Phân tích và đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phước (Trang 104 - 107)

Kết quả khảo sát về phân tích và đánh giá rủi ro được tổng hợp như sau:

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Biểu đồ 2.6: Thống kê kết quả đánh giá rủi ro

Mặt ƣu điểm

Do ý thức hoạt động NH tiềm ẩn nhiều loại rủi ro và đáp ứng nhu cầu, mức độ phức tạp của quy định và các chuẩn mực nên các nhà quản trị của các chi nhánh Agribank Bình Phước đều chú trọng đến việc phân tích, đánh giá và QLRR tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro vận hành và rủi ro pháp lý. Agribank

Bình Phước cũng đã áp dụng hệ thống đánh giá tín dụng đối với KH, hệ thống xếp hạng nội bộ nhằm hỗ trợ cho quản trị rủi ro. Kết quả 95% người cho rằng đánh giá rủi ro rất cần thiết đối với hoạt động tín dụng.

Agribank Bình Phước cũng thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro cho CBTD.

80% số người cho rằng NH có hệ thống đánh giá chấm điểm tín dụng và phân hạng KH.

NH thường xuyên giám sát và phân tích các rủi ro bên trong như tài chính, nhân sự, hệ thống thông tin… của NH, đánh giá khả năng xảy ra của từng loại rủi ro và xác định các hoạt động cần thiết để đối phó với rủi ro đó.

Do đó, có thể dự đoán và phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận dạng và đánh giá các tác động, xây dựng và áp dụng các giải pháp nâng không ngừng để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro đối với RRTD. Phòng kiểm tra, KSNB sẽ giám sát và tham mưu cho cấp có thẩm quyền ra quyết định liên quan đến tín dụng đối với các khoản tín dụng vượt mức phán quyết, quản lý và kiểm soát danh mục cho vay, cơ cấu cho vay.

Xây dựng các quy trình, sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng. Ngoài ra, còn thành lập ban pháp chế tại Hội sở thực hiện chức năng cập nhật các công văn quy định của Nhà nước, soạn thảo các biểu mẫu phù hợp về mặt pháp lý, tư vấn cho các nhà quản trị và các cán bộ thực hiện nghiệp vụ trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật và những vướng mắc có liên quan.

Phòng tín dụng, phòng kế hoạch nguồn vốn có trách nhiệm soạn thảo thực hiện chức năng nghiên cứu, ban hành quy định, quy chế hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng và xây dựng, giao khoán kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng, chỉ tiêu thu nợ XLRR hằng năm (kết quả khảo sát đạt trên 100%).

Hạn chế phân tích và đánh giá rủi ro

Công tác giao khoán các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng chưa được đề cao tại chi nhánh, chưa xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá việc hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu giao khoán.

Chưa phân tích và định lượng một các đầy đủ các loại RRTD và không có kế hoạch đối phó trong trường hợp có biến động đột xuất của môi trường kinh doanh, sự thay đổi cơ cấu tổ chức, thay đổi công nghệ. Chưa có phòng nghiên cứu, dự báo rủi ro hoạt động độc lập với các phòng ban khác, công tác truyền đạt rủi ro hạn chế.

Chất lượng thẩm định tín dụng kém, mang tính cảm tính, chủ quan, xét duyệt cho vay dựa chủ yếu vào giá trị tài sản thế chấp, thiếu kiểm tra, tái thẩm định lại thông tin.

Công tác kiểm tra sau cho vay chưa được CBTD làm đúng quy định và chưa quan tâm.

Nguyên nhân

Agribank Bình Phước thực hiện việc giao khoán kế hoạch chung cho các chi nhánh cơ sở trực thuộc, chi nhánh thực hiện việc giao khoán cụ thể lại cho từng CBTD, tuy nhiên công tác giao khoán được thực hiện tốt nhưng biện pháp chế tài cho việc không hoàn thành kế hoạch tại chi nhánh qua loa chỉ ở mức độ khiển trách. NH chưa chú trọng công tác quản trị rủi ro mà thường tìm cách bóp méo số liệu, tìm mọi cách đạt chỉ tiêu theo các tỷ lệ, chỉ tiêu do NHNN quy định.

Năng lực đo lường, đánh giá rủi ro của cán bộ còn bất cập, công tác truyền đạt, tư vấn rủi ro chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phước (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)