Phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam đến năm 2020 (Trang 109 - 111)

Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và Marketing

Công tác PR và Marketing là hoạt động quan trọng nhằm thông tin rộng rãi tới khách hàng về BIDV và về dịch vụ sản phẩm của BIDV nhằm tăng lòng tin của khách hàng đối với BIDV và khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ sản phẩm của BIDV. Với mục tiêu xây dựng được thương hiệu NH BIDV hiện đại rộng rãi trong lòng công chúng và thông tin đầy đủ, thường xuyên tới khách hàng về các dịch vụ/ sản phẩm mới của BIDV, về lợi ích khi sử dụng dịch vụ/sản phẩm của BIDV, địa điểm và phương thức giao dịch cũng như các chương trình khuyến mại của BIDV…

Một số giải pháp về PR và Marketing như sau

- Xây dựng một tổ chức hoạt động marketing chuyên nghiệp từ Hội sở chính tới Chi nhánh. Theo đó tổ chức bộ phận marketing tại Hội sở chính với đầy đủ các chức năng để thực hiện tất cả hoạt động như nghiên cứu thị trường, các hoạt động về xúc tiến thương mại (như các hoạt động tặng quà khuyến mãi, tổ chức dự thưởng, tổ chức các chương trình cảm ơn khách hàng…v.v.), các hoạt động quảng bá và PR (bao gồm các hoạt động PR nội bộ BIDV để tăng sức mạnh quảng bá). Chi nhánh có Phòng đầu mối hoạt động Marketing để thực hiện.

- Xây dựng một chương trình PR đồng bộ, có tổ chức để đẩy mạnh thương hiệu sản phẩm BIDV trong những năm giai đoạn đầu. Hoạt động này sẽ giúp cho công chúng, khách hàng hiểu rõ thêm về những ưu điểm của BIDV, tạo một hình ảnh thân thiện thống nhất, một cái nhìn hiệu quả với thương hiệu BIDV,

đồng thời tạo lợi thế kinh doanh trước những khó khăn do khách quan tạo ra. Để cho hoạt động này thực sự có hiệu quả, phải có sự nhất quán về thông điệp, đối tượng công chúng và khách hàng nhắm tới giữa các chương trình PR và Marketing.

Xây dựng và phát triển văn hoá BIDV

Doanh nghiệp xây dựng được bản sắc riêng, định vị được thương hiệu sẽ là lợi thế cạnh tranh trên thương trường. BIDV là một NHTM đã có thương hiệu, truyền thống từ lâu, nhưng về văn hoá doanh nghiệp lại cần học hỏi ở một số NHTMCP và NHTM nước ngoài mới thành lập. Điển hình như Ngân hàng Đông Á, HSBC là những doanh nghiệp đã thành công trong việc xây dựng bản sắc văn hóa doanh nghiệp riêng có.

Xây dựng văn hóa kinh doanh đặc trưng của BIDV, trong đó bước đầu chú trọng hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, cung cách làm việc chuyên nghiệp. Phải quán triệt quan điểm “ khách hàng là người trả lương, tiền công hàng ngày cho mình”

đến từng cán bộ để có ứng xử tôn trọng khách hàng, vì khách hàng.

Hoàn thiện từng cá nhân trong công ty, đặc biệt với cán bộ mới về phong cách giao tiếp, đạo đức nghề nghiệp, biến mỗi cá nhân trở thành một đại diện thương hiệu cho công ty. Thông qua tác phong, cách làm việc và ứng xử một nhân viên, người ta có thể nhận ra đó là phong cách của công ty nào, dần dần những phong cách đó sẽ trở thành bản sắc riêng của BIDV.

Trong hoạt động truyền thông nội bộ, phải chú trọng thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng bản tin nội bộ, phát triển kênh intranet, website nội bộ, phát hành một số ấn phẩm về văn hóa doanh nghiệp của BIDV đa dạng và thiết thực hơn, qua đó truyền tải văn hóa BIDV, làm cho người lao động thấu hiểu những giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh của BIDV, nâng cao nhận thức, hiểu biết về văn hóa BIDV, kích thích lòng trung thành, yêu nghề, làm việc và cống hiến vì mục đích chung của BIDV, trong đó có mục đích riêng của mỗi cá nhân người lao động.

Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp luyện tập kỹ năng mềm: kỹ năng ứng xử, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp… Mỗi nhân viên có một nền tảng vững chắc về kiến thức nền mang đến sự tự tin trong công việc và giao tiếp, không chỉ quan tâm đến kiến thức chuyên môn mà cần chú trọng đến những kỹ năng cần thiết khác như học Anh ngữ bằng các lớp học có tổ chức bài bản tại công ty, tạo điều kiện cho nhân viên học MBA…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam đến năm 2020 (Trang 109 - 111)