7. Đóng góp của đề tài
2.5.2 Những tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những thành tựu mà Agribank Tiền Giang đã đạt được thì vẫn còn những tồn tại sau:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế so với nhu cầu hiện đại hóa của ngân hàng trong khu vực và trên thế giới trong tương lai, đường truyền internet đôi lúc quá tải khiến hệ thống giao dịch qua mạng máy tính bị chậm gây ảnh hưởng đến công tác giao dịch với khách hàng.
- Các sản phẩm tiền gửi của Agribank chưa đa dạng, phong phú lắm, chưa cạnh tranh bằng các NHTM khác trên địa bàn. Điều này làm giảm khả năng thu hút khách hàng mới do tâm lý khách hàng thường so sánh những tiện ích mang lại từ các NHTM khác.
- Lãi suất của Agribank chưa cạnh tranh bằng các NHTM khác nên trong công tác huy động vốn từ các khách hàng mới gặp không ít khó khăn.
- Chính sách Marketing của Agribank còn hạn chế so với các NHTM khác trên địa bàn, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc sụt giảm thị phần của Agribank trong những năm gần đây.
- Agribank chưa chú trọng đặc biệt đến công tác đào tạo nhân lực, chưa thật sự chú trọng đến một số kỹ năng như giao tiếp, chăm sóc khách hàng của nhân viên. Do đó, trong quá trình khảo sát ý kiến khách hàng, đã có một số khách hàng đánh giá dịch vụ chăm sóc khách hàng của Agribank chưa tốt.
Nhìn chung, Agribank Tiền Giang vẫn chưa đưa ra được một chương trình hành động cụ thể trong công tác huy động vốn: chưa có tiêu chí phân loại khách hàng, kế hoạch marketing sản phẩm, chương trình chăm sóc khách hàng… Đội ngũ cán bộ làm công tác huy động vốn tuy đã được đào tạo căn bản song còn yếu trong khả năng giao tiếp cũng như trình độ của cán bộ chưa thực sự toàn diện mang tính chất chuyên môn khá cao trong lĩnh vực gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác huy động vốn.
2.5.3 Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan.
- Hiện tại Agribank đang đầu tư mạnh vào mảng dịch vụ huy động vốn cá nhân nên đã bỏ sót những mảng dịch vụ khách cần quan tâm hơn như doanh nghiệp… Trung tâm dịch vụ khách hàng còn khá mới mẻ nên chưa đạt được kết quả cụ thể và có tác động tốt đến chiến lược phát triển của Agribank. Do vậy, chất lượng dịch vụ chưa được giám sát tốt và cải tiến đồng bộ trên toàn hệ thống.
- Việc thu nhập thông tin diễn biến lãi suất, nhu cầu người gửi tiền của cán bộ làm công tác huy động vốn dân cư còn thụ động. Hầu hết các khách hàng có nhu cầu mở
và sử dụng tài khoản tiền gửi đều tự tìm đến ngân hàng, cán bộ huy động vốn chưa thực sự tìm hiểu sâu sát các nhu cầu từng khách hàng cũng như chưa chủ động lôi cuốn khách hàng về giao dịch tại Chi nhánh.
Nguyên nhân khách quan
- Bên cạnh những nguyên nhân từ bản thân Agribank, thì một phần khác cũng do các yếu tố bên ngoài tác động, hoạt động kinh doanh của Agribank đặt trong bối cảnh cạnh tranh rất gay gắt, việc tìm kiếm thị phần nguồn vốn có chi phí thấp không phải là dễ dàng.
- Ngoài ra, điều kiện kinh tế của Việt Nam chưa phát triển, thu nhập dân cư nhìn chung còn thấp, chỉ đủ cho tiêu dùng nên tích lũy chưa cao. Vả lại, người Việt Nam có thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán nên muốn thay đổi thói quen này cần trải qua thời gian dài.
- Thói quen dùng tiền mặt của người dân làm cho việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế gặp khó khăn, phần lớn người dân ít mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng. Những hiểu biết của người dân về hoạt động ngân hàng còn hạn chế nên một bộ phận dân cư còn dè dặt khi gửi tiền vào ngân hàng. Do đó phần nào làm hạn chế khả năng huy động vốn của ngân hàng.
- Hệ thống luật pháp còn chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ và nhất quán, chưa theo kịp với thực tế đầy sinh động trong hoạt động kinh tế, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập kinh tế ngân hàng. Văn bản của NHNN vừa mới ban hành trong thời gian ngắn đã phải sửa đổi, bổ sung. Tính thiếu minh bạch của thông tin, đặc biệt là các quy định về tài chính, kế toán, hợp đồng lao động, hợp đồng tín dụng và các chế tài kinh tế khác gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng, nhất là khi khả năng thực thi của pháp luật còn chưa cao.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chương 2 luận văn đã phân tích thực trang công tác huy động vốn tại Agribank Tiền Giang trong giai đoạn từ năm 2012-2016, bao gồm: tổng quan về Agribank, các hình thức huy động vốn đang được triển khai, phân tích về quy mô và chất lượng dịch vụ huy động vốn, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động huy động vốn tại Agribank Tiền Giang.
Ngoài ra, trong chương 2 luận văn cũng đưa ra những kết quả đạt được trong thời gian qua của hoạt động huy động vốn, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
Những nội dung được nghiên cứu trong chương 2 góp phần làm nền tảng cần thiết cho việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp trong chương 3 tiếp theo sau để tiến tới mục tiêu phát triển hoạt động huy động vốn cho Agribank Tiền Giang trong thời gian tới.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM CHI NHÁNH TIỀN GIANG