Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 37)

7. Đóng góp của đề tài

1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam:

Các ngân hàng lớn trên thế giới đã tận dụng rất tốt những thế mạnh về mạng lưới, công nghệ hiện đại để áp dụng vào việc phát triển các sản phẩm huy động vốn nhằm thu hút khách hàng. Dựa trên việc xem xét, nghiên cứu những ưu điểm của các sản phẩm trên các NHTM có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng phù hợp với thực trạng hoạt động của từng ngân hàng.

Để tăng khả năng cạnh tranh các ngân hàng lớn hiện nay triển khai nhiều sản phẩm huy động tiền gửi có lãi suất huy động hấp dẫn, kết hợp với các ưu đãi như quà tặng, cơ hội trúng thưởng, tích lũy điểm thưởng khi sử dụng thẻ của ngân hàng mua hàng hóa và được qui đổi điểm thưởng thành hàng hóa hay dịch vụ khác. Các ngân hàng Việt Nam có thể áp dụng các hình thức ưu đãi này khi phát triển sản phẩm, đặc biệt là hình thức tích lũy điểm thưởng giúp ngân hàng kết hợp đồng thời giữa việc thu hút nguồn vốn, phát triển sản phẩm thanh toán và gia tăng nhu cầu chi tiêu của khách hàng là một biện pháp giúp khôi phục kinh tế.

Tuy nhiên các ngân hàng lớn trên thế giới cũng rất chú trọng việc cạnh tranh dựa trên chất lượng dịch vụ và uy tín. Một số ngân hàng lớn có mạng lưới giao dịch rộng khắp thế giớ đã tận dụng ưu thế này để phát triển các sản phẩm ưu đãi dành cho khách hàng như giảm phí dịch vụ quốc tế cho khách hàng đã có gửi tiền tại ngân hàng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng khi thực hiện giao dịch thanh toán tại các điểm giao dịch ở các quốc gia khác một cách đơn giản, nhanh chóng. Hiện tại các ngân hàng của Việt Nam chưa phát triển mạnh hệ thống các điểm giao dịch tại các quốc gia khác tuy nhiên đây là một hướng phát triển dịch vụ cần được xem xét trong giai đoạn sau này của các ngân hàng Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn có kinh nghiệm các ngân hàng trên thế giới có thể cung cấp cho khách hàng của ngân hàng những dịch vụ hỗ trợ và tư vấn về tài chính, đầu tư và lựa chọn những sản phẩm tiền gửi phù hợp với nhu cầu từng khách hàng. Bên cạnh phát triển các sản phẩm tiền gửi, việc xây dựng đội ngũ nhân viên và triển khai các dịch vụ tư vấn cũng sẽ là một chiến lược phát triển giúp thu hút khách hàng giao dịch gửi tiền.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Trong tất cả các hoạt động của ngân hàng, hoạt động huy động vốn có vị trí cực kì quan trọng vì tạo ra nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các dịch vụ như cấp tín dụng, thanh toán quốc tế và các hoạt động khác.

Chương 1 của luận văn đề cập đến những vấn đề cơ bản về huy động vốn, các hình thức huy động vốn của NHTM, các tiêu chí đánh giá chất lượng huy động vốn. Bên cạnh đó, chương 1 cũng trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng huy động vốn đồng thời đưa ra bài học kinh nghiệm từ các NHTM khác. Việc tìm hiểu các vấn đề trên làm tiền đề để phân tích thực trạng chất lượng huy động vốn tại Agribank Tiền Giang ở chương 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI

NHÁNH TIỀN GIANG

2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) CHI NHÁNH TIỀN GIANG 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Năm 1988, ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính Phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Năm 2003 với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 226/2003/QĐ/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính Phủ. Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực. Năm 2009, Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới

26/3/2009); vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính Phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công Thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500. Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của Agribank đạt xấp xỉ 470.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2008; tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tổng dư nợ nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 242.062 tỷ đồng.

Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Cũng trong năm 2011, Agribank được bình chọn là “Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất”, được Hiệp hội ngân hàng Việt Nam trao tặng Cúp “Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thẻ”, ghi nhận những thành tích, đóng góp xuất sắc của Agribank trong hoạt động phát triển thẻ nói riêng và thúc đẩy thanh toán không dung tiền mặt nói chung.

Trong năm 2012, Agribank được trao tặng các giải thưởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam – VNR500; doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; thương hiệu nổi tiếng ASEAN; ngân hàng có chất lượng thanh toán cao, ngân hàng thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.

Năm 2013, Agribank kỷ niệm 25 năm thành lập (26/3/1988 – 26/3/2013). Tại lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, Agribank vinh dự được đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, nhà nước trao tặng – Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Năm 2014, Agribank quyết liệt triển khai Đề án tái cơ cấu; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, quy trình nghiệp vụ; đồng thời công bố thay đổi Logo và sắp xếp lại

địa điểm làm việc. Cũng trong năm 2014, lần thứ 5 liên tiếp, Agribank là Ngân hàng Thương mại duy nhất thuộc TOP 10- VNR500.

Đến 31/12/2016, Agribank tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu các NHTM trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016 (VNR 500) với quy mô tổng tài sản cán mốc trên 01 triệu tỷ đồng, tăng trên 390 ngàn tỷ đồng so với thời điểm trước cơ cấu; nguồn vốn huy động 924 nghìn tỷ đồng , tăng 392 ngàn tỷ đồng so với thời điểm trước cơ cấu; tổng dư nợ tín dụng 795 nghìn tỷ đồng, tăng 327 nghìn tỷ đồng so với thời điểm trước cơ cấu, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 70%/tổng dư nợ cho vay của Agribank và 51% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này; nợ xấu 1,89% tại thời điểm 31/12/2016; hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp khác được củng cố; hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hoạt động ổn định, an toàn, có hiệu quả là nền tảng vững chắc cho phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích; vốn chủ sở hữu được bảo toàn, kinh doanh có lãi, nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ và tăng dần hằng năm; đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN.

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn năm 2012 – 2016 (Đơn vị tính: %, tỷ VNĐ) Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng tài sản 617.859 697.141 763.589 874.807 1.001.205 Vốn huy động 557.028 634.505 690.191 804.259 924.000 Tổng dƣ nợ cho vay 480.453 548.774 580.493 673.435 795.000 Tỷ trọng dƣ nợ CV nông nghiệp, nông thôn/ Tổng dƣ

nợ

70 71,4 74,3 71 70

2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang Chi nhánh Tiền Giang

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Agribank Tiền Giang được thành lập theo quyết định số 41/NH-QĐ, ngày 16/6/1988 của NHNN Việt Nam với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang. Ngày 22/12/1990, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 203/NH-QĐ chuyển ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang thành ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang. Với Quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày 15/10/1996 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang chuyển thành ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang. Từ 1 Hội sở và 6 chi nhánh sau nhiều lần tách, nhập đến nay có 27 điểm giao dịch (1 Hội sở Tỉnh, 11 chi nhánh loại 3 với 15 phòng giao dịch).

Từ một ngân hàng hoạt động trong thời kỳ bao cấp, Agribank Tiền Giang đã đứng vững trên thị trường kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trường và đến nay đã khẳng định vị thế của một NHTM mạnh tại tỉnh Tiền Giang.

Kể từ năm 2011 đến nay, từ một ngân hàng luôn thiếu vốn, nguồn vốn huy động của Agribank Tiền Giang đã tăng trưởng ổn định và luôn cao hơn dư nợ cho vay, điều này đã giúp cho đơn vị chủ động hơn trong việc tăng trưởng dư nợ.

2.1.2.2 Tổ chức bộ máy và mạng lƣới hoạt động

2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Từ một ngân hàng hoạt động trong thời kỳ bao cấp, Agribank Tiền Giang đã đứng vững trên thị trường kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trường và đến nay đã khẳng định vị thế của một NHTM mạnh tại tỉnh Tiền Giang.

Kể từ năm 2012 đến nay, từ một ngân hàng luôn thiếu vốn, nguồn vốn huy động của Agribank Tiền Giang đã tăng trưởng ổn định và luôn cao hơn dư nợ cho vay, điều này đã giúp cho đơn vị chủ động hơn trong việc tăng trưởng dư nợ.

Giám Đốc Các Phó Giám Đốc

Phòng Kế toán và Ngân quỹ Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Phòng Tổng hợp Phòng Kế hoạch nguồn vốn Phòng Điện toán Phòng Khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Phòng Dịch vụ và Marketing Các chi nhánh loại 2 Các phòng giao dịch

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Tiền Giang giai đoạn năm 2012 - 2016 (Đơn vị tính: %, tỷ VNĐ) Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng vốn huy động 7.360 8.258 10.059 11.702 14.301 Tổng dƣ nợ 5.720 6.739 7.431 8.469 9.735 Tỷ lệ nợ xấu 0,81% 0,85% 0,93% 0,29% 0,23%

Lợi nhuận sau thuế 229 237 304 344 302

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Tiền Giang)

Nguồn vốn huy động của Agribank Tiền Giang liên tục tăng qua các năm. Tính đến cuối năm 2016, tổng nguồn vốn huy động đạt 14.301 tỷ đồng, tăng 2.599 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 22,2% so với 31/12/2015, chiếm 29,74% thị phần vốn huy động của các TCTD trên địa bàn Tiền Giang. Đây là cơ sở vững chắc giúp Agribank Tiền Giang đảm bảo tốt thanh khoản, mở rộng quy mô tín dụng trên địa bàn.

Cùng với sự gia tăng của vốn huy động, tổng dư nợ cũng tăng trưởng qua các năm. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2016 tăng 14,95% so với năm 2015, đạt 9.735 tỷ đồng, chiếm 27,76% thị phần cho vay của tất cả ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Nguyên nhân tăng trưởng dư nợ chủ yếu là do Agribank Tiền Giang đã triển khai thực hiện tốt theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó, Agribank Tiền Giang có gói cho vay ưu đãi lãi suất đối với doanh nghiệp nên cũng góp phần làm tăng trưởng dư nợ.

Hiện nay, vấn đề nợ xấu luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM bởi những khó khăn chung của các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh làm tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Tuy nhiên, trong năm 2015 và 2016 tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể do Agribank Tiền Giang đã tăng cường bán nợ xấu cho VAMC. Do đó, tỷ lệ nợ xấu

luôn được khống chế qua các năm, luôn nhỏ hơn 1% đạt chỉ tiêu của Agribank Tiền Giang đề ra.

Agribank Tiền Giang từ khi thành lập đến nay luôn đạt kết quả kinh doanh tốt cả trong hoạt động huy động vốn lẫn hoạt động tín dụng. Agribank Tiền Giang luôn nổ lực và liên tiếp trong 5 năm từ 2012-2015 đều hoàn thành xuất sắc kế hoạch Trụ sở chính đề ra. Hàng năm, cụ thể là trong giai đoạn 2012-2016 Agribank đều nhận được danh hiệu “lá cờ đầu” trong thi đua giữa các NHTM trong địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ngân hàng Nhà nước phát động. Đặc biệt, trong liên tiếp 2 năm 2014, 2015Agribank Tiền Giang xuất sắc nhận danh hiệu “lá cờ đầu” của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Agribank Tiền Giang luôn thể hiện là một NHTM 100% vốn nhà nước giữ vững và phát huy vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính tiền tệ của địa bàn tỉnh Tiền Giang cũng như trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

2.2 CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TIỀN GIANG TIỀN GIANG

2.2.1 Tiền gửi thanh toán

Với tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại Agribank, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch gửi tiền, rút tiền hoặc chuyển khoản trên tài khoản tại tất cả các điểm giao dịch của Agribank trên toàn quốc mà không phụ thuộc vào nơi khách hàng mở tài khoản lần đầu. Với tiện ích “gửi một nơi, rút nhiều nơi” khách hàng thuận tiện trong việc lựa chọn địa điểm giao dịch và có thể an tâm giao dịch trên tài khoản của mình khi đi bất cứ nơi nào trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ thanh toán định kì, là việc Agribank thực hiện theo lệnh của khách hàng chuyển đến đơn vị thụ hưởng mở tại ngân hàng khác hoặc tại Agribank với số tiền cố định nhằm mục đích thanh toán cho các khoản định kì như điện, nước, điện thoại…Với tiện ích này, khách hàng chỉ đặt lệnh giao dịch 1 lần và không phải tốn kém thời gian đi đến địa điểm giao dịch của Agribank. Đối với khách hàng là tổ chức, Agribank cung cấp dịch vụ thanh toán

Ngoài ra, khách hàng có thể sử dụng quá số dư của mình thông qua dịch vụ thấu chi tài khoản. Căn cứ vào thu nhập và uy tín của khách hàng, Agribank sẽ cung cấp cho khách hàng một hạn mức thấu chi phù hợp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhất thời.

2.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn

Có nhiều kì hạn để khách hàng lựa chọn với mức lãi suất hấp dẫn bao gồm các kì hạn từ 1 tháng đến 36 tháng tùy theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)