7. Đóng góp của đề tài
3.3 Các giải pháp hỗ trợ
3.3.1 Đối với Chính phủ
Để ổn định hoạt động thị trường tiền tệ, giúp hoạt động của các ngân hàng lành mạnh, huy động được nguồn vốn trong xã hội, Chính phủ cần có các chính sách phù hợp, kịp thời để hỗ trợ NHTM hoạt động ổn định, an toàn và phát triển bền vững. Cụ thể:
-Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô
-Kiểm soát lạm phát: sự tăng mạnh và kéo dài của lạm phát sẽ làm cho các NHTM gặp khó khăn trong huy động vốn. Việc kiểm soát lạm phát ở mức hợp lí đảm bảo lãi suất thực dương giúp NHTM dễ dàng huy động vốn từ các thành phần kinh tế. -Duy trì sự ổn định, tăng trưởng kinh tế: vai trò của Chính phủ trong việc duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô đặc biệt quan trọng góp phần củng cố niềm tin, ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của hệ thống tài chính nói chung và hoạt động của NHTM nói riêng.
-Hoàn thiện môi trường pháp lí
Để tạo điểu kiện cho hệ thống NHTM Việt Nam phát triển đúng hướng, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Chính phủ cần tập trung chỉ đạo:
• Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế các giải pháp, các văn bản pháp qui phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.
• Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện nhất quán đồng bộ với các bộ luật khác có liên quan tạo ra tính đồng bộ và hoàn chỉnh của hệ thống tiền tệ ngân hàng nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và ứng dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng.
• Xem xét cho các doanh nghiệp nhỏ mang tính chất gia đình không nhất thiết phải có chữ kí kế toán trưởng trên chứng từ.
• Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Triển khai đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011- 2015, tiếp theo các chỉ thị 20/2007-CT-TTg về chi lương cho đối tượng hưởng lương ngân sách qua ngân hàng, Chính phủ cần ban hành tiếp các chỉ thị trong đó triển khai chi lương qua thẻ ATM đến các đơn vị, tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Ban hành các qui định hạn chế dùng tiền mặt trong các giao dịch như: đóng thuế, phí, lệ phí, tiền điên, tiền nước…
Tăng cường phổ biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội về lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt.
Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt bằng các ưu đãi về thuế, phí trong thanh toán.
3.3.2 Đối với NHNN
-Về điều hành giải pháp tiền tệ: NHNN phối hợp hài hòa giữa giải pháp tiền tệ và giải pháp tài khóa để đảm bảo kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo hoạt động ngân hàng.
-Phát triển thị trường liên ngân hàng: NHNN cần có giải pháp thúc đẩy, hoàn thiện và phát triển thị trường liên ngân hàng phục vụ cho việc điều chuyển, vay vốn giữa các NHTM.
-NHNN cần theo dõi và dự báo kịp thời diễn biến kinh tế vĩ mô, diễn biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế để kịp thời chỉ đạo, điều hành hoạt động ngân hàng.
-Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các ngân hàng để nâng cao tính hiệu quả và minh bạch cho hoạt động ngân hàng, có ngay những biện pháp và phản ứng kịp thời nhằm ổn định thị trường và tâm lí người dân tạo sân chơi lành mạnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng.
3.3.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
-Xây dựng giải pháp huy động nguồn vốn đúng với cơ chế, giải pháp của Nhà nước, phù hợp với diễn biến của thị trường, nhu cầu của khách hàng và định hướng chiến lược kinh doanh của Agribank.
-Thực hiện cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt tạo quyền tự chủ cho chi nhánh. Ban hành các văn bản chỉ đạo chung cho toàn hệ thống nhằm hướng dẫn các chi nhánh qui định các mức lãi suất phù hợp với kinh tế vĩ mô nhằm tránh rủi ro về lãi suất. -Xây dựng nhiều giải pháp ưu đãi, thu hút khách hàng.
-Xây dựng và giao kế hoạch nguồn vốn phải phù hợp với cơ hội và nguồn lực sẵn có của hệ thống đảm bảo cân đối hài hòa giữa huy động và sử dụng vốn.
-Đánh giá phân loại các sản phẩm HĐV hiện có của Agribank , những sản phẩm nào còn thiếu so với thị trường trên cơ sở đó đề xuất hạn chế hoặc loại bỏ những sản phẩm không hiệu quả, phát triển những sản phẩm mới có tính cạnh tranh, phù hợp với lãi suất khách hàng mang lại lợi ích.
-Đối với sản phẩm tiết kiệm có kì hạn cho phép tính lãi theo lãi suất có kì hạn nếu ngày đến hạn rơi vào ngày nghỉ.
-Phân đoạn khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng khách hàng, có chính sách khuyến mãi phù hợp từng phân đoạn khách hàng.
-Phát triển dịch vụ Internet Banking có chức năng tra cứu ngày đến hạn, lãi suất của tài khoản tiết kiệm.
-Rà soát lại qui trình, thủ tục, chứng từ giao dịch gửi tiết kiệm để có chỉnh sửa kịp thời đảm bảo ít mất thời gian cho khách hàng.
-Đối với sản phẩm tiền gửi dự thưởng cần thiết kế in mã số dự thưởng trực tiếp trên sổ tiết kiệm hoặc chứng chỉ tiền gửi dự thưởng từ hệ thống khỏi in phiếu dự thưởng riêng như hiện nay. Ngoài ra, bổ sung các hình thức khuyến mại khác như quay số điện tử, thẻ cào trúng thưởng như các NHTM khác đang áp dụng.
-Xây dựng các chương tình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng trên phạm vi toàn quốc, phù hợp với hoạt động của Agribank.
-Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo về chương trình IPCAS, các nghiệp vụ về HĐV, các kĩ năng mềm cho cán bộ trong công tác HĐV, marketing và dịch vụ khách hàng. Nâng cao kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đàm phán và khả năng thuyết phục cho cán bộ. Đưa văn hóa doanh nghiệp trong nội dung đào tạo. Đổi mới phong cách giao dịch để lại hình ảnh tốt đẹp, chuyên nghiệp tạo dựng lòng tin khách hàng. Định kì tổ chức thi cán bộ giỏi về HĐV, giỏi về giao dịch với khách hàng, giỏi về kiểm đếm tiền.
-Nâng cấp hệ thống mạng, đường truyền, tăng tốc độ xử lí máy chủ đảm bảo giao dịch nhanh chóng, tránh tình trạng treo máy để khách hàng chờ lâu gây phiền lòng khách hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển hoạt động huy động vốn trong chương 1, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ huy động vốn tại Agribank - CN Tiền Giang trong chương 2, chương 3 nêu ra những định hướng phát triển chung của Agribank, chỉ tiêu đặt ra cho hoạt động huy động vốn của Agribank - CN Tiền Giang trong năm 2017. Từ đó, tác giả đề ra các nhóm giải pháp bao gồm: các giải pháp chung cho Agribank - CN Tiền Giang như xây dựng chiến lược khách hàng cụ thể, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư phát triển công nghệ thông tin, tăng cường công tác chăm sóc khách hàng và giải pháp riêng đối với dịch vụ huy động vốn. Bên cạnh đó, cũng đưa ra những kiến nghị giải pháp với Hội sở Agribank, với Chính phủ và NHNN để hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ huy động vốn không những của Agribank - CN Tiền Giang nói riêng mà còn đối với toàn hệ thống ngân hàng nói chung.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống NHTM trên cả nước, ngày càng có nhiều ngân hàng mở chi nhánh tại Tiền Giang bởi tỉnh Tiền Giang là một thị trường đầy tiềm năng với vị trí cách Tp.HCM khoảng 80km, giao thông ngày càng thuận lợi và đời sống người dân ngày càng cải thiện. Việc thu hút được lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, tạo nguồn lực để ngân hàng mở rộng kinh doanh, đầu tư sinh lời.
Trên cơ sở phân tích thực trạng huy động vốn tại Agribank Tiền Giang, luận văn đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn nhằm thu hút tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, phát huy vị thế vững chắc của Agribank Tiền Giang tại tỉnh Tiền Giang nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp của ngành ngân hàng nói riêng và kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung.
Chuyên đề trên đây đã đạt được những kết quả sau:
Bằng lý luận đã làm rõ hình thức huy động vốn của NHTM, các tiêu thức đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM. Phân tích thực trạng để thấy những kết quả đạt được, những tồn tại và
nguyên nhân của những tồn tại đó.
Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác huy động vốn tại Agribank - CN Tiền Giang.
Với chuyên đề này em mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung Agribank CN Tiền Giang nói riêng. Đây là một vấn đề khá rộng trong khi khả năng nhận thức, lý luận của bản thân còn hạn chế vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót cần hoàn thiện, bổ sung. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các cô chú cán bộ Agribank - CN Tiền Giang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đăng Dờn chủ biên (1997), Tiền tệ Ngân Hàng, Nhà Xuất Bản Tp.HCM
[2] Trần Huy Hoàng chủ biên (2011), Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại, Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội
[3] TS. Lê Thị Tuyết Hoa, PGS. TS. Nguyễn Thị Nhung (2011), Giáo trình Tiền tệ ngân hàng, NXB Phương Đông
[4] PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2009), Tiền tệ ngân hàng, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM
[5] PGS.TS Trần Huy Hoàng (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động – xã hội TPHCM
[6] TS Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê
[7] Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, Báo cáo thường niên 2012 – 2016
[8] Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, Báo cáo tài chính 2012 - 2016
[9] Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang, Báo cáo tình hình hoạt động của Agribank Tiền Giang trong 5 năm 2012- 2016
[10] Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang, Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2012-2016
TRANG WEB
[11] http://www.sbv.gov.vn Luật số 47/2010/QH12, Luật các tổ chức tín dụng ngày 16/06/2010 tại chương 1, điều 4, khoản 12 và 15.
[12] http://www.agribank.com.vn Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
[13] http://www.hsbc.com.vn Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam [14] http://www.bankofamerica.com Ngân hàng Bank of America
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TẠI AGRIBANK – CN TIỀN GIANG
Kính chào quý khách hàng!
Tôi là học viên cao học khóa 17 – Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM. Hiện tôi đang tiến hành khảo sát về chất lượng dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang (Agribank – CN Tiền Giang). Tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của Quý khách hàng qua bảng khảo sát dưới đây:
1. Quý khách đã và đang sử dụng sản phẩm dịch vụ huy động vốn của Agribank Tiền Giang chưa?
☐ Có ☐ Chưa
2. Trường hợp Quý khách đã sử dụng các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn của Agribank - CN Tiền Giang, Quý khách đánh giá như thế nào?
Hài lòng Bình thƣờng
Chƣa hài lòng
Tiền gửi, tiết kiệm Dịch vụ kiều hối Dịch vụ chuyển tiền
Dịch vụ Ngân hàng điện tử
(SMS Banking, Internet
Banking, Mobile Banking) Khác
3. Quý khách vui lòng cho biết đánh giá về sản phẩm chất lượng dịch vụ khi giao dịch tại Agribank
Hài lòng Bình thƣờng
Chƣa hài lòng
Agribank Tiền Giang có cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị máy móc hiện đại
Không gian giao dịch sạch sẽ thoáng mát
Các điểm giao dịch được thiết kế bắt mắt, dễ nhận biết Phong cách phục vụ của nhân viên tốt
Nhân viên chuyên nghiệp, tư vấn rõ ràng, thực hiện giao dịch chính xác
Thủ tục đơn giản nhanh chóng, thời gian giao dịch nhanh Nhân viên bảo vệ nhiệt tình Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo
Lãi suất cạnh tranh Chi phí giao dịch hợp lý Khách hàng cảm thấy an tâm khi gửi tiền tại Agribank Tiền Giang
4. Quý khách đánh giá chung về sản phẩm, chất lượng dịch vụ huy động vốn của Agribank – CN Tiền Giang như thế nào?
☐ Hài lòng
☐ Bình thường
☐ Chưa hài lòng