cả giai đoạn xấp xỉ 90% nhờ vào việc Chi nhánh đã vận dụng cơ chế giành cho Chi nhánh chủ lực để gia tăng tín dụng ngắn hạn và các khách hàng có xếp hạng tín dụng tốt nhằm đẩy mạnh nguồn thu từ tín dụng.

Cơ cấu tín dụng theo khách hàng trong giai đoạn này chủ yếu đến từ nhóm KHDN chiếm bình quân xấp xỉ 90% tổng dư nợ của Chi nhánh, nhóm KHCN chiếm gần 10% nhưng đang được đẩy mạnh để phát triển phù hợp với xu hướng Ngân hàng bán lẻ hiện nay. Nhìn chung cả 2 khối đều đạt mức tăng trưởng tốt và hoàn thành chỉ tiêu HSC giao. Đối với cơ cấu theo kỳ hạn cho vay, các khoản vay chủ yếu là ngắn hạn chiếm bình quân 65% tổng dư nợ, dư nợ trung và dài hạn bình quân 35% (<40% TDN) đã đảm bảo thực hiện đúng định hướng của HSC.

Chất lượng tín dụng luôn ở mức kiểm soát tốt, năm 2016 tỷ lệ nợ xấu tăng 0.4% so với năm 2015 ở mức 0.53%. Sang năm 2017, Chi nhánh đã kiểm soát được tỷ lệ ở mức 0.35%, giảm 0.18% so với năm 2016.

Trong giai đoạn này, quy mô tín dụng của Chi nhánh chiếm bình quân 1.2% thị phần tín dụng trên địa bàn, tuy có sự giảm sút trong thị phần nhưng Chi nhánh vẫn đảm bảo giữ vững được vị thế về quy mô tín dụng xếp thứ nhất địa bàn và hệ thống.

2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3 Lợi nhuận trƣớc thuế tại Chi nhánh 2015-2017

Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm % Tăng trưởng

2015 2016 2017 2016 so với 2015

2017 so với 2016 1 Thu dịch vụ ròng 148 142.99 159.5 -2% 12% 2 Chênh lệch thu chi 680 649 730.4 2% 13% 3 Trích DPRR 43 64 80.5 49% 26% 4 LNTT 637 585 650 -1.50% 11%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2015, 2016, 2017

Theo bảng 2.3, có thể thấy lợi nhuận trước thuế (LNTT) của Chi nhánh trong giai đoạn này có xu hướng tăng trưởng tuyệt đối 13 tỷ đồng chứng tỏ Chi nhánh hoạt động hiệu quả và quy mô hoạt động ngày càng mở rộng. Năm 2016, do bị ảnh hưởng từ việc bàn giao quy mô nên LNTT có giảm sút so với năm 2015, tuy nhiên Chi nhánh vẫn cố gắng hoàn thành chỉ tiêu HSC giao. Năm 2017, Chi nhánh đã đạt được mức tăng trưởng trở lại với mức tăng tuyệt đối 65 tỷ đồng so với năm 2016, chứng tỏ Chi nhánh đã xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp với thời kỳ là xu hướng đẩy mạnh phát triển Ngân hàng bán lẻ để bù đắp và hỗ trợ cho những khó khăn mà khối bán buôn đang đối mặt. Nhìn chung, LNTT tăng trưởng không ổn định tuy nhiên Chi nhánh vẫn đảm bảo theo kế hoạch đề ra và giữ vững vị thế là Chi nhánh chủ lực hàng đầu của hệ thống. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đã trích DPRR hàng năm theo kết quả phân loại nợ và theo quy định của NHNN.

Năng suất lao động qua các năm tiếp tục được nâng cao, lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người của Chi nhánh giai đoạn 2015- 2017 duy trì ở mức cao và đạt 2.2- 2.7 tỷ đồng tăng trưởng đều qua các năm.

So với các ngân hàng cùng hệ thống trên địa bàn TPHCM, BIDV CN TPHCM luôn đứng ở vị trí dẫn đầu và là Chi nhánh chủ lực của hệ thống tại khu vực miền Nam. Chi nhánh luôn hoàn thành được kế hoạch Hội sở chính giao, đồng thời đạt được nhiều thành tích cao trong việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ. Toàn thể cán bộ công nhân viên (CBCNV) Chi nhánh luôn nỗ lực để có thể giữ vững vị thế của mình vì đây vừa là thách thức vừa là cơ hội trong sự phát triển của Chi nhánh.

Tổng hợp chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh (KHKD) đạt đƣợc trong giai đoạn 2015-2017:

Trong giai đoạn 2015-2017, Chi nhánh hoàn thành tốt các chỉ tiêu KHKD của HSC phân giao, chú trọng điều hành các chỉ tiêu quy mô theo đúng định hướng, nỗ lực thực hiện chỉ tiêu hiệu quả trong môi trường cạnh tranh gay gắt và ngày càng lành mạnh hóa tình hình tài chính. Một số thành tựu phải kể đến như:

 Tốc độ tăng trưởng tín dụng khá nhanh nhưng chất lượng hoạt động luôn được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt trong bối cảnh nhân sự đang được hoàn thiện sau khi chia tách.

 Kiện toàn mô hình hoạt động theo định hướng của HSC, trở thành Chi nhánh đầu tiên có 100% PGD hoạt động theo mô hình bán lẻ chuẩn và các PGD lọt Top 30 PGD của hệ thống có Tổng quy mô bán lẻ trên 1,000 tỷ đồng.

 Thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ các Chi nhánh tái cơ cấu, mới thành lập và các Chi nhánh khó khăn,... theo chỉ đạo của HSC. Cụ thể nguồn lực về quy mô hoạt động bàn giao như sau:

 Chi nhánh mới Thống Nhất: về nhân sự: nhân sự điều động cho Chi nhánh mới là 44 người trong toàn Chi nhánh; về quy mô: bàn giao xấp xỉ 1,600 tỷ đồng HĐV, 457 tỷ đồng dư nợ, 77 máy POS, 215 thẻ tín dụng và 484 thẻ ghi nợ nội địa.

 Cho các đơn vị trong hệ thống (VRB, BIDC, các Chi nhánh khó khăn thuộc khu vực ĐBSCL): hỗ trợ xấp xỉ 380 tỷ đồng dư nợ và phần thu nhập hỗ trợ khoảng 7 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn những tồn tại một số mặt hạn chế cần khắc phục và hoàn thiện để ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, hướng đến hoàn thành xuất sắc KHKD và giữ vững vị thế Chi nhánh chủ lực trong những năm tới.

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV CN TPHCM giai đoạn 2015-2017 TPHCM giai đoạn 2015-2017

2.2.1 Môi trƣờng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

 TPHCM là đô thị đặc biệt, là trung tâm kinh tế, thương mại lớn của Việt Nam với tiềm năng dân số trẻ và sức tiêu dùng lớn nên nhu cầu vốn vay tiêu dùng cao, hoạt động SXKD phát triển nên nhu cầu vốn cho SXKD cao.

 Địa bàn TPHCM là một thị trường có nhiều tiềm năng nên Chi nhánh phải cạnh tranh với nhiều thương hiệu ngân hàng khác như: Vietcombank, Vietinbank, Agribank, ACB, HSBC, ANZ,…trong đó các ngân hàng nước ngoài là những ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về hoạt động Ngân hàng bán lẻ. Mặt khác, Chi nhánh còn phải chia sẻ thị phần kinh doanh cho vay cá nhân cho tổng cộng 25 Chi nhánh BIDV trên địa bàn TPHCM.

 Khách hàng trên thị trường TPHCM chủ yếu là các khách hàng tri thức, am hiểu các sản phẩm ngân hàng, có yêu cao về chất lượng và có nhiều sự lựa chọn từ nhiều nhà cung cấp vì vậy cơ cấu sản phẩm cho vay cũng phải đa dạng và phát triển liên tục.

2.2.2 Chỉ tiêu quy mô

2.2.2.1 Số lƣợng khách hàng cá nhân vay vốn

Bảng 2.4 cho thấy, quy mô nền KHCN của Chi nhánh đến nay đạt 86,600 khách hàng, xếp thứ 02 địa bàn và thứ 05 hệ thống. Trong giai đoạn 2015-2017, số lượng KHCN nhìn chung có xu hướng giảm, nguyên nhân trong giai đoạn này từ năm 2016 tới nay Chi nhánh đã bàn giao lượng KHCN hiện tại còn số dư do Chi nhánh quản lý khoảng 56,400 khách hàng sang Chi nhánh mới dẫn đến quy mô

KHCN bị giảm. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần có nhiều chính sách để thúc đẩy phát triển khách hàng mới, đánh thức khách hàng ngủ đông trở lại giao dịch để gia tăng quy mô và đa dạng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ hiện đại.

Mặc dù trong giai đoạn bàn giao quy mô, hoạt động kinh doanh có nhiều biến động nhưng Chi nhánh vẫn chú trọng phát triển nguồn khách hàng mới, bằng chứng là trong giai đoạn vừa qua Chi nhánh vẫn giữ được mức tăng trưởng số lượng KHCN mới ở mức tốt, tăng trưởng bình quân trong cả giai đoạn đạt 46.5%. Đặc biệt trong năm 2016, Chi nhánh có số KHCN mới tăng trưởng đột phá tăng hơn 3,000 khách hàng tăng trưởng 72% so với năm 2015 mang lại gần 278 tỷ đồng dư nợ, Chi nhánh đẩy mạnh phát triển khách hàng mới theo định hướng đẩy mạnh hoạt động Ngân hàng bán lẻ của HSC. Trong năm 2017 vừa qua, nhờ việc thiết lập quan hệ toàn diện với công ty Viễn Thông A về triển khai các dịch vụ trong đó có dịch vụ chi hộ lương, nhờ đó mà lượng khách hàng cá nhân mới trong năm là nhân viên của Viễn Thông A phát triển gần 9,000 khách hàng mới giúp mang lại 240 tỷ đồng dư nợ và tổng thu nhập từ khách hàng mới xấp xỉ 7 tỷ đồng cho Chi nhánh.

Bảng 2.4 Tổng hợp số lƣợng KHCN cá nhân tại Chi nhánh qua các năm

Đơn vị tính: khách hàng

Chỉ tiêu

Năm % Tăng trưởng

% TT BQ 2015 2016 2017 2016 so với 2015 2017 so với 2016 Quy mô KHCN 158,418 136,806 86,600 -14% -36% -26% Số KHCN mới 4,300 7,393 8,975 72% 21% 45% Số KHCN vay vốn 3,847 4,732 4,247 23% -10% 5.1% Tỷ trọng KHCN vay vốn/ Tổng số KHCN 2.4% 3.5% 4.9% 45.8% 40% 43%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)