7. Đóng góp của đề tài
2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Từ một ngân hàng hoạt động trong thời kỳ bao cấp, Agribank Tiền Giang đã đứng vững trên thị trường kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trường và đến nay đã khẳng định vị thế của một NHTM mạnh tại tỉnh Tiền Giang.
Kể từ năm 2012 đến nay, từ một ngân hàng luôn thiếu vốn, nguồn vốn huy động của Agribank Tiền Giang đã tăng trưởng ổn định và luôn cao hơn dư nợ cho vay, điều này đã giúp cho đơn vị chủ động hơn trong việc tăng trưởng dư nợ.
Giám Đốc Các Phó Giám Đốc
Phòng Kế toán và Ngân quỹ Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Phòng Tổng hợp Phòng Kế hoạch nguồn vốn Phòng Điện toán Phòng Khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Phòng Dịch vụ và Marketing Các chi nhánh loại 2 Các phòng giao dịch
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Tiền Giang giai đoạn năm 2012 - 2016 (Đơn vị tính: %, tỷ VNĐ) Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng vốn huy động 7.360 8.258 10.059 11.702 14.301 Tổng dƣ nợ 5.720 6.739 7.431 8.469 9.735 Tỷ lệ nợ xấu 0,81% 0,85% 0,93% 0,29% 0,23%
Lợi nhuận sau thuế 229 237 304 344 302
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Tiền Giang)
Nguồn vốn huy động của Agribank Tiền Giang liên tục tăng qua các năm. Tính đến cuối năm 2016, tổng nguồn vốn huy động đạt 14.301 tỷ đồng, tăng 2.599 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 22,2% so với 31/12/2015, chiếm 29,74% thị phần vốn huy động của các TCTD trên địa bàn Tiền Giang. Đây là cơ sở vững chắc giúp Agribank Tiền Giang đảm bảo tốt thanh khoản, mở rộng quy mô tín dụng trên địa bàn.
Cùng với sự gia tăng của vốn huy động, tổng dư nợ cũng tăng trưởng qua các năm. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2016 tăng 14,95% so với năm 2015, đạt 9.735 tỷ đồng, chiếm 27,76% thị phần cho vay của tất cả ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Nguyên nhân tăng trưởng dư nợ chủ yếu là do Agribank Tiền Giang đã triển khai thực hiện tốt theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó, Agribank Tiền Giang có gói cho vay ưu đãi lãi suất đối với doanh nghiệp nên cũng góp phần làm tăng trưởng dư nợ.
Hiện nay, vấn đề nợ xấu luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM bởi những khó khăn chung của các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh làm tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Tuy nhiên, trong năm 2015 và 2016 tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể do Agribank Tiền Giang đã tăng cường bán nợ xấu cho VAMC. Do đó, tỷ lệ nợ xấu
luôn được khống chế qua các năm, luôn nhỏ hơn 1% đạt chỉ tiêu của Agribank Tiền Giang đề ra.