Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phước (Trang 54 - 58)

1.3. KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠ

1.3.3. Bài học kinh nghiệm

Từ việc tổ chức hoạt động KSNB của các NHTM đã nêu trên, qua các cuộc họp tổng kết hoạt động thanh tra giám sát các NHTM trên địa bàn của NHNN hằng năm và tại các cuộc họp của NHNN về hoạt động kinh doanh tại Agribank Bình Phước

qua các đợt kiểm tra, tác giả rút ra kinh nghiệm đối với quy trình KSNB hoạt động tín dụng tại Agribank Bình Phước như sau:

-Đối với quy trình của NH BIDV: Trong quy trình KSNB hoạt động tín dụng của NH BIDV đảm bảo QLRR rất tốt thành lập phòng QTTD và phòng QLRR.

Thành lập phòng QLRR riêng biệt tại các chi nhánh, phân tích đánh giá thẩm định rủi ro món vay khách quan độc lập với Phịng QHKH.

Bộ phận QTTD có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ tín dụng, nhập liệu hồ sơ vào hệ thống, lưu trữ hồ hơ và theo dõi, quản lý khoản vay cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho bộ phận QLKH, trình duyệt giải ngân và chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán giải ngân. Bộ phận QTTD, bộ phận QLKH phối hợp kiểm soát lẫn nhau trong việc quản lý khoản vay.

KSNB được thực hiện qua các bước trong quy trình đó là: phê duyệt đề xuất tín dụng, phê duyệt rủi ro, phê duyệt cấp tín dụng, phê duyệt giải ngân các khâu ln đảm bảo sự tách bạch.

BIDV có bộ phận QTTD làm giảm áp lực công việc cho các cán bộ bộ phận QLKH làm tăng tính kiểm sốt, việc thực hiện các khâu trong quy trình tín dụng được đảm bảo khơng qua loa hình thức.

-Đối với KSNB của NH Eximbank: NH khơng phân ra phịng quản lý đối với KH cá nhân và doanh nghiệp, quản lý chung các KH và có bộ phận phát triển KH riêng đó là phịng QHKH.

Thành lập 03 phịng: Phịng QHKH, phịng tín dụng và phịng QLN, điều này làm cho cán bộ không phải kiêm quá nhiều công việc, hạn chế được những áp lực từ công việc và các rủi ro nghiệp vụ.

-Đối với KSNB của NH Vietcombank: NH phân ra 03 phòng quản lý chuyên biệt, chuyên sâu từng nhóm KH và có phịng QLN kiểm sốt hồ sơ, nhập liệu khoản vay vào hệ thống, phối hợp với phòng QHKH theo dõi giám sát khoản vay.

Các phòng quản lý các đối tượng KH khác nhau, thực hiện các khâu cho vay từ lúc tiếp nhận, thẩm định quyết định mức cho vay và giải ngân. KSNB tín dụng qua các chốt kiểm soát: CBTD lập hồ sơ, thẩm định quyết định mức cho vay theo

phân quyền phán quyết, trưởng/phó phịng tín dụng kiểm sốt thẩm định các món vay vượt quyền của CBTD và Giám đốc/Phó giám đốc phụ trách tín dụng thẩm định món vay vượt quyền phán quyết của Trưởng/phó phịng tín dụng, kiểm sốt phê duyệt cho vay.

Phịng QLN kiểm sốt hồ sơ vay lần cuối và nhập liệu vào hệ thống chuyển bộ phận kế toán giải ngân.

NH cũng thành lập phịng QLN giảm tải cơng việc cho các cán bộ tại các phịng QHKH, tăng tính kiểm sốt khoản vay hạn chế rủi ro, kiểm tra hồ sơ vay, kiểm tra nhắc nhở phòng QHKH trong việc thu nợ, lãi…

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Kiểm sốt ln là một khâu quan trọng trong quy trình quản trị, do đó các nhà quản lý thường chú tâm đến việc hình thành và duy trì các hoạt động kiểm sốt để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Trong chương 1 đã trình bày hệ thống lý luận chung về KSNB trong hệ thống NHTM trên nền tảng của báo cáo COSO 1992, COSO 2013 nhằm giúp cho NH có thể dựa vào đó làm căn cứ đánh giá sự cần thiết và đầy đủ của hệ thống KSNB, trình bày khung pháp lý về hệ thống KSNB tại NHTM áp dụng trong thời gian qua. Trong đó luận văn đã tập trung làm rõ nội dung KSNB hoạt động tín dụng, các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong NHTM và đưa ra các nguyên tắc chung để thiết kế KSNB hoạt động tín dụng và QLRR tín dụng hiệu quả.

Dựa vào những nghiên cứu trong chương 1, chương tiếp theo sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại Agribank Bình Phước, từ đó đưa vào nhận xét, đánh giá các ưu điểm và nhược điểm còn tồn đọng của KSNB hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH PHƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phước (Trang 54 - 58)