Phát triển mạng lưới và kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam đến năm 2020 (Trang 111 - 132)

Cùng với sự đa dạng của sản phẩm/dịch vụ của BIDV, mạng lưới phân phối rộng và nhiều hình thức sẽ giúp ngân hàng tranh thủ được nhiều cơ hội cung cấp dịch vụ/sản phẩm , gia tăng doanh số và hiệu quả kinh doanh. Vì vậy cần thiết phải mở rộng, nâng cao hiệu quả mạng lưới kênh phân phối đối với cả mạng lưới phân phối truyền thống (chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm dịch vụ bán lẻ) và mạng lưới phân phối điện tử E-banking (Internet, ATM, POS, Mobile, phone, SMS bank- ing, Contact center).

Phát triển mạng lưới kênh phân phối truyền thống

Xây dựng kênh phân phối truyền thống, bao gồm các chi nhánh (branch), phòng giao dịch (sales outlest), trung tâm dịch vụ tài chính cá nhân (personnel fi- nancial center) trở thành trung tâm tài chính hiện đại, thân thiện, là nơi mọi khách hàng cùng một lúc có thể thoả mãn các nhu cầu đa dạng về tài chính (one-stop shopping).

Phát triển mạng lưới cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo mục tiêu của BIDV: đến 2012: có 125 chi nhánh và 461 PGD, đến 2015: có 135 chi nhánh và 523 PGD. Nâng cao hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh đơn vị kinh doanh với mục tiêu mỗi cán bộ là một trung tâm lợi nhuận.

Phát triển kênh phân phối điện tử hiện đại

Kênh phân phối điện tử bao gồm Internet, ATM, POS, Mobile, phone, SMS banking, Contact center. Với mục tiêu phát triển một hệ thống kênh phân phối ngân

hàng điện tử đồng bộ, có tính bảo mật cao, dễ tiếp cận mọi lúc, mọi nơi, thân thiện và dễ sử nhằm thu hút số lượng ngày càng đông các khách hàng có hiểu biết cao và có khả năng tích hợp và hỗ trợ các hoạt động ngân hàng truyền thống. Tiến độ phát triển kênh phân phối điện tử Internet, Mobile banking theo tiến độ đến 2020, hệ thống ATM gồm 2.500 máy và 30.000 POS.

Giải pháp:

- Phát triển mạnh kênh phân phối điện tử thông qua các hoạt động giới thiệu, marketing đến khách hàng và tận dụng các cơ hội hợp tác với các tổ chức khác để tăng khả năng liên kết bán sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

- Phát triển mạnh các điểm chấp nhận và thanh toán thẻ (ATM, POS) theo hướng đầu tư có trọng điểm và tăng cường tính liên kết của các hệ thống thanh toán thẻ bank net, smart link…

- Phát triển mạnh mô hình Autobank – (ngân hàng tự phục vụ) tại các thành phố lớn, khu đô thị đông dân cư với việc lắp liên hoàn nhiều máy ATM, máy gửi tiền, update passbook, Internet… Nghiên cứu triển khai lắp đặt một số loại máy chức năng mới như máy gửi tiền (CDM), máy cập nhật sổ tài khoản (update passbook)…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cở sở phân tích, đánh giá thực trạng ở Chương 2, Chương 3 xác định xu hướng cạnh tranh của ngành ngân hàng và đề xuất 7 nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Các giải pháp kiến nghị đều xuất phát từ thực tiễn trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam.

Những đề xuất mang tính định hướng, điều quan trọng là BIDV cũng như các NHTM Việt Nam phải đánh giá được đúng thực lực điểm mạnh, điểm yếu của mình, định cho ngân hàng một sách lược cạnh tranh dựa trên các lợi thế so sánh, khả năng khơi dậy tiềm lực trong tương lai.

Trong các giải pháp trên thì giả pháp về nâng cao năng lực tài chính mang ý nghĩa then chốt và đột phá. Ngân hàng BIDV cũng như các NHTM phải khẩn trương nâng cao năng lực tài chính bằng các giải pháp như tăng vốn điều lệ, xử lý nợ xấu, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên không có bất kỳ lý thuyết hay mô hình kinh tế nào là khuôn mẫu cho thành công chắc chắn trong kinh doanh. Kiến thức kinh tế chỉ là hành trang, điều còn lại thuộc về bản lĩnh, năng lực, lòng dũng cảm và năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng.

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là vấn đề rất cấp thiết, mang tính sống còn mà các NHTM trong đó có BIDV phải quan tâm để tồn tại và phát triển bền vững.

Để giải quyết vấn đề này, từ những lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM được đề cập ở chương 1, chương 2 của đề tài đã phân tích từ thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tập trung phân tích những điểm yếu, những hạn chế trong 7 chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Qua đó nêu lên những vấn đề còn tồn tại và xác định nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan của những tồn tại đó. Nguyên nhân của những tồn tại trước tiên xuất phát từ bản thân BIDV chưa thật sự chú trọng đến vấn đề phải học hỏi từ chính những đối thủ. Chưa có những chính sách, chiến lược phát triển thực sự cụ thể về khách hàng, tín dụng, marketing, ứng dụng công nghệ…Còn rất hạn chế về năng lực tài chính và chất lượng nguồn nhân lực. Và hơn nữa, chưa thực sự có sự chuẩn bị một tinh thần cạnh tranh trước tình hình hội nhập.

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp. Người viết đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong thời gian đến năm 2020 cũng như cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng trước thềm hội nhập.

Trong những năm tới, bên cạnh nhiều cơ hội lớn để phát triển, BIDV cũng gặp không ít thách thức, khó khăn. Tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Để cải thiện năng lực cạnh tranh của mình, BIDV cũng như các NHTM phải tự thân là chính, phải chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu của mình để thông qua đó tạo ra các sách lược năng cao năng lực cạnh tranh cho chính ngân hàng mình.

Do thời gian nghiên cứu ngắn và khả năng hạn hẹp của người viết nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Quý Thầy Cô và bạn đọc để luận văn hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2010 đến nay.

2. Đặng Hữu Mẫn (2010), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và những đề xuất cải thiện, Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Đại học Đà Nẵng.

3. Đặng Văn Dân (2012), Hội nhập Quốc tế của ngân hàng thương mại Việt

Nam đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Ngân hàng thành

phố Hồ Chính Minh.

4. Hoàng Thị Thanh Hằng (2013), Năng lực cạnh tranh của các Công ty cho thuê tài chính thành phố Hồ Chính Minh, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chính Minh.

5. Lý Hoàng Ánh & Hoàng Thị Thanh Hằng (2014), Năng lực cạnh tranh của các Công ty cho thuê tài chính Việt Nam, NXB Kinh tế, thành phố Hồ Chính Minh.

6. Lê Thị Văn Anh (2007), Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam góp phần phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chính Minh.

7. Lý thuyết cơ sở về cạnh tranh, Đại học Kinh tế Quốc dân.

8. Micheal Porter (2006), Chiến lược cạnh tranh, NXB Tổng hợp, thành phố Hồ Chính Minh.

9. Micheal Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chính Minh.

10.Micheal Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chính Minh.

11.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015),

Báo cáo hoạt động của các ngân hàng thương mại.

12.Phạm Tấn Mến (2008), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chính Minh.

13.Phan Minh Hoạt (2007), Vận dụng phương pháp Thompson – Strickland đánh giá so sánh tổng thể, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, Viện Khoa học Thống kê, Hà Nội.

14.Quy trình, quy định nội bộ của BIDV.

15.Trịnh Thúy Hằng (2007), Tăng cường năng lực cạnh tranh của Hệ thống

ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận

văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chính Minh. 16. Website: www.bidv.com.vn; www.sbv.com.vn

Tiếng nước ngoài

1. Yanjuan Cui (2012), Empirical test on building up competitiveness appraisal system of Joint Stock Commercial Banks in China, International Journal of Economics and Finance.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Hệ thống các TCTD của Việt Nam (đến 31/12/2012)

Phụ lục 2 : Định hướng phát triển giai đoạn 2016-2020 của BIDV

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2015)

Phát huy là NHTM cổ phẩn có sở hữu lớn của nhà nước, giữ vững vị thế là ngân hàng có quy mô, chất lượng tín dụng hiệu quả, uy tín hàng đầu Việt Nam; là ngân hàng có chủ lực, có trách nhiệm quốc gia, gốp phần tích cực, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

Trở thành NHTM hiện đại hàng đầu Việt Nam về thị phần huy động vốn, tín dụng, dịch vụ, bán lẻ và nằm trong top 3 ngân hàng dẫn đầu thị trường về sự hài lòng của khách hàng được đo lường bởi một tổ chức độc lập, có uy tín.

Phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động trụ cột thứ 2 sau hoạt động kinh doanh ngân hàng, có sự gắn kết sản phẩm bảo hiểm với sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Gia tăng tỷ trọng đóng góp từ hoạt động bảo hiểm trong tổng thu nhập toàn BIDV.

Phát triển, đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm, tạo lập và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bảo hiểm khép kín; phát triển các sản phẩm hàm lượng công nghệ cao tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh được thị trường ưa thích sử dụng.

Chủ động, tích cực hội nhập vào thị trường tài chính ngân hàng khu vực. Áp dụng và vận hành các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong kinh doanh ngân hàng hiện đại. Duy trị hệ số CAR theo thông lệ quốc tế và quy định của NHNN; nâng cao năng lực quản trị rủi ro, áp dụng đầy đủ quy định Basel 2 theo quy định của NHNN.

Là Ngân hàng đứng đầu Việt Nam và hàng đầu Đông Nam Á về mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động đem lại tiện ích, dịch vụ tốt nhất, hài lòng nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế.

Hoàn thiện mô thức quản trị ngân hàng tuân thủ pháp luật, hoạt động theo thông lệ, minh bạch công khai và hiệu quả. Chuyển đổi mô hình tổ chức theo hướng quản lý tập trung tại hội sở chính và điều hành hoạt động kinh doanh áp dụng chiều dọc của mô hình ngân hàng hiện đại, tiên tiến. Nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động.

Nâng cao chất lượng hiệu quả các kênh phân phối truyền thống gồm các chi nhánh, phòng giao dịch, các công ty con, công ty liên kết, đồng thời đẩy mạnh kênh phân phối hiện đại như Internet Banking, Mobil banking, Contact Center, ATM, POS…

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, góp phân nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động ngân hàng trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Tiếp tục cải thiện môi trường làm việc từ tổ chức chuyên nghiệp , thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên.

Thương hiệu BIDV được nhận biết sâu rộng với thị trường trong nước và quốc tế là thương hiệu ngân hàng hàng đầu Việt Nam, được các tổ chức, cá nhân tín nhiệm lựa chọn sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng.

Phụ lục 3: Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT ở các NHTM năm 2015

Nguồn: Báo cáo Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT ở các NHTM năm 2015- Bộ thông tin và truyền thông.

Phụ lục 5: KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI SẢN PHẨM DỊCH VỤ BIDV GIAI ĐOẠN 2010-2012

STT Tên sản phẩm Năm triển khai Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 I SẢN PHẨM ĐẦU TƯ 1 Tiết kiệm trẻ em x x x

2 Tiền gửi thanh toán lãi suất phân tầng theo số dư

x x x

3 Tiết kiệm ưu đãi cho khách hàng x x

4 Tiền gửi cơ cấu x x x

5 Tiết kiệm cho sinh viên x

6

Giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay

x x x

7

Giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn x x

8

Giao dịch Quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ

x x

9

Kinh doanh trên thị trường tương lai

x x

II. SẢN PHẨM TÍN DỤNG

10 Cho vay mua nhà ở cho người có

thu nhập trung bình x x x

11 Cho vay mua nhà chung cư bình dân

x x x

12 Cho vay mua nhà đầu tư x

13 Cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán

14 Cho vay cầm cố chứng khoán chưa niêm yết

x x

15 Cho vay tham gia đấu giá

chứng khoán phát hành x x x

16 Cho vay mua ô tô

17 Cho vay mua ô tô cho doanh nhân

18 Cho vay đầu tư kinh doanh vàng 19 Cho vay vàng vật chất đảm bảo

bằng vàng

x x

20 Cho vay đầu tư kinh doanh vàng x x x

21 Cho vay ký quỹ đầu tư vàng quốc tế x x

22 Cho vay trả góp

23 Cho vay trả góp mua xe máy x x

24 Cho vay bảo đảm bằng bất động sản x x x

25 Cho vay du học trong nước x

III. CÁC SẢN PHẨM THANH TOÁN

26 Dịch vụ thanh tóan hóa đơn tiền nước

x x x

27 Dịch vụ thanh toán hóa đơn viễn thông (cho tất cả các mạng viễn thông)

x x

28 Dịch vụ thanh toán trực tuyến x x x

V SẢN PHẨM TƯ VẤN

29 Nghiệp vụ ủy thác quản lí tài sản x x

30 Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư x x

31 Dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân x

32 Dịch vụ tư vấn chi tiêu x

VI DỊCH VỤ NGÂN QUỸ

33 Bảo quản tài sản quý, giấy tờ có

giá và cho thuê két sắt x x x

VII DANH MỤC SẢN PHẨM E- BANKING

34 Dịch vụ thanh toán, chuyển

khoản, thanh tóan thẻ qua Inter- x x x

35 Dịch vụ thanh toán hóa đơn qua In- x x

36 Dịch vụ cho vay qua Internet x x

37

Dịch vụ tiền gửi thông thường, x x x

38 Dịch vụ tiền gửi cơ cấu qua Internet x

39 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ qua In- x

40 Dịch vụ thanh toán, chuyển x x x

41 Dịch vụ thanh toán hóa đơn qua

ĐTDĐ x x x

VIII DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM THẺ

42 Phát hành thẻ ghi nợ VISA Elec- tron

43 Chấp nhận và phát hành thẻ tín

dụng và thẻ ghi nợ MasterCard x x x

44 Phát hành thẻ tín dụng quốc tế công ty

x x x

45 Chấp nhận thanh toán thẻ Amex,

Dinner Club, JCB x x x

46 Phát hành thẻ VISAWave

và MasterCard Paypass x x x

47 Phát hành thẻ trả trước nội địa (thẻ

chip tiếp xúc và không tiếp xúc) x x x

48 Thanh toán qua Internet đối với thẻ ghi nợ

x x x

49 Thanh toán phí cầu đường x x

50 Mở rộng dịch vụ thanh toán hóa

đơn x x x

51 Mở rộng dịch vụ nạp tiền trả trước x x x

IX CÁC SẢN PHẨM NGÂN HÀNG BẢO HIỂM

Phụ lục 6: TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ĐẾN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Khái quát TPP

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một hiệp định thương mại tự do với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định này được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước sáng lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam đến năm 2020 (Trang 111 - 132)