Mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam đến năm 2020 (Trang 33 - 35)

Phương pháp sử dụng mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ của Thompson và Strickland nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty thông qua ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ. Các bước cụ thể xây dựng ma trận này như sau:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của công ty trong một ngành kinh doanh. Đây là các yếu tố bên trong của công ty, không bao hàm các yếu tố môi trường bên ngoài. Các yếu tố quan trọng nhất có thể liệt kê như sau:

- Năng lực tài chính;

- Năng lực quản trị điều hành; - Năng lực nguồn nhân lực; - Năng lực huy động vốn; - Năng lực phát triển sản phẩm; - Năng lực marketing;

- Năng lực chất lượng dịch vụ; - Năng lực cho vay;

- Năng lực cạnh tranh lãi suất; - Năng lực uy tín, thương hiệu; - Năng lực phục vụ;

- Năng lực công nghệ; - Năng lực đáp ứng;

Bước 2: Xác định tầm quan trọng của các yếu tố đối với ngành bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất). Trọng số này cho thấy tầm quan trọng tương đối của các yếu tố đó với thành công của các công ty trong ngành.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 5 cho mỗi yếu tố đại diện , từ yếu nhất (1 điểm) đến mạnh nhất (5 điểm). Đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh từng yếu tố của công ty so với các đối thủ trong ngành.

Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng.

Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa vào ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần năng lực cạnh tranh của công ty. Tổng số điểm này phản ánh năng lực cạnh tranh tuyệt đối của công ty.

Nếu tổng số điểm của toàn bộ các yếu tố được đưa vào ma trận từ 3 trở lên, thì công ty có năng lực cạnh tranh tuyệt đối trên mức trung bình. Ngược lại tổng số điểm trên ma trận <3 thì năng lực cạnh tranh tuyệt đối của công ty thấp hơn mức trung bình. (Phan Minh Hoạt 2007)

Nguồn: Vận dụng phương pháp Thompson – Strickland đánh giá so sánh tổng thể năng lực cạnh tranh của công ty.1

Qua mô hình này giúp công ty đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình trong mối tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu, từ đó tìm ra được những lợi thế cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty. Phương pháp này cho phép xác định được yếu tố năng lực cạnh tranh nào cần được duy trì, cần củng cố thêm, xây dựng thêm, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam đến năm 2020 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)