TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH BÌNH PHƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phước (Trang 58)

2.1.1 Giới thiệu chung về Agribank

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) được thành lập vào ngày 26/3/1988, đến nay luôn khẳng định là NHTM lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thơn. Đến 31/12/2015, Agribank có tổng tài sản trên 833.000 tỷ đồng, tổng nguồn vốn trên 804.000 tỷ đồng, tổng dư nợ 614.561 tỷ đồng, đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 người, gần 2.300 chi nhánh và phịng giao dịch trên tồn quốc, chi nhánh Campuchia, quan hệ đại lý với trên 1.000 NH tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong q trình phát triển, Agribank ln chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ NH. Agribank là NH đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành Dự án Core Banking - hiện đại hóa hệ thống thanh tốn và kế toán do NH Thế giới tài trợ. Phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tiện ích NH hiện đại với hơn 200 sản phẩm dịch vụ đi đầu trong đầu tư trang bị lắp đặt ATM, cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ đến KH ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank được Đảng, Nhà nước ghi nhận là "Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội và phát triển cộng đồng", “Vì sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo”.

Bước sang năm 2016 và những năm tiếp theo, Agribank tiếp tục khẳng định và nâng cao vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn, cung cấp sản phẩm, dịch vụ đa dạng, giữ vững vị thế NHTM lớn nhất Việt Nam, tiếp tục có nhiều đóng góp hơn nữa đối với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn nền kinh tế đất nước.

2.1.2 Tổng quan về Agribank Bình Phƣớc

*Lịch sử hình thành và phát triển:

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Phước (Agribank Bình Phước) được thành lập theo Quyết định số 198/QĐ- NHNN do Thống đốc NHNN Việt Nam ký ngày 02/06/1998, tách ra từ Agribank tỉnh Sơng Bé cũ. Thời điểm thành lập, Agribank Bình Phước có dư nợ gần 200 tỷ đồng, nguồn vốn gần 100 tỷ đồng. Đến cuối năm 2015, tổng dư nợ cho vay đạt 12.889 tỷ đồng, tăng 64 lần và nguồn vốn đạt 8.392 tỷ đồng, tăng 84 lần so với những ngày đầu thành lập. Với hơn 80% dư nợ là cho vay lĩnh vực nông nghiệp và nơng thơn, có thể nói nơng nghiệp, nơng thơn đang là thị trường truyền thống và giữ vai trò chủ đạo xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh tại NH.

Agribank Bình Phước có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ NH và các hoạt động khác được quy định trong điều lệ của Agribank. Trụ sở chính của Agribank Bình Phước đặt tại số 711, Quốc lộ 14, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước. Với mạng lưới hoạt động rộng khắp, Agribank Bình Phước có đội ngũ CBNV tính đến thời điểm ngày 31/12/2015 là 395 người, gồm có 1 quản lý trình độ tiến sĩ, 55 nhân viên trình độ thạc sĩ, trình độ đại học 287 người và cao đẳng 52 người. Cán bộ làm cơng tác tín dụng là 122 người, 150 người làm công tác kế tốn, số cịn lại làm các bộ phận khác. Hàng năm, chi nhánh đều cử CBNV theo học các lớp đào tạo ngắn hạn để bổ sung nghiệp vụ, nâng cao trình độ chun mơn đáp ứng với u cầu cơng việc.

Agribank Bình Phước với cơ cấu gồm Ban Giám đốc và 8 phòng nghiệp vụ: phịng kế tốn - ngân quỹ, phịng tín dụng, phịng thanh tốn quốc tế, phịng điện tốn, phịng kiểm tra KSNB, phòng kế hoạch tổng hợp, phịng tổ chức hành chính, phịng dịch vụ và markeing và 01 phòng giao dịch trực thuộc. Agribank Bình Phước với 1 hội sở và 17 chi nhánh loại III trực thuộc, 10 phòng giao dịch trược thuộc chi nhánh loại III và 01 phòng giao dịch trực thuộc tỉnh đặt tại trung tâm của 3 thị xã, 9 huyện và các xã vùng trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho KH giao dịch với NH. (Nhiệm vụ các phòng ban xem phụ lục 01)

P

(Nguồn: Phịng tổ chức hành chính, Agribank Bình Phước)

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy điều hành của Agribank Bình Phƣớc

*Thành tích hoạt động giai đoạn 2013-2015

Trong những năm qua, đứng trước bối cảnh nền kinh tế trong nước và toàn cầu gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp, NH phải sát nhập, phá sản, Agribank Bình Phước vẫn nỗ lực, cố gắng để duy trì ổn định hoạt động kinh doanh và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Về tình hình hoạt động huy động vốn:

Agribank Bình Phước ln xác định việc tập trung huy động, tăng trưởng nguồn vốn ổn định là mục tiêu hàng đầu. NH đã dựa trên lãi suất trần của NHNN, vận dụng linh hoạt vào tình hình kinh tế và thị trường tại địa phương để đưa ra mức lãi suất phù hợp. Bên cạnh đó, Agribank Bình Phước cịn làm tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại và chăm sóc KH để thu hút nguồn vốn này.

Tình hình huy động vốn của Agribank Bình Phước thể hiện trong bảng 2.1 như sau:

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC P. TÍN DỤNG P. KẾ HOẠCH HỢP P. KẾ TOÁN P. ĐIỆN TOÁN P. DỊCH VỤ- MARKETING P. KD NGOẠI HỐI P. KIỂM SỐT NỘI BỘ P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P. GIAO DỊCH LỢI CÁC CHI NHÁNH CẤP HUYỆN, TRỰC THUỘC

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2013 – 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu tiền gửi

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Không kỳ hạn 1,053 14,4% 1,165 14,4% 1,325 15,8% Có kỳ hạn dưới 12 tháng 4,871 66,6% 5,452 67,6% 5,646 67,3% Có kỳ hạn 12 tháng trở lên 1,387 19,0% 1,452 18,0% 1,421 16,9% Tổng 7,311 100% 8,069 100% 8,392 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Bình Phước)

Bảng 2.1 cho thấy cơ cấu nguồn vốn huy động từ KH của Agribank Bình Phước trong giai đoạn 2013 – 2015 tương đối ổn định, nguồn vốn huy động chủ yếu tập trung vào tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động với tỷ trọng khoảng 67%.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động giai đoạn 2013 – 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ tăng trƣởng (%) 2014/2013 2015/2014 Nguồn vốn huy động 7,311 8,069 8,392 10,37% 4,00%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Bình Phước)

Năm 2014, nguồn vốn huy động tăng 758 triệu đồng so với năm 2013, tốc độ tăng trưởng đạt 10,37%.

Năm 2015, nguồn vốn huy động tăng 323 triệu đồng so với năm 2014, tốc độ tăng đạt 4,00%.

Vậy tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với năm 2014 do nguyên nhân sau:

- Lãi suất huy động của Agribank kém cạnh tranh hơn so với các NHTM trên địa bàn nên việc huy động khó khăn.

- Vào quý 3 năm 2015, hệ thống Agribank thừa thanh khoản nên trần lãi suất huy động có xu hướng giảm, ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tại chi nhánh trong khi đó thì các NHTM trên địa bàn tăng lãi suất huy động để đón nhu cầu tăng trưởng tín dụng thời điểm cuối năm.

- Các doanh nghiệp và các công ty cao su lớn trên địa bàn là KH truyền thống của Agribank, thời gian qua giá mủ cao su giảm giá nghiêm trọng, năm 2015 giảm giá thấp nhất trong các năm trở lại đây đã ảnh hưỡng đến hoạt động kinh doanh của các công ty, nguồn tiền gửi huy động được từ các Công ty này giảm sút đáng kể.

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Bình Phước)

Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động huy động vốn giai đoạn 2013 – 2015

Về tình hình hoạt động tín dụng: Dư nợ tín dụng:

Nhờ lợi thế về mạng lưới và lãi suất cho vay khá cạnh tranh so với các NHTM khác trên địa bàn, hoạt động tín dụng của tồn chi nhánh tăng trưởng khá mạnh, Agribank vẫn giữ được thị phần, thị trường tín dụng đối với KH truyền thống. Các chi nhánh cơ sở trực thuộc Agribank Bình Phước tiếp tục thực hiện các biện pháp để mở rộng tín dụng, cạnh tranh và thu hút KH vay vốn.

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2013 – 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ tăng trƣởng 2014/2013 2015/2014

Dư nợ 9,743 10,918 12,889 12.1% 18.1%

Thu nhập tín dụng 1,128 1,045 1,013 -7.4% -3.1%

Bảng 2.3 cho thấy tình hình dư nợ của Agribank Bình Phước khơng ngừng gia tăng qua từng năm. Năm 2014, dư nợ tín đụng đạt 10,918 tỷ đồng, tăng 12.1%. Đến năm 2015, dư nợ đạt 12,889 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 18.1%. Nhìn chung trong giai đoạn 2013 – 2015, nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô dần ổn định, tỷ lệ lạm phát thấp và nhất là các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, những yếu tố này đã tác động tích cực đến nhu cầu vốn đầu tư của

các thành phần kinh tế trên địa bàn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Bình Phước)

Biểu đồ 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2013 – 2015

Mặc dù, dư nợ của NH tăng cao nhưng thu nhập hoạt động tín dụng có xu hướng giảm. Năm 2014, thu nhập tín dụng đạt 1,045 tỷ đồng, giảm 7.4% so với năm 2013. Năm 2015 đạt 1,013 tỷ đồng, giảm 3.1% so với năm 2014 do nguyên nhân:

- Nguồn thu từ hoạt động tín dụng tại chi nhánh chủ yếu là thu từ lãi cho vay, khơng thu các loại phí cho vay như các NHTM khác: phí trả nợ trước hạn, phí thẩm định hồ sơ, phí giải ngân…

- Do chênh lệch lãi suất trong giai đoạn 2013-2015 ngày càng bị thu hẹp do trần lãi suất cho vay, mặt khác, để phục hồi kinh tế thì Chính phủ cũng như NHNN đã ban hành nhiều chính sách tín dụng ưu đãi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của KH doanh nghiệp và lĩnh vực nông nghiệp.

- Nguồn vốn huy động chưa tương ứng với mức tăng trưởng dư nợ, chi nhánh phải sử dụng vốn điều hòa của Agribank Việt Nam, biên độ lãi suất cũng bị thu hẹp. - Hiện tại hầu hết các khoản vay ngắn hạn tại chi nhánh đều thuộc lĩnh vực cho vay nông nghiệp, nông thôn nên bị giới hạn trần lãi suất cho vay ưu đãi, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên 80% tổng dư nợ cho vay nên lợi nhuận giảm mạnh.

- Một phần nguyên nhân do tồn đọng lãi chưa thu được của các chi nhánh khá cao vào thời điểm cuối năm, việc đơn đốc thu lãi cịn chậm trễ, chưa kịp thời.

Bảng 2.4: Tình hình dƣ nợ theo kỳ hạn giai đoạn 2013 – 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Số tiền Năm 2013 Tỷ trọng Số tiền Năm 2014 Tỷ trọng Số tiền Năm 2015 Tỷ trọng

Ngắn hạn 7,894 81.0% 8,917 81.7% 10,937 84.9%

Trung hạn 1,151 11.8% 1,104 10.1% 980 7.6%

Dài hạn 698 7.2% 897 8.2% 972 7.5%

Tổng 9,743 100% 10,918 100% 12,889 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Bình Phước)

Bảng 2.4 cho thấy hoạt động cho vay của Agribank Bình Phước cụ thể năm 2013, dư nợ ngắn hạn là 7,894 tỷ đồng, tương ứng với 81% đã tăng lên 10,937 tỷ đồng trong năm 2015 với tỷ trọng 84,9%.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Với cơ cấu tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, có thể thấy mức độ RRTD của Agribank Bình Phước nếu xét theo tiêu chí này là thấp, vì cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh, mức độ rủi ro ít hơn và khả năng NH kiểm sốt được rủi ro sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi cho vay ngắn hạn, thu nhập lãi của NH cũng sẽ không cao do lãi suất cho vay thấp hơn so với cho vay trung dài hạn, thời gian tính lãi cũng ít hơn. Chính sách tín dụng của NH trong điều kiện này được xem là an toàn và hiệu quả, tuy nhiên NH cũng nên quan tâm đến việc tăng trưởng các khoản dư nợ trung dài hạn an tồn để góp phần nâng cao thu nhập từ lãi vay.

Phân loại nợ tại Agribank Bình Phước:

Để đo lường RRTD trong giai đoạn 2013 – 2015, Agribank Bình Phước đã tiến hành việc phân loại nợ theo quy định của NHNN. Kết quả phân loại nợ như sau:

Bảng 2.5: Tình hình phân loại nợ giai đoạn 2013 – 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Nợ nhóm 1 8,450 86.73% 9,091 83.27% 11,305 87.71% Nợ nhóm 2 1,199 12.31% 1,700 15.57% 1,198 9.29% Nợ nhóm 3 35 0.36% 27 0.25% 19 0.15% Nợ nhóm 4 26 0.27% 36 0.33% 342 2.65% Nợ nhóm 5 33 0.34% 65 0.59% 25 0.19% Nợ quá hạn 1,293 13.27% 1,828 16.73% 1,584 12.29% Nợ xấu 94 0.96% 128 1.17% 386 2.99% Tổng dƣ nợ 9,743 113% 10,918 117% 12,889 112%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Bình Phước)

Theo như bảng 2.5 cho biết thì nợ đủ tiêu chuẩn của NH chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ, chất lượng tín dụng tại chi nhánh vẫn đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu ở mức cho phép.

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ quá hạn Nợ xấu

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Bình Phước)

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng phân loại nợ Agribank Bình Phƣớc

Về cơ bản chất lượng tín dụng qua các năm được duy trì tốt, nợ xấu trong phạm vi cho phép theo kế hoạch được giao, tuy nhiên nợ xấu, nợ quá hạn có xu hướng tăng cao do:

- Năm 2014 Agribank áp dụng việc phân loại nợ theo phương thức kết hợp giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng bắt đầu từ 01/6/2014 nên tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với năm 2013, số lượng KH phải thực hiện cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN và thông tư 02/2013/TT-NHNN không nhiều, việc chấm điểm KH khá nghiêm túc …nên cơ bản chất lượng tín dụng vẫn đảm bảo.

- Năm 2015 nợ xấu tăng cao nguyên nhân do phát sinh khoản vay của Công ty TNHH sinh học Phương Đơng với tồn bộ dư nợ là 309.608 triệu đồng phải chuyển sang phân loại nợ nhóm 4 trên cơ sở kết quả phân loại nợ kéo theo của trung tâm CIC. Đây là khoản vay đồng tài trợ của 7 TCTD, bao gồm NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài và cả TCTC Việt Nam, trong đó Agribank là NH đầu mối, vì vậy khơng thể thực hiện bán nợ cho VAMC.

- Do chất lượng công tác KSNB chưa cao, kiểm sốt các khâu trong quy trình mang tính hình thức qua loa, chiếu lệ.

- Bên cạnh đó xuất phát từ những nguyên nhân nội tại: chất lượng công tác thẩm định yếu kém, nhận tài sản đảm bảo khơng đủ tiêu chuẩn có khả năng thanh khoản kém, lỏng lẻo trong việc kiểm tra sau cho vay…

Tình hình trích lập dự phịng rủi ro tín dụng:

Căn cứ vào kết quả phân nhóm nợ định kỳ, NH tiến hành trích lập dự phịng RRTD theo đúng quy định của NHNN. Kết quả trích lập dự phịng RRTD như sau:

Bảng 2.6: Tình hình dự phịng RRTD giai đoạn 2013 – 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dự phòng rủi ro tín dụng 32 58 96

Tổng dư nợ tín dụng 9,743 10,919 12,889

Tỷ lệ dự phòng RRTD/dư nợ 0.3% 0.5% 0.7%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Bình Phước)

Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của NH tăng lên qua từng năm. Do đó mức trích lập dự phịng RRTD của NH cũng tăng dần. Cụ thể năm 2014, NH trích lập 58 tỷ đồng vào quỹ dự phòng RRTD, tăng 81.3% so với năm 2013. Năm 2015, với mức trích lập 96 tỷ đồng, NH đã tăng số tiền dự phòng rủi ro thêm 65.5%. Tỷ lệ dự phòng RRTD/dư nợ của NH tăng đều trong giai đoạn 2013 – 2015, cụ thể năm 2013 là 0.3%, 2014 là 0.5% và 2015 là 0.7%. Tỷ lệ này mặc dù khơng cao nhưng có xu hướng tăng cho thấy một mức độ RRTD của Agribank Bình Phước ngày càng tăng.

Về kết quả hoạt động kinh doanh:

Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh hiệu quả các chính sách, mục tiêu mà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phước (Trang 58)