Kinh nghiệm từ các ngân hàng ở Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam đến năm 2020 (Trang 40)

Các ngân hàng Thái Lan đã đầu tư công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất của thế giới để không bị lạc hậu theo thời gian, đầu tư phát triển mạng lưới ATM, POS và điểm giao dịch. Thuê các chuyên gia hàng đầu thế giới về công nghệ ngân hàng,

dịch vụ ngân hàng và marketing để thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bán lẻ của mình, nên đã đạt được những kết quả khả quan. Theo ngân hàng trung ương Thái Lan tính đến quý 1/2007, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi tín dụng (phần lớn thu từ dịch vụ ngân hàng) trên lãi tín dụng của 13 ngân hàng thương mại hàng đầu đạt 33-35%. Riêng với thị trường thẻ, đến cuối tháng 4/2007 số thẻ tín dụng mà các ngân hàng thương mại Thái Lan phát hành có thể đã tăng lên tới 8 triệu thẻ, đó là chưa kể việc lưu hành nhiều thẻ tín dụng cá nhân nội bộ các ngân hàng.

Lợi ích mang lại cho các ngân hàng thương mại tại Thái Lan từ các nghiệp vụ trên không ngừng tăng nhanh. Thu nhập từ thẻ tín dụng và ATM cũng nhưng những dịch vụ ngân hàng điện tử khách chiếm phần đáng kể trong cơ cấu thu nhập ngoài lãi tín dụng. Thu nhập từ thẻ tín dụng ước tính mang lại cho các ngân hàng Thái Lan khoảng 200 triệu USD trong năm 2002 và 260 triệu USD năm 2004. Doanh thu đó có tỷ lệ quan trọng từ các loại thẻ quốc tế do du khách nước ngoài chi tiêu, rút tiền mặt tại ngân hàng Thái Lan.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các tiêu chí đánh giá, các yếu tố tác động đến năng lực canh tranh của các NHTM. Có nhiều quan điểm về năng lực cạnh tranh, tuy nhiên hiện nay quan điểm của Michael Porter là có ảnh hưởng nhất. Những luận điểm nổi bậc nhất của ông là sử dụng mô hình kim cương để phân tích cạnh tranh.

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM cũng như công ty, trên thế giới hiện nay áp dụng nhiều mô hình, trong đó phổ biến nhất là mô hình SWOT, mô hình của Michael Porter, mô hình hình ảnh cạnh tranh, và mô hình các yếu tô bên trong do Thompson – Strickland đề xuất. Phương pháp Thompson – Strickland được xem là phù hợp với điều kiện nghiên cứu luận văn này nên được tác giả lựa chọn. Mô hình này không đòi hỏi nắm rõ thông tin về đối thủ, mà chỉ cần cái nhìn tổng quan về tình hình cạnh tranh trên thị trường và hiểu rõ bản thân của công ty được chọn làm đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này phù hợp với điều kiện khi mà người nghiên cứu khó có thể thu thập được đầy đủ thông tin về đối thủ cạnh tranh của NHTM tại Việt Nam và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Chương 1 cũng trình bày những bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM ở một số quốc gia như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan. Qua đó làm tiền đề để đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM ở Việt Nam ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1 Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của BIDV

Giai đoạn 1957 – 1980 : Ngân hàng được thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài Chính. Sự ra đời của ngân hàng gắn liền với nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao lúc bấy giờ là cấp phát và quản lý vốn Ngân sách đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm khôi phục kinh tế miền Bắc sau khi hoà bình lập lại.

Giai đoạn 1981 – 1989 : Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhiệm vụ chính thời kỳ này là cấp phát, cho vay và quản lý vốn ngân sách cho tất cả lĩnh vực kinh tế.

Giai đoạn 1990 – 1994 : Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này lớn hơn trước gấp bội cả về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định đã hình thành trong nền kinh tế.

Giai đoạn 1995 – 2000 : Chuyển nhiệm vụ cấp phát vốn về Tổng Cục Đầu tư Phát triển và thực hiện chức năng của một NHTM đa ngành nghề; khẳng định được vị trí NHTM hàng đầu của Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hóa với danh hiệu Đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới

Giai đoạn từ năm 2001 đến nay : Là NHTM đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ ISO 9001:2000. Là Ngân hàng đầu tiên được xếp hạng tín nhiệm chính thức bởi tổ chức định hạng nổi tiếng quốc tế Moody’s, qua đó khẳng định vai trò tiên phong đi đầu trong việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Và hiện nay BIDV đang tiếp tục triển khai Đề án cơ cấu lại và Dự án hiện đại hoá Ngân hàng do WB tài trợ với mục tiêu phát triển thành một tập đoàn Tài chính - Ngân hàng đa năng, hoạt động ngang tầm với các Ngân hàng trong khu vực vào năm 2010.

2.2 Tình hình hoạt động của BIDV từ khi chuyển đổi hoạt động thành ngân hàn thương mại

2.2.1 Giai đoạn 1995 – 2000

Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên kết quả hoạt động giai đoạn 10 năm đổi mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam rất khả quan, được thể hiện trên các mặt sau:

Một là, tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển. BIDV đã chủ động, sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thức huy động nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Ngoài các hình thức huy động vốn trong nước, BIDV còn huy động vốn ngoài n- ước, tranh thủ tối đa nguồn vốn nước ngoài thông qua nhiều hình thức vay vốn khác nhau như vay thương mại, vay hợp vốn, vay qua các hạn mức thanh toán, vay theo các hiệp định thương mại, vay hợp vốn dài hạn, vay tài trợ xuất nhập khẩu, đồng tài trợ và bảo lãnh... Nhờ việc đa phương hoá, đa dạng hoá các hình thức, biện pháp huy động vốn trong nước và ngoài nước nên nguồn vốn của BIDV huy động được dành cho đầu tư phát triển ngày càng lớn.

Hai là, phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Mười năm đổi mới cũng là 10 năm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nỗ lực cao nhất phục vụ cho đầu tư phát triển. Với nguồn vốn huy động được thông qua nhiều hình thức, BIDV đã tập trung đầu tư cho những chương trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như: Ngành điện lực, Bưu chính viễn thông, Các khu công nghiệp... với doanh số cho vay đạt 35.000 tỷ. Nguồn vốn tín dụng của BIDV đã góp phần tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, năng lực sản xuất của các ngành.

Ba là, hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Lào, BIDV đã nỗ lực phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương Lào nhanh chóng thành lập Ngân hàng liên doanh Lào - Việt với mục tiêu "góp phần phát triển nền kinh tế của Lào, góp phần phát triển hệ thống

nước và qua đó để góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa hai nước.

Năm 1998, thực hiện chỉ thị của Chính phủ và của Thống đốc NHNN về việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và thu hồi nợ vay của Ngân hàng TMCP Nam Đô, Ban xử lý nợ Nam Đô của BIDV đã được thành lập và tích cực thu hồi nợ, xử lý tài sản của Ngân hàng TMCP Nam Đô. BIDV cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao về khắc phục lũ lụt, cho vay thu mua tạm trữ lương thực, hỗ trợ cà phê...

Bốn là, kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn này, nhất là từ năm 1996, BIDV đã hoạch định chiến l- ược phát triển vừa nỗ lực cao nhất phục vụ đầu tư phát triển, vừa tập trung nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng và hình thành các sản phẩm, dịch vụ mới, từng bước xoá thế “độc canh tín dụng” trong hoạt động ngân hàng. Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ như thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối… từng bước điều chỉnh cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ và kinh doanh tiền tệ liên ngân hàng.

Năm là, hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống. Vai trò lãnh đạo của Đảng được phát huy mạnh mẽ tại Hội sở chính và các đơn vị thành viên trong việc định hướng mục tiêu hoạt động, đề ra giải pháp thực hiện. Chỉ đạo điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng ở mỗi cấp điều hành, vì vậy đã phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo cũng như tinh thần trách nhiệm cao của từng tập thể và cá nhân trong quản trị điều hành toàn hệ thống. Công tác quản trị điều hành, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, phát triển công nghệ bao gồm nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm đã có, tiếp nhận chuyển giao công nghệ để dựa vào sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mới và triển khai có kết quả theo tiến độ dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng tiếp tục được thực hiện có kết quả.

Sáu là, xây dựng ngành vững mạnh. Từ chỗ chỉ có 11 chi nhánh và 200 cán bộ khi mới thành lập, trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, sát nhập, chia

tách, BIDV đã tiến một bước dài trong quá trình phát triển, tự hoàn thiện mình. Đặc biệt trong 10 năm đổi mới và nhất là từ 1996 đến nay cơ cấu tổ chức và quản lý, mạng lưới hoạt động đã phát triển mạnh mẽ phù hợp với mô hình Tổng công ty Nhà nước.

Bảy là, đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh. Trong 10 năm đổi mới, BIDV đã có bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ từ không đến có, từ thủ công đến hiện đại. Công nghệ tin học được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, huy động vốn, quản lý tín dụng, kinh doanh tiền tệ và quản trị điều hành. Các sản phẩm mới như Home Banking, ATM… được thử nghiệm và thu được kết quả khả quan. Những tiến bộ về công nghệ ngân hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả và sự phát triển của BIDV.

2.2.2 Giai đoạn 2000 – 2012

Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng thể hiện trên một số bình diện sau đây:

Một là, quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao. BIDV luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an tòan và hiệu quả, giai đoạn 2006 – 2010, Tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng bình quân 24%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm và lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 45%/năm.

Hai là, cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn. BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BIDV cũng tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn. BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng.

Ba là, lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt. BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Từ 1996, BIDV liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo. Bắt đầu từ năm 2006, BIDV là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định hạng hàng đầu thế giới Moody’s thực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia. Cũng trong năm 2006, với sự tư vấn của Earns & Young, BIDV trở thành Ngân hàng thương mại tiên phong triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493 phù hợp với chuẩn mực quốc tế và được NHNN công nhận.

Bốn là, đầu tư phát triển công nghệ thông tin. Nhận thức công nghệ thông tin là nền tảng cho hoạt động của một ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh cạnh tranh của BIDV trên thị trường, BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến; phát triển các hệ thống công nghệ thông tin như: ATM, POS, Contact Center; Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng các hệ thống: giám sát tài nguyên mạng; mạng định hướng theo dịch vụ (SONA); kiểm soát truy nhập máy trạm; Tăng cường công tác xử lý thông tin phục vụ quản trị điều hành ngân hàng MIS, CRM.

Năm là, hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại. Một trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn này là: củng cố và phát triển mô hình tổ chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án cổ phần hoá.

Sáu là, đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm. Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, tương xứng với tầm vóc, quy mô và vị thế hoạt động của ngân hàng, trong năm 2009, BIDV đã đưa vào sử dụng tháp văn phòng hạng A theo tiêu chuẩn quốc tế - BIDV Tower - tại 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà nội.

Với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạt động, là cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thương hiệu của ngân hàng, đến ngày 25/11/2015, BIDV đã có 180 chi nhánh và 798 phòng giao dịch, hàng nghìn ATM và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc.

Bảy là, không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho ngành, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Toàn hệ thống đã thực thi một chính sách sử dụng lao động tương đối đồng bộ, trả công xứng đáng với năng lực và kết quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích được sức sáng tạo của các thành viên…

Tám là, tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới. Là ngân hàng thương mại nhà nước ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam đến năm 2020 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)