Kiến nghị trong việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 101)

nhân của BIDV CN TPHCM

Kiến nghị đối với hệ thống BIDV

BIDV CN TPHCM là đơn vị trực thuộc hệ thống BIDV do vậy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào những chính sách, chiến lược, và KHKD của HSC. Để BIDV CN TPHCM nói chung và các Chi nhánh khác thuộc hệ thống nói riêng có thể kinh doanh các sản phẩm cho vay KHCN ổn định và đạt hiệu quả mang lại nhiều lợi nhuận cần có nhiều sự quan tâm và hỗ trợ từ phía HSC, các chính sách, chiến lược có hiệu quả cần tiếp tục được phát huy, với những hoạt động chưa đạt được theo mục tiêu cần có chính sách khắc phục.

 Ban hành các chương trình, chính sách tín dụng với lãi suất và phương thức cho vay KHCN phù hợp cho địa bàn TPHCM.

 HSC thường xuyên cử đoàn công tác, khảo sát địa bàn TPHCM, nhằm kịp thời chỉ đạo hoạt động, xây dựng và thiết kế sản phẩm đảm bảo cạnh tranh, việc ban

hành chính sách các gói sản phẩm rất năng động, linh hoạt và được cập nhật thường xuyên.

 Xây dựng sản phẩm cho vay đặc thù đối với các tiểu thương tại các chợ và/hoặc trung tâm thương mại (mới chỉ có sản phẩm cho vay chung đối với các hộ kinh doanh).

 Đối với cho vay các dự án đã ký Hợp đồng hợp tác quản lý tài sản với chủ đầu tư đề nghị cho phép khách hàng ủy quyền cho Ngân hàng giải ngân theo tiến độ của Hợp đồng mua bán mà không phải làm thủ tục nhận nợ từng lần.

 Khắc phục các lỗi dịch vụ BSMS, nâng cấp chương trình để đăng ký BSMS mặc định cho thẻ tín dụng.

 HSC cần thường xuyên cập nhật các dự án nhà ở do BIDV tài trợ vốn để các Chi nhánh có điều kiện tư vấn, giới thiệu cho khách hàng có nhu cầu vay vốn.

 Đánh giá lại cơ chế hoa hồng môi giới của BIDV trong hoạt động cho vay KHCN với các NHTM khác để chỉnh sửa, bổ sung cơ chế đảm bảo tính cạnh tranh của BIDV với các ngân hàng khác nhằm tận dụng kênh bán hàng có hiệu quả.

 Thường xuyên ban hành các gói cho vay đối với hộ SXKD với lãi suất cạnh tranh để tạo điều kiện cho Chi nhánh tiếp cận khách hàng gia tăng nền khách hàng và cạnh tranh đối với các ngân hàng trên địa bàn.

 Để giảm thiểu thời gian lập hồ sơ đối với các khoản cho vay KHCN đơn giản như tiêu dùng, vay tín chấp,... đề nghị HSC cập nhật một số mẫu biểu như đề xuất cấp tín dụng, bảng kê rút vốn đối với các sản phẩm này vào chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ để sau khi chấm điểm và có quyết định cấp tín dụng hay không thì in ra trên chương trình và ký luôn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ những mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh các sản phẩm cho vay KHCN của Chi nhánh tầm nhìn đến năm 2020, kết hợp với thực trạng và đánh giá những hạn chế và nguyên nhân làm hiệu quả hoạt động kinh doanh của các sản phẩm cho vay KHCN chưa đạt được những kết quả như mong muốn, qua đó đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng các sản phẩm và công tác quản lý hoạt động cho vay KHCN cho Chi nhánh.

KẾT LUẬN

Ngân hàng TMCP là cầu nối quan trọng trong thị trường tiền tệ và ngày càng chứng tỏ vị thế của mình trong nền kinh tế. Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi có sự xuất hiện của nhiều ngân hàng có năng lực tại TPHCM. Hoạt động kinh doanh hiệu quả là điều bất kỳ ngân hàng cũng đều chú trọng nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, được sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ ban lãnh đạo của BIDV CN TPHCM, và dưới sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn, đề tài đã đạt được những kết quả sau:

 Xác định được các chỉ tiêu phản ánh kết quả và các yếu tố ảnh hưởng hoạt động cho vay KHCN tại các NHTM, từ đó thấy được vai trò quan trọng của cho vay KHCN và sự cần thiết phải phát triển hoạt động này.

 Phân tích thực trạng trong hoạt động cho vay KHCN và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh các sản phẩm cho vay KHCN tại Chi nhánh. Từ đó, thấy được những kết quả mà Chi nhánh đã đạt được, bên cạnh đó cũng chỉ ra một số hạn chế và nguyên nhân mà Chi nhánh cần khắc phục.

 Trên cơ sở của những hạn chế và nguyên nhân, đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các sản phẩm cho vay KHCN cho Chi nhánh trong thời gian tới.

Như vậy, đề tài đã thực hiện và giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, chỉ ra thực trạng và để xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các sản phẩm cho vay KHCN tại Chi nhánh. Đề tài nghiên cứu được áp dụng cho thực tế kinh doanh tại một Chi nhánh ngân hàng lớn và có ý nghĩa thực tiễn. Đây là cơ sở để tác giả có thể nghiên cứu và thực hiện các đề tài nâng cao về hiệu quả hoạt động kinh doanh các sản phẩm cho vay dành cho KHCN trên toàn thị trường ngành ngân hàng.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện tốt bài nghiên cứu của mình, nhưng với sự hạn chế về thời gian, trình độ, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được những đóng góp và đánh giá khách quan của Quý thầy cô và bạn bè để giúp đề tài được hoàn thiện hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu, Lê Thị Hiệp Thương (2009), Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông.

2. Lê Thị Diệu (2016), Nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường ĐH Ngân hàng TPHCM.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 12/04/2015, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 32/2014/TT-NHNN và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ (2013) về hỗ trợ lãi suất cho vay nhà ở. 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, ngày

30/12/2016, Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015, 2016, 2017.

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định thành lập các Phòng, tổ chức thuộc Chi nhánh.

8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo thường niên năm 2015, 2016, 2017.

9. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo hoạt động Ngân hàng bán lẻ 2015, 2016, 2017.

10.Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Quyết định số 1256/QĐ- HĐQT ngày 01/08/2013 của Hội đồng quản trị về Cơ cấu tổ chức bộ máy BIDV.

11.Nguyễn Anh Linh (2016), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sản phẩm tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Quân đội – Chi nhánh Sài Gòn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

12.Nguyễn Anh Tuấn (2016), Phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TPHCM, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM.

13.Nguyễn Đăng Dờn (2014), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế TPHCM.

14.Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê. 15.Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2013), Chiến lược và chính sách kinh

doanh, Nhà xuất bản Hồng Đức.

16.Nguyễn Văn Thụy (2015), Ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

17.Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

18.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010.

19.Trần Kim Dung (2015), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM.

20.Trịnh Hồng Hạnh (2015), Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản trị tài sản nợ, tài sản có của Ngân hàng thương mại, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng.

DANH SÁCH WEBSITE

Website BIDV: http://www.bidv.com.vn

Website Citibank: https://citibank.com.vn

Website HSBC: http://www.hsbc.com.vn

PHỤ LỤC SUMMARY

In recent years, since retail banking has become a growing trend in the banking industry in Vietnam, it has led to increasingly intense competition among commercial banks. Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnamk - Ho Chi Minh City Branch is also catching up with the trend, it has invested significant resources towards personal banking objects instead of the group of corporate banking and focusing on the business of personal banking loans. The objective of this research is to emphasize the importance of lending activities, which generates many revenue streams for the Branch. The research will also answer some questions about indicators reflecting the results of lending activities of commercial banks, the results of business activities of lending products in the period 2015-2017 and the limitations remaining constraints and causes. In addition, the research will also provide some solutions to develop personal loan activities in the branch. Thus, it will be helping the branch to improve its scale and profitability in business.

The method used in this study is qualitative method, data are collected from the actual activity data at the branch and collected, compared analyzed. In addition, the data is derived from a variety of reliable sources such as reports from branch conferences, online newspapers, mainstream websites and thesis. The results show that the indicators of scale and efficiency significantly affect the operation of the branch's lending products.

In summary, the development of retail banking is an indispensable trend of the market, especially the business of personal lending, it brings back many benefits. Therefore, the expansion of the scale and efficiency of lending activities is a necessity thing for the branch, especially in the potential market such as Ho Chi Minh City, which will help the branch grow and maintain its top-performing position in the system.

QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV

Quy trình cấp tín dụng bán lẻ thực hiện theo Quy định số 6959/QĐ-NHBL, ngày 03/11/2014 “Quy định về cấp tín dụng bán lẻ” của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Tùy từng trường hợp cụ thể, Chi nhánh thực hiện cấp tín dụng đầy đủ theo các bước dưới đây hoặc lược bỏ lược bỏ một số bước phù hợp với tính chất khoản vay theo quy định.

Bƣớc 1: Tiếp thị khách hàng

PKHCN/PGD chủ động giới thiệu đến khách hàng các gói sản phẩm về cho vay nhu cầu nhà ở của BIDV. Căn cứ vào đối tượng khách hàng và trên cơ sở nhu cầu của khách hàng mà CBQLKHCN tiếp thị hoặc chăm sóc khách hàng đảm bảo phù hợp chính sách của BIDV.

Bƣớc 2: Tƣ vấn hoàn thiện hồ sơ tín dụng

CBQLKHCN tư vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ tín dụng (hồ sơ về pháp lý; hồ sơ chứng minh năng lực tài chính; tài liệu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay; hồ sơ bảo đảm tiền vay,…).

Bƣớc 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Khi tiếp nhận hồ sơ, CBQLKHCN lập phiếu và kí phiếu tiếp nhận hồ sơ có đầy đủ chữ ký của khách hàng và CBQLKHCN.

Đối với hồ sơ về TSBĐ: Tiếp nhận hồ sơ TSBĐ là bản sao (sau khi đã đối chiếu với bản gốc TSBĐ của khách hàng).

Bƣớc 4: Đánh giá, phân tích khách hàng, khoản cấp tín dụng

Căn cứ Hồ sơ tín dụng của khách hàng, PKHCN/PGD nghiên cứu, đánh giá, phân tích theo các nội dung: thông tin nhân thân; mục đích vay vốn; năng lực tài chính và nguồn trả nợ của khách hàng,...

Bƣớc 5: Đánh giá về tài sản đảm bảo khoản cấp tín dụng

Tổ định giá TSBĐ của PKHCN/PGD thực hiện thẩm định về bảo đảm tiền vay theo quy định và các hướng dẫn của sản phẩm Cho vay nhu cầu nhà ở của BIDV về giao dịch bảo đảm trong cho vay.

Bƣớc 6: Lập đề xuất tín dụng

Sau khi nghiên cứu, căn cứ vào kết quả thẩm định khách hàng và các điều kiện vay vốn, PKHCN/PGD lập Báo cáo đề xuất tín dụng theo mẫu dành cho cho vay nhu cầu nhà ở của BIDV.

Bƣớc 7: Phê duyệt đề xuất tín dụng

CBQLKHCN trình Báo cáo đề xuất tín dụng kèm hồ sơ vay vốn của khách hàng, LĐPKHCN/LĐPGD xem xét kiểm tra, có ý kiến độc lập và ký kiểm soát Báo cáo đề xuất tín dụng, sau đó trình PGĐQLKHCN để phê duyệt.

Một số trường hợp cần lưu ý:

 Trường hợp không qua thẩm định rủi ro: Phán quyết tín dụng theo thẩm quyền, thực hiện tiếp bước 13.

 Trường hợp qua thẩm định rủi ro tại Chi nhánh: Ký kiểm soát trước khi chuyển hồ sơ sang bộ phận QLRR theo bước 8.

 Trường hợp trình Trụ sở chính phán quyết tín dụng: Cấp thẩm quyền ký kiểm soát và thực hiện tiếp bước 11.

Bƣớc 8: Bàn giao hồ sơ sang bộ phận QLRR

PKHCN/PGD lập Biên bản giao nhận hồ sơ bàn giao hồ sơ sang cho bộ phận QLRR.

Bƣớc 9: Tiếp nhận hồ sơ, đánh giá và lập báo cáo thẩm định rủi ro

PQLRR đánh giá, thẩm định rủi ro và lập Báo cáo thẩm định rủi ro.

Phê duyệt của cấp có thẩm quyền trên báo cáo thẩm định rủi ro chính là phán quyết tín dụng.

Cấp thẩm quyền căn cứ theo Quy định về phân cấp thẩm quyền trong tín dụng bán lẻ của BIDV.

Bƣớc 11: Hoàn thiện hồ sơ trình Trụ sở chính.

Đối với trường hợp trình Trụ sở chính: PKHCN/PGD đầu mối hoàn thiện hồ sơ trình Trụ sở chính, gồm:

 Công văn gốc đề nghị phê duyệt tín dụng (PGĐQLKHCN/GĐ CN phê duyệt).

 Báo cáo đề xuất tín dụng do Lãnh đạo CN ký (01 bản photo);

 Hồ sơ tín dụng của khách hàng (01 bộ photo).

Bƣớc 12: Phán quyết tín dụng

Cán bộ Ban QLRRTD đánh giá, lập Báo cáo thẩm định rủi ro và trình Lãnh đạo Ban QLRRTD phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền) hoặc ký kiểm soát trước khi trình cấp có thẩm quyền cao hơn.

Sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt chấp thuận/từ chối cấp tín dụng, cán bộ Ban QLRRTD soạn thảo văn bản Phán quyết tín dụng gửi Chi nhánh.

Bƣớc 13: Chấp thuận/từ chối cấp tín dụng.

Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng, cấp thẩm quyền và PKHCN/PGD thực hiện triển khai:

 Trường hợp chấp thuận cấp tín dụng: soạn thảo Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay trình cấp có thẩm quyền ký kết Hợp đồng với khách hàng.

 Trường hợp từ chối cấp tín dụng: Chi nhánh chủ động quyết định cách thức thông báo tới khách hàng (bằng văn bản/email/điện thoại…) trong đó nêu rõ lý do từ chối cấp tín dụng.

Bƣớc 14: Hoàn thiện thủ tục tài sản đảm bảo

 PKHCN/PGD: tiếp nhận hồ sơ gốc TSBĐ, thực hiện công chứng, chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)