7. Kết cấu của luận văn
2.1. Khái quát về Ngân hàng Agribank chi nhánh Thị xã Dĩ An – Sóng Thần
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Vào ngày 5/4/2000 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Khu công nghiệp Sóng Thần được thành lập với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Khu công nghiệp Sóng Thần, là một chi nhánh loại II trực thuộc Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương. Số lượng cán bộ công nhân viên ban đầu chỉ có 12 người, không có chi nhánh hay phòng giao dịch nào trực thuộc.
Ngày 27/9/2007 theo Quyết định số 959/QĐ/HĐQT-TCCB của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần được nâng cấp và trở thành Chi nhánh loại I trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngày 27/9/2007, Agribank Chi nhánh Huyện Dĩ An tách từ Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương về Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần, trở thành chi nhánh loại II trực thuộc Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần.
Tháng 01/2011, Agribank chi nhánh Huyện Dĩ An – Sóng Thần đổi tên thành Agribank chi nhánh Thị xã Dĩ An Sóng Thần.
Tuy ra đời không lâu nhưng Agribank Chi nhánh Thị xã Dĩ An Sóng Thần đã có những bước tiến lớn khẳng định sự thành công và phát triển vững mạnh của Chi nhánh. Hiện nay, Agribank Chi nhánh Thị xã Dĩ An Sóng Thần không ngừng đa dạng hóa, hiện đại hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và chu đáo. Chi nhánh là một trong 5 chi nhánh hoạt động tốt nhất toàn hệ thống Agribank, đạt được các chỉ tiêu do Trụ sở chính của Agribank giao hàng năm.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Tổ chức bộ máy hoạt động của Agribank chi nhánh Thị xã Dĩ An Sóng Thần được thể hiện dưới sơ đồ sau:
Hình 2.1. Sơ đổ tổ chức bộ máy Agribank Dĩ An
- Giám đốc: Chỉ đạo đều hành chung toàn bộ hoạt động của Chi nhánh, tổ chức nhân sự của Chi nhánh, trực tiếp giải quyết các công việc phát sinh và phát triển Chi nhánh, phát triển các dịch vụ ngân hàng.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Là người giúp việc giám đốc, chỉ đạo việc kế hoạch kinh doanh và hoạt động tín dụng.
- Phó giám đốc phụ trách công tác kế toán kho quỹ: là người giúp việc giám đốc trong công tác kho quỹ, được giám đốc ủy quyền khi giám đốc đi vắng, chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc được ủy quyền.
- Phòng kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch, huy động vốn, cho vay; thẩm định các dự án cho vay, lập kế hoạch vay vốn, cân đối nguồn vốn để cho vay, hạch toán kế toán liên quan đến cho vay, thu nợ, thu lãi; kiểm tra, báo cáo các chuyên đề.
- Phòng kế toán kho quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ thanh toán theo quy định giữa các ngân hàng với nhau, và giữa ngân hàng với khách hàng. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, thực hiện chế độ quyết toán
PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PGD DĨ AN PGD BÌNH AN PHÒNG KT-NQ
hàng tháng, quý, năm theo quy định, lập các báo cáo chuyên đề. Thực hiện chế độ thu chi tiền mặt, bảo quản tiền tại kho đúng chế độ, chuyển tiền và các nghiệp vụ khác do giám đốc phân công.
- Hai phòng giao dịch(PGD): Huy động vốn và cho vay, triển khai các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác tại địa bàn được phân công phụ trách. Hạch toán thu chi tiền mặt, bảo quản lưu trữ hồ sơ. Kiểm tra, kiểm soát, tiến hành lập đầy đủ báo cáo thống kê theo sự chỉ đạo của ngân hàng.
2.1.3. Đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng Agribank chi nhánh Thị xã Dĩ An – Sóng Thần giai đoạn 2016 đến tháng 06/2019 nhánh Thị xã Dĩ An – Sóng Thần giai đoạn 2016 đến tháng 06/2019
2.1.3.1. Dịch vụ huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của ngân hàng Agribank chi nhánh Thị xã Dĩ An – Sóng Thần là hoạt động mà trong đó ngân hàng tìm kiếm nguồn vốn khả dụng từ các chủ thể khác nhằm đảo bảo sự vận hành bình thường, hiệu quả của bản thân nó theo đúng các quy định pháp luật. Có thể nói, hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức quan trọng và liên quan đến sự sống còn của các ngân hàng nói chung và đặc biệt là ngân hàng Agribank chi nhánh Thị xã Dĩ An – Sóng Thần nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động kinh doanh dịch vụ này được thể hiện rõ ở bảng sau:
- Năm 2016, tiền gửi của khách hàng là 1.979 tỉ đồng, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là tiền gửi dân cư 1.904 tỉ đồng tương ứng với tỷ trọng 96.21%. Xếp thứ 2 là tiền gửi kho bạc 40 tỉ đồng chiếm 2,02%. Còn lại là tiền gửi TCKT với 35 tỉ đồng tương ứng 1.77%.
- Năm 2017, tiền gửi của khách hàng là 2.241 tỉ đồng tăng 262 tỉ đồng tương ứng với 13,24%, trong đó đứng đầu vẫn là tiền gửi dân cư với 2.181 tỉ đồng tương ứng 98,7%, tăng so với năm 2016 là 277 tỉ đồng tương ứng 14,55%. Tiền gửi của TCKT năm 2017 là 37 tỉ đồng tương ứng với 1,65% trong tỷ trọng tiền gửi khách hàng, tăng so với năm 2016 là 2 tỉ đồng tương ứng 5,71%. Tiền gửi của kho bạc là 23 tỉ đồng, giảm 17 tỉ đồng so với năm 2016 tương ứng với 42,5%. Mặc dù luôn có
sự canh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trong công tác huy động vốn tại địa phương trong năm 2017 nhưng với uy tín và thương hiệu Agribank, việc áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt tại chi nhánh đã tiếp tục duy trì được sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định.
- Năm 2018, tiền gửi của khách hàng là 2.251 tỉ đồng tăng 10 tỉ dồng tương ứng với 0,45%, trong đó tiền gửi dân cư là 2.169 tỉ đồng tương ứng 96,36%, giảm so với năm 2017 là 12 tỉ đồng tương ứng 0,55%. Tiền gửi của TCKT năm 2018 là 55 tỉ đồng tương ứng với 2,44% trong tỷ trọng tiền gửi khách hàng, tăng so với năm 2017 là 18 tỉ đồng tương ứng 48,65%. Tiền gửi của kho bạc là 27 tỉ đồng, tăng 4 tỉ đồng so với năm 2017 tương ứng với 17,39%. Nguồn vốn huy động của chi nhánh trong năm 2018 đạt mức tăng trưởng khá thấp tuy nhiên trong năm 2018 chi nhánh cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như xây dựng lại trụ sở, sự sôi động của thị trường bất động sản tại địa bàn,… Ngoài ra, do trên địa bàn tỉnh có thêm nhiều sự xuất hiện của các hệ thống ngân hàng khác như ngân hàng Sacombank, Vietcombank, Vietinbank,… góp phần làm cho thị trường huy động vốn diễn ra sôi động hơn, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng ngày càng khốc liệt hơn.
- Trong sáu tháng đầu năm 2019, tiền gửi của khách hàng là 2.336 tỉ đồng tăng 85 tỉ dồng tương ứng với 3,78%, trong đó tiền gửi dân cư là 2.264 tỉ đồng tương ứng 97%. Tiền gửi của TCKT năm 2018 là 45 tỉ đồng tương ứng với 2% trong tỷ trọng tiền gửi khách hàng, tiền gửi của kho bạc là 27 tỉ đồng. Trước tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay giữa các NHTM, tuy nhiên tăng trưởng của nguồn vốn huy động trong 6 tháng đầu năm vẫn là khá tốt, đó là nỗ lực rất lớn của ban lãnh đào cùng với CBNV của chi nhánh.
Nhìn bảng 2.1 ta thấy, nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng trên 90% tổng nguồn, trong đó tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm đến hơn 70% tổng nguồn vốn, tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh trong các năm qua chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn chiếm tỷ trọng 7% tổng nguồn. Tuy nhiên, trong năm qua nguồn vốn này cũng có được sự cải thiện đáng kế, thời điểm cuối năm 2018 tăng 24 tỷ đồng tương đương tỷ lệ 17.02% so với năm 2017.
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Agribank Dĩ An từ năm 2016 – 06/2019 Đơn vị: Tỉ đồng Chỉ Tiêu 2016 2017 2018 06/2019 2017 so 2016 2018 so 2017 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % +, - (%) +, - (%) - Tổng nguồn vốn 1979 2,241 2,251 2336 262 13.2% 10 0.45%
+ Tiền gửi phân theo đối tượng 1979 100% 2,241 100% 2,251 100% 2336 100% 262 13.2% 10 0.45%
Tiền gửi dân cư 1904 96% 2,181 97% 2,169 96.4% 2264 97% 277 14.5% -12 -0.55%
Tiền gửi TCKT 35 2% 37 2% 55 2.4% 45 2% 2 5.7% 18 48.65%
Tiền gửi kho bạc 40 2% 23 1% 27 1.2% 27 1% -17 -42.5% 4 17.39% + Tiền gửi phân theo kỳ hạn 1979 100% 2,241 100% 2,251 100% 2336 100% 262 13.2% 10 0.45%
Tiền gửi không kỳ hạn 119 6% 141 6% 165 7.3% 147 6% 22 18.5% 24 17.02%
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 1411 71% 1,622 72% 1,589 70.6% 1651 71% 211 15.0% -33 -2.03%
Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 449 23% 478 21% 497 22.1% 538 23% 29 6.5% 19 3.97%
(Nguồn: Báo cáo quyết toán của Agrbank Dĩ An từ năm 2016 – 06/2019)
Tóm lại, dịch vụ huy động vốn của Chi nhánh ngân hàng Agribank chi nhánh Thị xã Dĩ An – Sóng Thần ngày càng ổn định. Mặc dù trong những năm qua, nền kinh tế có nhiều biến động song chi nhánh vẫn làm tốt công tác huy động nguồn vốn.
Huy động vốn trong năm 3 năm vẫn tăng, cho thấy Chi nhánh tiếp tục làm tốt công tác xây dựng thương hiệu, cũng cố lòng tin của khách hàng để tăng hiệu quả của dịch vụ huy động vốn
2.1.3.2. Dịch vụ tín dụng
Dịch vụ tín dụng là dịch vụ được cấp bằng tiền nhằm hình thành, bổ sung vốn lưu động thiếu hụt nhằm đáp ứng theo yêu cầu phát triển kinh tế của khách hàng. Tại ngân hàng Agribank chi nhánh Thị xã Dĩ An – Sóng Thần, dịch vụ tín dụng khá đa dạng, nhiều hình thức cho vay, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, và mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
Bảng 2.2 Tình hình tín dụng của Agribank Dĩ An từ năm 2016 – 06/2019
Đơn vị: tỉ đồng Chỉ Tiêu 2016 2017 2018 06/2019 So sánh 2017- 2018 So sánh 2017- 2018 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
- Dư nợ phân theo loại cho
vay 392.4 100 % 560.7 100 % 753.3 100 % 817 100 % 168.3 42.89% 192.6 34.35% Ngắn hạn 151.9 38.7 % 261.3 46.6 % 346 45.9 % 361 44.2 % 109.4 72.02% 84.7 32.41% Trung dài hạn 240.5 61.3 % 299.4 53.4 % 407.3 54.1 % 456 55.8 % 58.9 24.49% 107.9 36.04%
- Dư nợ theo TPKT 392.4 100 % 560.7 100 % 753.3 100 % 817 100 % 168.3 42.89% 192.6 34.35%
Dư nợ cho vay DN 59.1 15.1
% 112 20% 190
25.2
% 216
26.4
% 52.9 89.51% 78 69.64% Dư nợ cho vay HSX và cá
nhân 333.3 84.9 % 448.7 80% 563.3 74.8 % 601 73.6 % 115.4 34.62% 114.6 25.54% Nợ xấu 1.8 0.46 % 0.91 0.16 % 0.56 0.07 % 0.85 0.10 % -0.89 -0.49 -0.35 -38.46%
(Nguồn: Báo cáo quyết toán của Agrbank Dĩ An các năm 2016 – 06/2019)
Quy mô hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng của ngân hàng được phản ánh rõ qua chỉ tiêu dư nợ tín dụng trong bảng 2.2. Năm 2016, tổng dư nợ của ngân hàng là 392,4 tỉ đồng; năm 2017 thì tổng dư nợ của ngân hàng là 560,7 tỉ đồng, tức là tăng lên 168,3 tỉ đồng tương ứng tăng 42,89%. Năm 2018, tổng dư nợ 753,3 tỉ đồng tăng 192.6 tỉ đồng tương ững tăng 34,35%. Đến tháng 6/2019, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 817 tỷ đồng, tăng 63.7 tỷ đồng tương ứng với 8,46%.
Nhìn một cách tổng quát, hoạt động dịch vụ tín dụng của chi nhánh phát triển tốt. Điều này có nghĩa là chi nhánh ngân hàng đã có những giải pháp cho đầu ra, dư nợ cho vay hiệu quả, hiệu quả sử dụng vốn cao nên có thể nói hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gia tăng lên đáng kể. Mặc dù vậy, để không bị thua thiệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh, ngân hàng cần phải phát triển mạnh mẽ hơn hoạt động tín dụng phục vụ cho mọi thành phần kinh tế, để mở rộng quy mô hơn nữa, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian tới.
Cơ cấu dư nợ tín dụng
- Cơ cấu tín dụng xét theo thời hạn cho vay
Xét theo thời hạn cho vay, có hai loại tín dụng đó là tín dụng ngắn hạn với thời gian cho vay từ 1 năm trở xuống và cho vay trung, dài hạn với thời gian vay trên 1 năm. Qua bảng 2.2, chúng ta có thể thấy rõ được tỷ trọng về dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn như sau:
Năm 2016, tổng dư nợ là 392,4 tỉ đồng, trong đó dư nợ trung và dài hạn đạt 240,5 tỉ đồng tương ứng với 61,29 %, số còn lại là dư nợ ngắn hạn với 151,9 tỉ đồng ứng với 38,71%.
Năm 2017, tổng dư nợ là 560,7 tỉ đồng, trong đó dư nợ trung và dài hạn là 299,4 tỉ đồng tăng 58,9 ti đồng tương ứng tăng 24,49%; còn đối với dư nợ ngắn hạn đạt 261,3 tỉ đồng tăng 109,4 tỉ đồng tương ứng với tăng 72,02% so với năm 2016.
Năm 2018, tổng dư nợ là 753,3 tỉ đồng, trong đó dư nợ trung và dài hạn là 407,3 tỉ đồng tăng 107,9 ti đồng tương ứng tăng 36,04%.; còn đối với dư nợ ngắn hạn tăng 84,7 tỉ đồng tương ứng với tăng 32,41% so với năm 2017.
6 tháng đầu năm 2019, tổng dư nợ là 817 tỉ đồng, trong đó dư nợ trung và dài hạn là 456 tỉ đồng tăng 48,7 tỉ đồng tương ứng tăng 11,96%; còn đối với dư nợ ngắn hạn đạt 361 tỷ đồng, tăng 15 tỉ đồng tương ứng với tăng 4,34% so với năm 2018.
Qua bảng số liệu Bảng 2.2 cho thấy: Tỉ trọng dư nợ trung và dài hạn so với dư nợ ngắn hạn cân bằng dần qua các năm. Dư nợ trung và dài hạn chiếm tỉ trọng cao hơn dư nợ ngắn hạn. Dễ hiểu, vì khi các doanh nghiệp hay cá nhân vay vốn thì nguồn vốn đa phần là trong thời gian dài nhằm có khả năng thanh toán, trả nợ cho ngân hàng. Do vậy, dư nợ trung, dài hạn của ngân hàng chiếm tỷ trong cao trong tổng dư nợ.
- Cơ cấu tín dụng xét theo thành phần kinh tế
Nhìn vào bảng 2.2, ta có thể dễ dàng nhận thấy, đó là dư nợ cho vay hộ sản xuất (HSX) và cá nhân chiếm đa số trong tổng dư nợ. Năm 2016, dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân của ngân hàng là 333.3 tỉ đồng chiếm tỷ lệ 84,94%, còn lại là dư nợ cho vay doanh nghiệp với 59.1 tỉ đồng, chiếm 15,06%. Năm 2017, dư nợ cho
vay hộ sản xuất và cá nhân của ngân hàng là 448.7 tỉ đồng chiếm tỷ lệ 80,02%, tăng 115,4 tỉ đồng tương ứng tăng 34,62%; dư nợ cho vay DN tăng 52,9 tỉ đồng, tương ứng tăng 89,51%. Năm 2018, dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân đạt 563.3 tỉ đồng, tăng 114,6 tỉ đồng, tương ứng tăng 25,54%; dư nợ cho vay DN là 190 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 25,22%. Đến tháng 6/2019, dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân đạt 601 tỉ đồng, tăng 37,7 tỉ đồng, tương ứng tăng 6,69%; dư nợ cho vay DN là 216 tỉ đồng, tăng 26 tỷ đồng tương ứng tăng 13,68% so với năm 2018. Tín dụng của chi nhánh tập trung chủ yếu là dư nợ cho vay cá nhân, tỷ trọng tín dụng doanh nghiệp trong các năm qua có cải thiện nhưng vẫn còn thấp.
2.1.3.2. Dịch vụ thanh toán
Dịch vụ thanh toán của các ngân hàng ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ. Dịch vụ thanh toán của ngân hàng ngày càng đa dạng về hình thức và càng gần gũi với khách hàng hơn. Dịch vụ