Giai đoạn 2012 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam đến năm 2020 (Trang 48)

Trong giai đoạn bối cảnh môi trường quốc tế và trong nước còn nhiều khó khăn và thách thức, BIDV đã bám sát chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trường, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ được giao. BIDV tập trung giải quyết các yếu kém nội tại, triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu hoạt động toàn hệ thống song hành với quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm đạt tới sự ổn định, an toàn, hiệu quả. Trong giai đoạn này, nổi bật lên một số kết quả tiêu biểu:

Một là, BIDV thực hiện cổ phần hóa thành công theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. Từ 27/04/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần. Tháng 1-2014, cổ phiếu BIDV niêm yết thành công trên sàn chứng khoán đánh dấu mốc chính thức thành ngân hàng đại chúng.

Hai là, đổi mới, hoàn thiện thể chế phù hợp với mô hình công ty cổ phần theo đúng quy định của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động của BIDV, đồng thời hướng tới thông lệ quốc tế. Tháng 5-2012, BIDV chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, để phù hợp theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng.

Ba là, tiếp tục khẳng định vai trò là công cụ đắc lực của Đảng và Chính phủ trong việc thực thi các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. BIDV luôn nghiêm chỉnh chấp hành và thực thi một cách tích cực các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, đóng góp vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, đi đầu thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát.

Bốn là, tập trung phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ. Hoạt động bán lẻ trong các giai đoạn trước đây cũng đã được BIDV chú trọng, tích cực nâng cao tỷ trọng thu nhập từ hoạt động bán lẻ trên tổng nguồn thu của hệ thống, tuy nhiên đến giai đoạn này mới thực sự có sự biến đổi về chất khi định hướng hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2010-2012 và tầm nhìn đến năm 2015 được Hội đồng Quản trị thông qua, làm kim chỉ nam trong hoạt động bán lẻ của BIDV. Theo

đó, BIDV xác định rõ mục tiêu vươn lên chiếm thị phần lớn thứ hai trên thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ đến cuối năm 2015.

Năm là, tích cực mở rộng mạng lưới, mở rộng phạm vi hoạt động, Trong thời kỳ này, thực hiện chỉ đạo của NHNN tại Thông tư số 21/2013/TT-NHNN - sắp xếp lại mô hình sở giao dịch, quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch với lộ trình 2 năm 2013-2015, BIDV một mặt nghiêm chỉnh chấp hành tái cơ cấu mạng lưới, mặt khác tăng cường mở rộng phạm vi hoạt động thông qua thành lập các điểm giao dịch mới trên cơ sở đáp ứng đầy đủ theo quy định của NHNN.

Đến cuối năm 2014, BIDV có 127 CN, 584 PGD, 16 QTK/ĐGD đứng thứ ba trong hệ thống ngân hàng về số điểm mạng lưới truyền thống, ngoài ra cũng phát triển mạnh các kênh phân phối hiện đại như ATM, POS. Đến ngày 25/5/2915, thực hiện Đề án tái cơ cấu hoạt động Ngân hàng thương mại, BIDV đã nhận sáp nhập toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) và có một bước phát triển mạnh mẽ về mạng lưới hoạt động với 180 chi nhánh, 798 phòng giao dịch, 1.822 máy ATM, 15.962 điểm giao dịch POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện. Trong giai đoạn này, kinh tế toàn cầu từng bước phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nền kinh tế trở nên gắn kết hơn nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh tốc độ phục hồi và phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nỗ lực đẩy nhanh lộ trình hội nhập quốc tế như Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (Vietnam - EU FTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tiếp tục khẳng định là đơn vị tiên phong trong hoạt động kinh doanh đối ngoại, đến cuối năm 2014, BIDV đã thiết lập quan hệ đại lý với trên 1.700 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 122 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh đó, BIDV tiếp tục nhận được các nhà tài trợ đa phương, song phương (WB, ADB, OPEC, AFD, Đức, Pháp, Nhật Bản...) tin tưởng ủy thác quản lý trên 150 dự án ODA với tổng số vốn cam kết trên 4 tỉ USD. Khối hiện diện thương mại nước ngoài tiếp tục khẳng định vị thế, thương

hiệu BIDV, đồng thời mở rộng hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư thương mại tại các thị trường tiềm năng như Liên bang Nga, châu Âu, Đông Bắc Á trong đó đạt được những bước tiến quan trọng trong việc thâm nhập thị trường Nhật Bản; Liên doanh bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife được thành lập trên cơ sở hợp tác với Tập đoàn Bảo hiểm nhân thọ Hoa Kỳ Metlife...

2.3 Thực trạng, đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.3.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam

Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế để có bức tranh toàn cảnh về môi trường cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Về năng lực tài chính, như đã phân tích ở trên vốn tự có thể hiện năng lực và sức mạnh trung cuộc đua cạnh tranh của các NHTM. Tuy nhiên một cản trở rất lớn cho sự phát triển quy mô tài sản theo quy định và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu về cạnh tranh và mở rộng hoạt động, thị phần hoạt động của NHTM Việt Nam so với ngân hàng nước ngoài, đó là quy mô vốn tự có. Vốn của các NHTM Việt Nam tuy có tăng trưởng qua các năm nhưng còn khá nhỏ so với các NHTM trong khu vực và thế giới.

Bảng 2.1: Quy mô vốn tự có của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực năm 2011

Đvt: triệu USD

Quốc gia Vốn Quốc gia Vốn

INDONESIA MALAYSIA

Bank BNI 1.499 Public bank (PBB) 2,382

Bank central Asia 1.304 Commerce Asset - Holding 1,695

Bank Rakyat Indonesia 1.070 AMMB Holding 1,476

Bank Danamon Indonesia 807 RHB Bank Berhad 1,179

Panin Bank 363 Hong Leong Bank 1,128

VIETNAM THAILAND

Vietinbank 577 Bangkok Bank 3,178

BIDV 724 Siam Commercial Bank 2,189

Vietcombank 621 Kasikornbank 1,996

Agribank 1062 Krung Thai Bank 1,837

Sacombank 344 Siam City Bank 853

ACB 401 Thai Military Bank 802

Techcombank 355 Bank of Ayudhya 771

PHILIPINES SINGAPORE

Bank of Philippine Islands 975 DBS Bank 9,623

Company

Equitable PCI Bank 464 Oversea - Chinese Banking

Corporation 5,589

Nguồn: Khảo sát về ngành ngân hàng năm 2011

Về chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, nguồn nhân lực cung cấp cho các ngành đặc biệt là ngành ngân hàng hết sức dồi dào. Nhân viên ngân hàng ngày càng được đào tạo có hệ thống. Tỷ lệ đại học và trên đại học chiếm trên 70%. Đó là điều kiện thuận lợi để NHTM Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên xét trên bình diện chung ở các nước trong khu vực, nhân lực ngành ngân hàng Việt Nam cẫn còn nhiều hạn chế. Một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, chế độ lương thưởng của các ngân hàng còn thấp. Ở các nước trên thế giới thì ngành ngân hàng cao hơn các ngành khác. Vì thế sẽ có tình trạng chảy máu chất xám khi các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam.

Thứ hai, trình độ quả lý của đa số các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn hạn chế. Do việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch nhanh chóng nên cần thiếu cán bộ quả lý. Ngoài ra vẫn còn tình trạng nâng đỡ, quan hệ họ hàng trong các NHTM đặc biệt là NHTM nhà nước là ảnh hưởng chất lượng chuyên môn quản lý.

Thứ ba, cơ cấu tổ chức ở các NHTM Việt Nam còn quá cồng kềnh, không tạo cơ hội tối đa cho cấp dưới phát huy hết khả năng cũng như sự sáng tạo.

Về năng lực quản trị điều hành, điều kiện để đánh giá năng lực quản trị điều hành tốt là khả năng sinh lời của ngân hàng. Mức sinh lời của các NHTM Việt Nam đạt được kết quả tích cực trong những năm gần đây là dấu hiệu tốt về năng lực quản lý. Đó là kết quả của những nổ lực đáng ghi nhận của các NHTM Việt Nam,

song mức độ bền vững của các chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào việc các NHTM Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình như thế nào trong quá trình cạnh tranh hội nhập kinh tế quốc tế (Lý Hoàng Ánh, 2014).

Nếu dựa vào các tiêu chí đánh giá theo thông lệ quốc tế so với các nước khác trong khu vực, các chỉ số ROA, ROE của Việt Nam vẫn ở mức khiêm tốn:

Bảng 2.2: Bảng so sánh chỉ số khả năng sinh lời của Việt Nam với các nước năm 2014.

Việt Nam Malaysia Indonesia Philippines Tổng tài sản (tỷ USD) 127,66 386,25 213,98 119,52 Tổng dư nợ tín dụng (tỷ USD) 73,1 208,85 119,42 61,59

ROE (%) 9,7 18,5 21,94 6,91

ROA (%) 1,0 1,5 2,08 0,77

Nguồn: Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ Việt Nam đến 2020 tầm nhìn đến 2025, Mutrap.

Xét trên bình diện quốc tế, những kết quả nước ta đạt được còn rất nhỏ bé so với các nước. Để ngang tầm với các nước thì nước ta còn nhiều việc phải làm.

Về sản phẩm và chất lượng dịch vụ, các sản phẩm dịch vụ của các NHTM Việt Nam hiện nay mặc dù được tiếp thu và cải tiến từ các nước phát triển nhưng so với khu vực và trên thế giới thì sản phẩm dịch vụ vẫn còn nghèo nàn, chất lượng dịch vụ thấp. Dịch vụ ngân hàng chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, quy mô dịch vụ còn nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, sức cạnh tranh yếu, tiện ích đối với khách hàng chưa cao.

Các dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa phát triển đồng bộ, đặc biệc là các dịch vụ bán lẻ, dịch vụ quản lý tài sản, trung gian tiền tệ, dịch vụ chuyển đổi, tư vấn hỗ trợ tài chính...phát triển chưa tương xứng so với tiềm năng. Các công cụ phái sinh

tài chính, lãi suất, tỷ giá chưa sử dụng nhiều do những hạn chế về số lượng, chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ.

Việt Nam đang thực hiện mục tiêu tự do hóa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng nhưng các phương thức cung cấp dịch vụ trong Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ, các dịch vụ ngân hàng Việt Nam chủ yếu cung cấp ở trong nước. Còn các dịch vụ cung cấp qua biên giới, hiện diện thương mại và hiện diện của thể nhân còn hạn chế.

Về công nghệ, hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay đều trang bị máy tính, xây dựng mạng cục bộ để quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, một số NHTM còn phát triển hệ thống mạng kết nối các chi nhánh cùng hệ thống.

Một trong những công cụ qua trọng trong hoạt động ngân hàng là các phần mềm ứng dụng. Ngoài những tiện ích trong giao dịch các sản phẩm dịch vụ, nó còn giúp các nhà quản lý nắm bắt kịp thời hoạt động kinh doanh ngân hàng, từ đó đưa ra những phân tích, dự báo thích hợp. Hiện có những ngân hàng ứng dụng công nghệ hiện đại như NHTM nhà nước và một số NHTM cổ phần như: ACB, Sacombank, Eximbank. Nhờ phần mềm hiện đại mà khách hàng có thể giao dịch với bất cứ chi nhánh nào của hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên,tình hình phát triển và ứng dụng công nghệ của các NHTM Việt Nam hiện nay còn thấp so với các ngân hàng nước ngoài. Ngoài một số NHTM nhà nước và NHTM cổ phần ứng dụng ứng dụng các phần mềm quản lý tiện ích, còn lại các ngân hàng lại ích sử dụng, các phầm mềm còn lạc hậu. Theo Lý Hoàng Ánh (2014) thì nguyên nhân tồn tại là do:

Thứ nhất, các ngân hàng đã triển khai ứng dụng phần mềm hiện đại, nhưng chỉ xây dựng để ứng dụng cho việc quản lý các sản phẩm, dịch vụ, còn các phần mềm về quản lý nhân sự, thông tin quảng cáo, quản lý tài sản vẫn chưa ứng dụng rộng rãi.

Thứ hai, chi phí phát triển công nghệ thông tin tương đối lớn, tỷ lệ mua sắm tài sản cố định tương ứng với vốn điều lệ nên chỉ có một số ngân hàng có đủ vốn lớn để triển khai và ứng dụng.

Thứ ba, quy trình nghiệp vụ các NHTM thường thay đổi nên để ứng dụng các phần mềm ứng dụng rất khó khăn.

Thứ tư, sự kết hợp giữa các ngân hàng và các công ty viễn thông chưa đồng bộ và tính ổn định chưa cao.

Tóm lại, việc ứng dụng công nghệ của các NHTM Việt Nam vẫn còn hạn chế rất nhiều so với các ngân hàng nước ngoài. Điều này là hạn chế khả năng phát triển sản phẩm mới cũng như gia tăng tiện ích cho sản phẩm của các NHTM Việt Nam.

Về thương hiệu, hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua đã quan tâm đến việc tạo dựng thương hiệu như thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh mục tiêu và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu thống nhất cho ngân hàng và các chi nhánh, xây dựng quy chế quản lý thương hiệu, thay đổi logo nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thật sự có một thương hiệu thật tốt cho các ngân hàng Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới.

Thương hiệu với các NHTM Việt Nam là một điền khá mới mẻ đối với các nhà quản trị ngân hàng. Một số thương hiệu lớn của NHTM Việt Nam như Vietcombank, Vietinbank, BIDV đã có nhận điện thương hiệu ở ngoài nước, còn lại đa số các NHTM chỉ có tiếng trong nước như Sacombank, ACB, DongA Bank... Nguyên nhân thương hiệu của các NHTM Việt Nam chỉ bó hẹp trong phạm vi nội địa là do tuổi đời của các NHTM Việt Nam còn quá trẻ, hơn nữa với những hạn chế về năng lực tài chính nên các NHTM Việt Nam không thể vươn mình ra nước ngoài. Việc phát triển thương hiệu hiện nay đang là vấn đề được các NHTM quan tâm hàng đầu vì thương hiệu là công cụ nhận diện và khác biệt hóa sản phẩm, là phương tiện bảo vệ hợp pháp các lợi thế và đặc điểm riêng có của sản phẩm.

Về năng lực phát triển mạng lưới, trong thời gian qua các NHTM Việt Nam đã đua nhau mở chi nhánh và phòng giao dịch. Đây là tiền đề khá tốt nhằm chiếm lĩnh thị phần. Nguyên nhân phát triển mạng lưới là do quy mô vốn của các NHTM Việt Nam tăng lên.

Các NHTM nhà nước có nhiều ưu thế về mạng lưới chi nhánh và các sở giao dịch khắp cả nước. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng có nhiều mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch nhất hiện nay với gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Các NHTM cổ phần còn lại thì có mạng lưới khá khiêm tốn so với quy mô vốn của mình.

Bảng 2.3: Quy mô chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm của một số ngân hàng.

Ngân hàng

Số lượng Chi nhánh, phòng giao dịch

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 NH TMCP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam

662 662 725 747 981

NH TMCP Công thương Việt Nam.

1.105 1.125 1135 1149 1152

NH TMCP Ngoại thương Việt Nam

382 389 412 440 464 NH TMCP An Bình 140 140 144 146 146 NH TMCP Quân Đội 169 169 188 248 253 NH TMCP XNK Việt Nam 207 207 207 207 207

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam đến năm 2020 (Trang 48)